Hiển thị các bài đăng có nhãn GIA ĐÌNH - BẠN BÈ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIA ĐÌNH - BẠN BÈ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2008

Chào mừng ngày Phụ nữ VN 20-10

5 điều chồng không nên nói với vợ

TT- - TTO -Trong cuộc sống chung, nhiều cuộc xung đột nhỏ của hai vợ chồng xảy ra vì những lý do cỏn con, nhưng nếu không cẩn thận chúng có thể chuyển thành “chiến tranh” lớn. Vì vậy, các ông chồng cần thận trọng khi nói chuyện với các bà vợ, đặc biệt là vào thời điểm hai người đang tranh cãi.


Dưới đây là năm điều mà các ông chồng không bao giờ được nói với vợ yêu.

1. Bảo vợ hãy thư giãn vào lúc cô ấy đang bực tức. Mặc dù ông chồng nói điều này một cách thật lòng nhưng bà vợ lại cho là mình đang bị châm chọc. Các ông chồng nên tỏ ra thông cảm với vợ trong lúc này.

2. Thốt ra câu “Anh yêu em” khi hai vợ chồng đang cãi nhau. Ba từ này càng khiến cơn tức của bà vợ tăng bội phần. Các ông chồng có thể dùng câu này vào cuối buổi xung đột, như vậy bà vợ sẽ cảm thấy được... thư giãn.

3. Khuyên vợ là “em nên giảm cân”. Nói ra câu này tức là ông chồng “khơi mào” cho cuộc chiến tranh. Các quý ông không nên để vợ nghe thấy bất cứ lời bình luận nào về trọng lượng của cô ấy, vì nếu bạn lỡ làm thế, cô ấy sẽ mất kiên nhẫn và muốn chiến đấu với bạn. Câu này cũng khiến vợ bạn cảm thấy bạn không còn yêu cô ấy nữa.

4. “Khoe” với vợ rằng bạn có nhiều bạn gái hoặc đang có chuyện “nem - phở”. Nói ra điều này với vợ có nghĩa là ông chồng không còn muốn một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc nữa. Phụ nữ luôn muốn chồng mình chỉ yêu và chăm sóc mình, đồng thời không chú ý tới bất cứ phụ nữ nào khác.

5. Tiết lộ với vợ rằng “gia đình anh ghét em”. Nếu nói thế, bạn sẽ làm thương tổn tình cảm của cô ấy. Những lời này có thể đặt dấu chấm cho cuộc hôn nhân của bạn vì một phụ nữ bao giờ cũng khao khát rằng mình được gia đình chồng quý mến. Một phụ nữ không thể chịu được khi sống trong một ngôi nhà mà cô ấy bị người nào đó ghét bỏ hoặc không yêu quý.

Để giữ cho cuộc hôn nhân được hạnh phúc, các ông chồng nhớ đừng bao giờ phạm phải năm điều trên nhé!

TRÁC NHI (Theo ayushveda)


Hãy “tỉnh táo” khi ở nhà!

Ngày nay, ở đàn ông đang có sự gia tăng xu thế hướng ngoại. Nhìn từ góc độ tâm lý, điều này có thể được hiểu là một phản ứng mang tính... trả đũa sự hướng ngoại đang được bộc lộ thật mạnh mẽ ở nữ giới.


Với đàn ông, sự hướng ngoại ở phụ nữ là một “nguy cơ” lấn lướt tiềm tàng. Vì vậy đàn ông phải “tăng đô” hướng ngoại với mong muốn kéo dài ưu thế hình thức của mình, nhằm tiếp tục khẳng định giá trị trước nữ giới. Về mặt nào đó có thể xem việc đam mê online như một sự hướng ngoại ảo của đàn ông.

Chính vì thế, trong tận cùng của sự hướng ngoại này vẫn là những ước ao thầm kín muốn quay về với cái thực có của mình, với những người thân thuộc, với gia đình... Một người bạn là giảng viên kỹ thuật từng tâm sự với tôi chỉ khi chơi game online anh mới thấy sung sướng vì đã trốn chạy được thực tế gia đình, ở trường có thể anh “thét ra lửa” với SV nhưng khi về nhà anh chỉ là nhân vật thứ ba sau vợ và con gái!

Theo kết quả của nghiên cứu “Chỉ số hạnh phúc” với sự tham gia của 8.500 người Úc tuổi 18-64, có đến hơn nửa số nam giới cảm thấy thoải mái khi lướt web, chơi game trực tuyến và lang thang trên các mạng xã hội.

Trong khi đó có 55% nữ giới nghĩ rằng việc cùng ăn tối và dành thời gian bên người thân mới là những giây phút hạnh phúc nhất.

Tuy nhiên nghiện online cũng như nghiện rượu, nghĩa là nó có thể làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình, nếu hầu hết thời gian rảnh rỗi người chồng đều hào phóng ưu tiên sự tập trung của mình cho những thứ không cầm nắm sờ mó được, mà quên mất là mình vẫn còn nhiều người thương mến đợi chờ và hi vọng về một “sự tỉnh táo” của người đàn ông trong gia đình.

Đàn ông sinh ra để được làm chồng, làm cha, làm người hạnh phúc. Nhiều người đã tự trút bỏ ân huệ của mình, tự đánh mất giá trị của mình khi không chịu làm người đàn ông chính hiệu. Họ không thể hiện được các vai trò như kỳ vọng của vợ con. Tìm được giá trị thật sự của mình trong gia đình sẽ làm người đàn ông tự tin hơn, yêu đời hơn và ngày càng sắc sảo hơn trong các vai trò của mình, dù ngoài đời anh có thể là sếp hay là lính!

Tiến sĩ ĐINH PHƯƠNG DUY

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2008

A, đồng chí Đức Hiển!

Những chuyến đi của một thời


Thượng nguồn sông Đăck B'la, Kon Tum

Những chuyến đi ấy bắt đầu từ năm nhất Đại học.
Đi, đơn giản chỉ để đến và biết một nơi chưa biết.
Hồi đó, tức 15 năm trước, đi là cả một vấn đề. Túi không tiền, vùng đất mới chưa có bạn, không chỗ tá túc, chỉ đủ tiền xe sau khi đã vay mượn lòng vòng. Có chuyến đi phải mượn tiền của 20 đứa bạn, mỗi đứa 2 ngàn.
Lần đầu tiên, thót lên một chiếc Ford cổ lỗ sĩ trước cửa trường Luật, đi Bình Dương.
Chuyến sau, đi Đà Lạt. Tối ngủ kí túc xá, say rượu, nghe một cha sinh viên già đọc thơ. Hỏi ra mới biết y là Thanh Dương Hồng, rồi Đào Đức Tuấn, Nguyễn Ánh Tuấn (nay đã mất). Tính ở một ngày, nhưng mãi ba ngày sau mới về đến SG. Phần vì bạn bè rủ rê, phần nữa câu giờ để cho thằng Ngọc Lâm đi vay tiền cho ta về xe.


Những em bé Jarai ở xã YaXia, Sa Thầy, một chiều đông

Chiều tối nọ, rủ Thăng Long đi rừng. Hai thằng bắt xe đến Dầu Giây rồi chuyển xe khác. Không xe nào dừng, rừng cao su vắng hoe. Đưa ba lô cho Long, ta hiên ngang giữa đường (vì cóc còn cách nào khác), dang tay. Một xe chở rau thắng gấp, bác tài xuống tính nện cho một trận nhưng rồi thấy hai thằng sinh viên coi bộ cũng hiền lành, cho quá giang miễn phí lên La Ngà.

Ải Chi Lăng, Lạng Sơn, cùng với Phạm Hiếu

Lại rủ Phan Bá Thọ lên rừng La Ngà. Giữa hoang vu rừng Thanh Sơn, khu đệm của Nam Cát Tiên. Khuya chợt nghe tiếng sáo gọi bạn của một chú trai người Dao (di cư từ Ba Chẽ, Quảng Ninh). Bên căn nhà gỗ, một thiếu phụ ru con dưới trăng. Nàng có vẻ cô đơn, khi về tiễn hai thằng ra, nàng bảo: "Chồng em đi rừng nửa tháng mới về!". Nàng người Kinh, khá xinh. Tối về khu tập thể lâm trường, lôi rượu ra uống, Thọ càu nhàu bằng cái giọng đặc Quảng: "Mi vừa đánh mất một cơ hội". Mãi ba năm sau ta mới biết hết cái ý của hắn. Nhưng cơ hội có bao giờ trở lại.


Đường vào "vương quốc ma tuý" Na Ư, huyện Điện Biên Đông, Lai Châu

Những lần đi sau đó và sau đó nữa, hành trang đã có thêm chiếc máy ảnh Zenit. Những chuyến đi sau cũng rủng rẻng hơn vì mỗi chuyến đi có thêm vài bài báo.


Và bây giờ, ngoài ô cửa là màn mây, đơn điệu.

Mười năm nay, đi nhiều, nhưng hình như cảm xúc đã không nhiều như xưa. Những chuyến đi bây giờ chỉ chăm chăm vào công việc, đặt lịch phỏng vấn, mail bài rồi bay về. Ngày xưa hăm hở ngó nhìn, nay chỉ tranh thủ ngủ trên xe, trên chuyến bay. Đi xa, dằn giỏ một cuốn sách giết thời gian, ít nhìn ra cửa xe hơn trước.
Mình đang lớn lên hay nhỏ lại?

(theo nhabaoduchien's Blog)

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2008

Khánh thành trùng tu Nhà thờ Tộc họ Đào tại thôn Định Phong, xã An Nghiệp, Tuy an, Phú Yên (28.5.2008)





<a href="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiJ-j-m6Qa4IDY4uSGuMoNxg0Ryua1b34ZEgTT0RSQ5th1sjQn_CsDbW5rc3v004XPi1bFqexlRzho3Yyj7Jx7lsFu_zkxK5Ka2r1KgfnQu_OHKkYQhL223oU_YsyqdLuiksgnzuFfG8OY/s1600-h/hodao1.jpg">







(ảnh: Đào Đức Tuấn)

PHAM DUY hầu kí

  "HỌC NHƯ THỂ CHẲNG DÀI LÂU... " (Đọc Hồi ký Phạm Duy 2)    Tôi chưa định viết những dòng dưới đây trong vài bài ghi chép khi đọc...