Hiển thị các bài đăng có nhãn Viết về ĐÀO ĐỨC TUẤN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viết về ĐÀO ĐỨC TUẤN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

"Lụm" trên mạng về bài thơ Đà Lạt chiều mưa


PDF In E-mail

BÀI DỰ THI

CUỘC THI VIẾT ONLINE “MÙA HÈ QUÊ TÔI” NĂM 2008

Bài dự thi mã số: MH08_036:

LÂM ĐỒNG NỖI LÒNG CHƯA GIẢI TỎA

Thương lắm đà lạt chiều mưa giăng

con dốc ướt

tóc ai hoàng hậu

rối chân trời

ngơ ngẩn hoàng hôn

thương lắm chiều mưa phố nhỏ

ta thành người thiên cổ

xoay vòng

nỗi nhớ trăm năm.

Những vần thơ nhẹ nhàng và nồng ấm trong bài thơ đà lạt chiều mưa của nhà thơ Đào Đức Tuấn dường như đã lột tả được phần nào phong cảnh quê tôi thơ mộng ,thanh bình nhưng thoáng một chút buồn . Du khách đến với nơi đây không ít thì nhiều cũng dành cho mình một chút yên tĩnh để trầm lắng và suy tư về cuôc sống về bản thân và con người...

Thế nhưng bức tranh đó mới chỉ là vẻ đẹp hào nhoáng của vùng thành thị phồn hoa đô hội ẩn đằng sau nó cuộc sống bấp bênh của những người nông dân ,những con người vùng sâu vùng xa mấy ai biết tới. Cha mẹ chúng tôi hầu hết là những người lính trong kháng chiến chống mỹ sau thắng lợi năm 1975 theo tiếng gọi của tổ quốc rời quê hương đi làm kinh tế mới .

những ngày đầu mới vào khắp vùng rừng núi âm u không có lấy một bóng người .Đói khát phải kiếm trái cây rừng đào những củ chóc củ dong để ăn trừ cơm .Thế nhưng với tinh thần lạc quan đoàn kết sẵn có của người lính cụ hồ từng mảnh đồi từng ngọn núi được khai phá thay vào đó là nhà cửa đường xá và trường học...dần được mọc lên.Cuộc sống tuy con nhiều khó khăn nhưng con người sống với nhau bằng tình nghĩa chia sẻ cho nhau từng bát canh từng trái chín đầu mùa ....

Thủa ấu thơ là những kỷ niệm đẹp mà tôi chỉ có thể tim thấy trong ký ức .nhớ lại tuổi nhỏ khi mới bắt đầu cắp sách đến trường chúng tôi , đứa nào đứa đó rất háo hức thế nhưng khi vừa bước vào lớp thì òa lên khóc đòi về mẹ dỗ mãi mới chịu ở lại học . Ngày lại ngày dần dần chúng tôi cũng quen.những buổi sáng nhịn cơm để đi học làm chúng tôi chẳng còn hứng thú nhiều với việc học với lại lúc đó việc học với chúng tôi dường như chỉ là để đươc vui chơi và để vui lòng bố mẹ bởi bố mẹ tôi thường nói : "bố mẹ đã không được được học hành tử tế thì chúng mày cố gáng mà học để sau nay đừng khổ , đừng để thua bạn thua bè làm mất mặt với hàng xóm láng giềng".Vì vậy chúng tôi thường trốn học để đi chơi ,những ngày trốn học cả bọn rủ nhau lên rừng tìm những trái sim chín mọng ẩn lấp trong những tán lá mỏng manh đang gồng mình đu đưa trước gió , sau một hồi tìm kiếm túi đứa nào cũng căng đầy những trái sim tím ngắt . Nhắm những trái sim ngọt ngào một vị ngọt dịu nhẹ cảm giác thật là sảng khoái . Hái sim nhiều cũng thấy chán thế là chúng tôi lại rủ nhau trèo lên những ngọn cây cao để rỡ những tổ ri, tổ sáo lấy trứng . Và rồi chẳng có gì qua nổi mắt bố mẹ những lúc bị bố mẹ phát hiện thường thì chúng tôi sẽ "được" nếm những trận "cháo lươn" nhừ tử được nấu từ roi mây , đau lắm nhưng chúng tôi không dám khóc mà người người rơi nước mắt lại chính là mẹ những giọt nước mắt mà đến tận bây giờ tôi mới hiểu có lẽ đó là sự thất vọng tràn trề của mẹ khi những đứa con của mình không biết nghe lời,đồng thời đó cũng là nỗi xót xa khi nhìn con đau đớn...

Năm học trôi qua thật lặng lẽ . Hè đến chia tay với thầy cô , bạn bè với mái trường để rồi khi nhìn lại những chùm phượng đỏ như muốn níu trân những người ban học trò nghịch ngợm , từ đây trên sân trương chỉ còn đọng lại những cánh hoa rơi rụng trong nắng hè . Nhưng phượng ơi đừng buồn hè đến rồi hè lại di !

Mùa hè quê tôi vẫn không ồn ào,náo nhiệt như những vùng khác .Tạm gác lai những xáo động nơi lớp học cây bút bây giờ được thay bằng những cái cuốc,cái xẻng theo cha lên rẫy đến khi chiều về thì ôi thôi rồi bàn tay đã phồng rộp lên mà chẳng biết tại sao . Đó là với anh chị tôi thôi còn tôi vì là út lên được may mắn cùng mấy đứa bạn đi chăn trâu , cứ sáng sớm là chúng tôi đánh trâu lên những ngon đồi nơi có những cây cỏ xanh rì và thả trâu ở đó lúc này màn sương vẫncòn đọng trên những lá cây , sương long lanh như những hạt pha lê thật đẹp. Ngồi trên lưng trâu chúng tôi như thả hồn mình vào thiên nhiên cảm giác như được trong vòng tay ấm áp của mẹ vậy. Đến chiều khi mặt trời bớt nắng gắt những cơn gió không biết từ đâu thổi tới cũng là lúc chúng tôi bắt đầu trò chơi ưa thích nhất của mình , gió mạnh mang những cánh diều với những tiếng sáo vi vu bay cao ,cao lên không trung như mang theo ước mơ nhỏ bé của những đứa trẻ vùng quê nghèo chúng tôi..

Hè qua nỗi lo lại đè lên đôi vai vủa mẹ , biết bao điều phải suy nghĩ nào là học phí nào là sách vở , quấn áo ... thế là anh tôi ,chị tôi và rất nhiều người nữa trong làng phải bỏ dở việc học hành để phụ giúp cha me kiếm tiền . Phải chăng con út lên được chiều ?tôi vẫn được đi học với hi vọng sau này cuộc đời sẽ đổi khác...

Nhiều năm trôi qua tôi đã vào đại học, hè đến tôi lại được về nhà nhưng hè này không giống như bao hè khác . quê tôi cũng đã có đường dầu chạy qua vậy mà đường đến rồi đường lại nằm đó như một món hàng xa xỉ ở vùng quê nơi chưa có gì thay đổi nhiều người dân vẫn vất vả một nắng hai sương mà không đủ ăn...

Một tháng hè trôi qua thật nhanh , chẳng làm được gì chỉ quanh quẩn ở nhà , thỉnh thoảng vào rẫy mang tiếng là giúp anh chị nhưng chơi là chủ yếu vậy mà giờ đã phãi lên trường cảm giác nuối tiếc vì đã không là được gì để giúp ba mẹ chợt đến.đang mơ màng trong giấc ngủ chợt tiếng còi xe ô tô làm tôi tỉnh giấc . Đến rồi đèo bảo lộc hiện ra trước mắt tôi chỉ là một màn sương mù dày đặc bao trùm khắp nơi cảnh vật lúc ẩn lúc hiện như che giấu một nỗi buồn , qua khỏi con đèo này là hết vùng đất quê tôi , lúc này tôi thấy trong lòng sao xuyến như tự hỏi : Bao giờ quê mình mới đổi mới , bao giờ những đứa trẻ nơi đây mới được hưởng niềm vui trọn ven của mùa hè , và rồi cuộc đời sẽ ra sao hay chúng tôi:

"những đứa trẻ lớn lên như gió

nhờ mẹ âm thầm tưới tắm những yêu thương

tuổi thơ khuất dần dưới những nẻo đường

bởi rong ruổi lo toan và những ước mơ

sau bao hư hao mới giật mình để biết

hạnh phúc đâu phải là những ánh hào quang.

Có lẽ ánh hào quang sẽ mang lại niềm vui nhưng còn gì vui hơn khi bên cạnh đó mỗi người mang trong mình những kỉ niệm đẹp về quê hương về đất nước và thấy kỉ niệm đó đã nở hoa,quê hương đó đã giàu đẹp . Bởi "những người không có kỉ niệm sẽ cảm thấy lạnh lẽo khi mùa đông về".

Bài dự thi mã số: MH08_036


(theo youth.ueh.edu.vn ; Đoàn Trường Đại học Kinh tế TP HCM)

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2008

lucbat.com giới thiệu Đào Đức Tuấn



Đào Đức Tuấn
Sinh ngày: 09-07-1971
Quê quán: Phú Yên
Tốt nghiệp Văn khoa Đại học Đà Lạt.
Hiện sống và làm việc tại TP. Tuy Hòa.
Liên hệ: 0989076035; daoductuanpy@gmail.com; ductuanpy.blogspot.com

Chùm lục bát Đào Đức Tuấn



Nói với Hồ Xuân Hương

Cho em vào với chị ơi
em bơ vơ quá, chị lơi thơi buồn
Tìm đâu ra một nút chuông
vặn lòng thế cuộc linh lương nhập nhoà…



Sáng

Hồn ta lạnh lắm, người ơi
đẩy đưa phàm xác về chơi hở tình
Lăng cao, mộ vẫn u minh
sáng lòng cây lá bình sinh mỡ màng…



Yêu

Một đời thăm thẳm phân ly
yêu rồi còn lại chút gì trong nhau
Một đời góp nhặt nỗi đau
em là đay nghiến mai sau bây giờ?



Dậy

Chưa ngày mà đã vội quên
tương tư bao tấm mà tênh hênh buồn
Rắt lòng vào miếng ưu phiền
đã mang tiếng dậy thì tiên thiên ngời.
Đ.Đ.T



(theo lucbat.com)

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2008

CUỘC SỐNG

Nhà báo phụ giúp vợ bán báo

Thứ sáu, 17 Tháng mười một 2006, 22:51 GMT+7

Nha bao phu giup vo ban baoVợ chồng nhà báo-nhà thơ Đào Đức Tuấn (bút danh Hùng Phiên) vừa khai trương Nhà sách Thời Đại (ảnh) tại 69 Phan Đình Phùng, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Nhà sách này nhận giao sách báo, văn hóa phẩm tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng (qua điện thoại số 057.828428, e-mail:thoidaibook@vnn.vn) với thời gian và phương thức phục vụ nhanh chóng, hiện đại. (XUÂN HÒA)

Thi phẩm đầu tay

Thứ tư, 27 Tháng bảy 2005, 22:37 GMT+7

Thi pham dau tayDo tính chất công việc, hầu như ngày nào tôi cũng được gặp anh - một CTV cần cù, nhiệt tình của TNO (dù cách nhau mấy trăm cây số) qua những bản tin thời sự nóng hổi anh gửi về tòa soạn. Anh xuất hiện trước bạn đọc với bút danh vừa dễ vừa khó nhớ: Hùng Phiên; và nay thì trình làng cái tên thật của mình - Đào Đức Tuấn, nhà thơ, cây bút quen thuộc với người yêu thơ, yêu văn nghệ của vùng đất Phú Yên - Khánh Hòa đầy gió và nắng. (NGUYỄN THÔNG)


(Nguồn: thanhnien.com.vn)

ĐÀO ĐỨC TUẤN NGÚT TẦM EO LÚA

Làm thơ từ thời sinh viên Đại học Đà Lạt, Đào Đức Tuấn ít nhiều luôn chứng minh khao khát tìm tòi ngôn ngữ thơ. Tập thơ “Chiều chậm” của anh có ý thức làm thơ khá rõ nét. Hình như thoát khỏi bậu bịu ngày thường, lập tức Đào Đức Tuấn đào chữ, khiêng chữ, đục chữ rất nhiệt tình,nên nhiều câu thơ bị dày vò đến mức xơ xác.

Trong làng thơ Phú Yên, Đào Đức Tuấn vượt trội về sự chuyển động chữ. Thao tác làm thơ của anh có qui trình vận hành trơn tru và ổn định như một cái máy xay sinh tố. Vấn đề còn lại là nguyên liệu sinh tố. Thỉnh thoảng anh có được vài thành phẩm sinh tố ngon và bổ, nhưng phần nhiều do không tìm kiếm được nguyên liệu sinh tố nên thành phẩm sinh tố “Made in Đào Đức Tuấn” nhộn nhạo tạp chất rất khó xơi!

Bài thơ Tuy Hòa của Đào Đức Tuấn cho tôi nhiều rung cảm nhất. Một câu Em giặt áo cho sông Ba thêm trong đã đủ thấy bóng dáng thi sĩ rồi. Tôi cho rằng, nếu bỏ ba câu cuối cùng đi, thì Tuy Hòa trở thành thách thức cho bất kỳ nhà thơ nào có ý định làm một bài thơ hay về thành phố bé nhỏ nằm bên sông Đà Rằng. Độc giả vừa hoan hỉ hướng mắt nhìn theo ngút tầm eo lúa thì bị ba câu thơ bình thường như ba đám mây đen kéo ngang che khuất! Vì vậy mà uổng phí cả chiều Tuy Hòa bao giờ cũng rực!

LÊ THIẾU NHƠN


Ảnh: vietnampictorial.com


TUY HÒA


Núi Nhạn ấp iu cao nguyên giữa lòng phố thị

Chiều lả lơi câu hát lưng chừng

Em giặt áo cho sông Ba thêm trong

Gió cả dường như quên ngủ

Chiều Tuy Hòa bao giờ cũng rực

Những con đường chưa trọn một vòng ôm

Ai đó ngóng ngong ngút tầm eo lúa

Tình yêu có bao giờ bình yên

Chiều Tuy Hòa tươi thì con gái

Lồng lộng như là không tuổi không tên.


ĐÀO ĐỨC TUẤN


Thể lệ Cuộc thi Tản văn năm 2024 trên Viết SÁNG TẠO

  Công bố thể lệ Cuộc thi Tản văn năm 2024 trên Viết SÁNG TẠO   Thưa bạn đọc bạn văn! Tản văn đang là thể loại thời thượng vì tính chất cập...