Hiển thị các bài đăng có nhãn CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHÂN DUNG VĂN NGHỆ SĨ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Vui, vui

Gặp bác Lập

Cu vô Sài Gòn lui bui việc cơ quan nhưng cũng tranh thủ tí thời gian thăm bác Lập. Quảng Bọ cùng quê nên Cu không dám gọi Bọ Lập vì sợ người Quảng Bọ nói hỗn. Phải gọi Bác Lập mới kính lễ. Trước khi đi, mấy bác hưu trí ngồi với Cu nói, vô Sài Gòn mà không gặp được Bọ Lập là coi như không đi Sài Gòn. Rứa đo, rứa đo, phải gặp, phải gặp, phải gặp.


Hai bác cháu hẹn nhau, bác nói có anh Huy Đức nữa, Cu vui cà cưỡng. Đến quán bờ hồ, Cu chậm cả mấy chục phút, bác cũng ngồi đợi thằng quèn như Cu. Úi giời, bác cứ giới thiệu đây anh Đặng Tâm Chánh, đây anh Huy Đức, đây anh Huỳnh Ngọc Chênh, đây GS Nguyễn Minh Thuyết, có một thầy giáo nữa rồi một anh nữa quên tên rồi do liêng biêng lang bang bia rượu.

Bác hỏi nhiều chuyện, nhưng thích nhất vẫn cứ thấy dáng đi của bác Lập, cà khiểng với cái gậy một chân, thế mà đi khắp nơi rồi đấy, tay thì chỉ còn một bên cử động tốt, chân cũng chỉ một chân đủ khỏe, rứa mà cái đầu minh mẫn sáng lạ, thiên hạ vẫn ngã nón kính chào.

Bác Lập vẫn giới thiệu nhà bác ở Ba Đồn. Mình nói thêm, trước mặt Ba Đồn là sông Gianh. Con sông một thủa Trịnh-Nguyễn phân tranh. Sông mạnh mẽ lạ kỳ, cường tráng lạ kỳ và vâm váp lạ kỳ. Vào mùa lũ, nó lồng như con ngựa hoang, xô ngã cây cối, xô ngã làng mạc, xô ngã bao phận đời. Nhưng qua mùa hung dữ, nó lại hiền lành, tưới tắm cho những cánh đồng hai bên mái bờ của nó, nuôi nấng ngàn vạn tấm đời, lớn lên làm đủ thứ nghề, trong đó có một thứ máu ruột nó nuôi mãi trong hồn người sống ven sông Gianh như các dòng sông khác là lòng yêu nước. Sông Gianh như sông Hồng, như sông Hương, như sông Hàn, sông Hậu…cho người dân một thứ nước thuần khiết, một thứ nước không bao giờ quên đất, quên làng, đó là nguồn nước giữ bền, nuôi chặt lòng yêu nước trong mỗi phận dân.

Em bác Lập, nhà văn Nguyễn Quang Vinh (Vu Vinh), hồi còn làm báo, mỗi lần qua phà Phù Trịch, vẫn nói: “Ươ bây, hồi nhỏ tau tắm ở đây, ở đây bây nì, tắm lổ lồng ngồng sướng lắm, nhất tắm sông bây nà”. Rứa rồi Cu nghĩ, bác Lập hồi nhỏ cũng tắm nác sông Gianh, cũng tồng ngồng, cũng hoang nghịch như bao trẻ thơ bên ngọn sông này. Hì hì.

Còn quê Cu thì trên triền cát trắng, cách sông Gianh chừng mươi cây số, ở làng Thanh Bình, Quảng Xuân, tắm suốt ngọn nước biển mặn nòng, người làng Cu không hiểu sao, lâu lâu, cứ hè nhau vô sông Gianh tắm cho đã. Lạ, rất lạ. Hỏi thì được biết, nhớ sông.

Cu từng suýt chết vì sách của bác Lập. Nói không ai tin, nhưng là chuyện có thật. Mạ Cu đi bước nữa, mới lớp ba, mình theo mạ đi ở nhà dượng. Nhà bọ dượng đông con, bữa ăn thời khổ, mình mới hết lưng cơm đã thấy không còn gì, bụng đói meo. Đã rứa còn bị bầy con của lão dượng này đập đánh té khói suốt ngày. Cứ thấy mặt Cu là chúng hắt hủi, đánh đập như thế chiếm miếng ăn của chúng. Mà nhờ có mạ Cu, có thêm lương bổng đi dạy, chúng mới được học hành tới nơi, lại có thêm cái ăn uống. Rứa mà chộ Cu là chúng ghét, chẳng hiểu vì răng, sau này mới biết, đó là cái chung của con anh con tôi.

Cu được lão dượng phân công chự vịt, chự cả ngàn mấy con ở giữa đồng không mông quạnh. Chự đến khi mạ Cu ở không được với ông dượng, ly dị, bỏ chắc thì Cu đã lớp sáu, lúc đó năm 1995, cực khổ vô cùng, cái áo không có mặc. Mấy năm trời không được vô nhà, cứ học ở trường xong là ra trại vịt, cơm nước có con lão dượng bới in ít cầm hơi, mà chạy theo bầy vịt thì gầy rạc xương.

Cu nhớ có một bữa, mạ Cu đi Đồng Hới, tự nhiên cầm về cuốn tiểu thuyết Những Mảnh Đời Đen Trắng. Đọc thích. Cu khiếu văn, học môn này giỏi nên cứ có sách văn là đọc, đọc bất cứ lúc mô, đọc giữa trại bằng đèn hoa kỳ đen cả mũi. Được quyển sách của bác Lập, Cu đọc ngấu nghiên, quên quách còn bầy vịt. Tối đi lùa vịt về, cứ nghĩ là đủ, không ngờ, lão dượng ra kiểm tra, thiếu mất hai chục con. Nó hạch, nó đánh, nó xé sách, may lúc đó không có lửa, chứ có lửa thì e sách thành tro, nó xé sách vứt xuống mương. Cu trân mắt nhìn. Nó xô Cu xuống mương, hò hét thằng con to như trâu mờm, dận mặt Cu xuống nước, uống mấy ngụm, xong lão cùng thằng con thả tay, thì ra mấy chục con vịt lạc đã tìm về trại ở đằng xa. Quả đó mà vịt không về, e Cu đã tử. Lão dượng này ác lắm. Lương mạ Cu, ông ta đi nhận, trong nhà có cái chi bán, mạ đưa đi, lão đi theo thu tiền. Mua cái chi, lão đi theo trả tiền, về mà hàng xóm có ai đó thối mồm nói đắt rẻ, là mạ bị ăn quả đấm. Mạ bị đấm vô số lần. Mạ Cu nấu cơm, lão lường từng lon gạo, ra giếng vo gạo cũng đi theo giám sát. Đời Cu chưa chộ đàn ông mô keo kiệt, bủn xỉn như thế. Đến khi li dị, lão còn phỉnh được nhà trường để nhận lương của mạ nữa. Gớm.

Thoát cảnh ngộp nước, vịt về trại ngủ, hai bố con lão dượng về, rồi ngăm nguýt, chờ bóng họ khuất ở tre làng, Cu lao ngay xuống mương, ngụp ngụp dưới mương vớt từng tờ sách lên. Bỏ bên lửa hơ hơ, mắt đàn vịt nhìn chong hóng. Cu vừa hơ vừa đọc từng trang bị xé chưa đọc. Bầy vịt im tiếng nhìn Cu rất vui. Chúng còn dồn về phía Cu như để sưới ấm hết lạnh giữa đồng không. Đấy, suýt chết với sách của bác Lập là rứa đò. Chừ nậy rồi mà nhiều đêm vẫn còn mơ cái quả bị nhận nước đó. Ám ảnh tới chừ.

Sau này có điều kiện, Cu đọc Kỷ niệm thời trai trẻ, người thổi kèn trom-pét, Một giờ trước lúc rạng sáng theo mô típ của văn học Nga. Vừa rồi thì Ký ức vụn, Chuyện đời vớ vẫn lại không thể bỏ qua.

Nhà bác Lập có giáo sư Nguyễn Quang Mỹ lừng danh địa mạo địa chất, là người rất quan trọng để Phong Nha-Kẻ Bàng được vinh danh toàn cầu thông qua UNESCO, ông cũng là người xóa bỏ các nghi ngại khám phá hang động có làm lộ các bí mật quân sự hang động hay không để Hiệp hội hang động Hoàng Gia Anh có hơn 20 năm lăn lộn, tìm ra những Thiên Đường, Khe Ry… đẹp toàn cầu, đặc biệt Sơn Đoong lớn nhất và tráng lệ nhất thế giới.

Sách của bác Lập ở mô mình không rành, chớ ở Quảng Bình, hầu như hội hưu trí nào cũng có. Ở Đồng Mỹ gần như nhà nào cũng có ít nhất một cuốn, đặc biệt nhất là Ký ức vụn, Bạn Văn, Chuyện đời vớ vẫn. Vừa rồi về quê chơi, có ông Thèo từng làm văn hóa, già cả, hỏi có cuốn sách mô của nhà văn Nguyễn Quang Lập không? Mình nói dạ có, ông hối, khi mô về lại, cầm về đọc tau nghe, tau chết cũng đáng. Ông có tuổi, mình chiều, trước tết nửa tháng, về đọc Bạn văn cho ông nghe nửa ngày. Vừa đọc, ông vừa nghe, nghe rồi cười rặc rặc, nụ cười của người già thoải mái lắm. Người già ít cười, nhưng khi cười thì không giả đâu được, mà đọc thì ông cười gần như đầu sách tới cuối sách, nụ cười mãn nguyện, chẳng sân si. Mới rồi nghe tin ông mất. Ông vốn bị ung thư khá lâu. Người làng nói; may mi đọc sách Bạn Văn mà ông kéo dài qua tết, chứ không thì đi sát tết làng xóm, con cái khổ. Họ còn nói, ông Lập tài hi, tài hi. Cu ngúc đầu lia lịa.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

trần lê thê

Trần Nhã Thụy và Ngô Phan Lưu

NHÀ VĂN TRẦN NHÃ THỤY

Chống cách tân

NHÃ THUYÊN

“Có cảm giác Trần Nhã Thụy đã đủ điềm tĩnh để học và đón nhận nhiều kiểu văn chương khác nhau và khác mình, mà cũng không cần nóng nảy luống cuống tìm bằng được những cách thức làm mới. Văn chương anh đáng được mến yêu và thưởng thức”.

Trần Nhã Thụy có một kiểu viết tưởng không khó đọc, nhưng lại kén độc giả, đúng hơn là “kén tâm trạng đọc” của độc giả. Một kiểu viết không đập ngay vào trí não từ những chữ đầu tiên, không làm sửng sốt, thán phục ngay, không khiêu khích, lại cần đọc chậm và kĩ, đôi lúc đọc cũng muốn “sốt ruột”.

Tôi từng đọc “Sự trở lại của vết xước”, một ít tạp văn trong “Cuộc đời vui quá không buồn được”, một đôi truyện trong “Chàng trẻ măng ở phố treo đầu” với tâm thế nhẹ nhàng. Vài cuốn sách của Trần Nhã Thụy mà tôi có nằm đâu đó im vắng như bao con người ta không đủ cơ hội biết tới trong cuộc sống. Tôi cứ hình dung một kẻ lạc giữa phố mà suy tư mãi, kẻ lạc giữa phố mà lại phải/vẫn bám vào phố để sống, như thể hắn phải tập luyện cách đi chậm lại để lắng nghe mình sống, để tìm những khoảng vắng của mình.

Mấy năm trước, quả tôi không có tâm trạng đọc kiểu văn chương chậm rãi như thế. Những người viết trẻ thường thích những vẻ dị biệt, càng dị biệt, quái, lạ càng dễ làm họ phấn khích.

Thật lâu sau tôi mới đọc văn chương Trần Nhã Thụy, cả truyện ngắn, cả tản văn, như một thứ quà tặng của thưởng thức. Lần đầu đọc “Băng đầu trọc” (trong tập truyện ngắn Mùi), tôi có cảm giác về sự “phát hiện” một tác giả. Tôi khoái cái đầu trọc của thằng nhỏ chìa ra ngoài trời mưa, cái tông đơ của gã thợ hớt tóc lướt trên đầu mà mỗi lướt đi như một “cú thoát” nhẹ bỗng. Khi không đợi được ngạc nhiên, tôi lại được ngạc nhiên. Tôi nghĩ một nhà văn có thể cho ra đời những cuốn sách không thật khác trước, mà vẫn đáng được đón nhận.

***

Quan trọng với một người viết là nhu cầu tìm kiếm cái bản ngã thực sự của mình – ai cũng có thể nói vậy, nhưng kẻ nào làm chủ được cuộc tìm kiếm đó? Ai là kẻ kiên nhẫn để tìm một con đường làm chủ được sự tìm kiếm đó? Tôi cho rằng đó là một điều thiết yếu với mỗi cá nhân người cầm bút. Tất nhiên, có thể phải loại ra những kiểu văn chương không thật sự cần đến cái bản ngã của người viết: những kiểu truyện cần óc tổ chức, trí thông minh hơn là bản ngã, như trinh thám, và những dạng thức của văn chương tuyên truyền/giáo….

Với một tâm thế đọc khác xưa, tôi đọc tập Mùi một cách thích thú, như tự nhiên đi lạc vào vùng gió trời, tự nhiên được thưởng thức một thứ của nả ý vị. Những truyện ngắn trongMùi tặng người đọc nhiều khoảng vắng, những khoảng vắng ắt là cách đưa hắn/ta đến gần hơn với văn chương. Lúc này, tôi nghĩ lại “vết xước”, sự trở lại của/với vết xước ắt có thể đọc như một ẩn dụ hay, dù tôi không thật hứng thú với việc sắp đặt các ẩn dụ (cụm từ “sự trở lại” làm cho ẩn dụ này điệu đà hơn, bớt bay nhảy ngẫu hứng). “Vết xước” là cuộc đi tìm những dấu tích, những phế liệu của tâm hồn, có thể lại là cái chúng ta cần thiết hơn hết. Cái khéo léo của các trang viết làm tôi bớt thích, nhưng tôi yêu vẻ âm u, chất mơ mộng thầm kín, nỗi sầu muộn cố hữu mà không cảm thương, những hoài niệm tuổi thơ và tuổi trẻ không dứt song hành với niềm yêu mến và cái cười mỉm với hiện tại chìm lắng nơi trang văn Trần Nhã Thụy, như là một thứ linh hồn của câu chữ, như là bản tính con người muôn thuở nơi ta được giữ lại trong đó. Giá chúng biểu hiện ra đôi lúc vụng về hơn, bồng bột hơn, có lẽ tôi sẽ nhớ thương chúng hơn. Có thể có cảm giác là Trần Nhã Thụy hơi mơ hồ, không “ráo riết” tận cùng, không có vẻ dấn thân quyết liệt, cả dáng vẻ những cuốn sách cũng… lặng lặng lẽ lẽ. Nhưng cái vẻ lành hiền phủ lên trên văn chương Trần Nhã Thụy, ở khía cạnh nào đó, tiết lộ lòng “yếu đuối” nghệ sĩ trước những khoảnh khắc được phát hiện bất ngờ trong đời sống, thường gặp ở những kẻ mơ mộng về một tình yêu rất lâu và rất sâu những cái đẹp trừu tượng vốn quyến rũ những tâm hồn trẻ; văn chương của những kẻ mơ mộng thường không thời thượng, hay là ngay cả khi thời thế đổi thay, người này người kia giẫy mình lột xác, thì kẻ đó, dù cũng quẫy đạp, cũng bức bối nhưng lại không nỡ bỏ đi cái mộng mơ thầm kín vốn dĩ của bản tính mình.

Tôi nghĩ rằng phải rất kĩ lưỡng với chính mình thì mới có thể sống lơ đãng mà giàu có. Cũng vậy, phải ăn nằm với văn chương đến mức đá vàng thì những nguồn sống ấy mới trôi chảy được trong cái vẻ tự nhiên của câu văn. Đó dường như là cách Trần Nhã Thụy tìm mình trong khi tìm đến cái “tự tính” của đời sống. Cái thì hiện tại với các lát cắt (gợi đến những cách viết truyện ngắn khá “cổ điển”) như cách Trần Nhã Thụy thường đưa người đọc tham dự vào các câu chuyện của mình, tôi nghĩ cũng là một cách làm hiển hiện cái đời sống ở dạng thuần giản chắt lọc. Như thể anh đã tìm được cách yêu cái số phận của mình, cái trời cho mình nên ung dung tự thích. Dù tôi không thật tin một người còn trẻ, lại viết văn, lại dễ dàng mất đi cái nóng nảy, cái bức bối, cái ngột ngạt… Khi đến độ tiêu dao, người ta ắt sẽ không màng tới văn chương nữa mà văn chương vẫn tự đến - đó là một hình ảnh viên mãn đầy chất mơ tưởng.

Tôi thích hình dung những người đang đi trên con đường văn chương với nhiều thất bại, nhiều cao vọng, nhiều ngột ngạt, nhiều vết xước nhưng vẫn thích thú mà đi, hồn nhiên mà đi; đi lúc chậm chậm lúc cuống quýt chạy lúc ngã nhào lúc nằm không bên đường, nhưng vẫn cứ đi theo một tiếng gọi nào mình chưa đến được. Mỗi cuốn sách ra đời trên hành trình đó, ắt là cái bóng của cái bóng của một giọng nói của kẻ viết.

***

Truyện ngắn chắc chắn là một trong những thể loại thách thức. Một người đọc sẽ dễ dàng nhận ra một truyện ngắn – giả mạo, một kẻ giả danh truyện ngắn, hay một cách gọi tên nào đó tương tự. Tôi nghĩ, tiểu thuyết dễ mạo danh/ngộ nhận hơn và có thể dễ được chấp nhận hơn. Người đọc dư sức đọc chơi chơi một tiểu thuyết dài, nhưng chưa chắc đã vượt qua được nỗi ngại đọc một truyện ngắn vài nghìn từ, thậm chí vài trăm từ. Vậy thì cái bí mật của truyện ngắn nằm ở đâu? Khi tôi đọc lại những truyện ngắn/cực ngắn đã viết khá “hồn nhiên” của mình, hay nhớ lại sự khó nhọc để cho ra đời một mẩu ngắn mấy chục chữ hay nghìn chữ, tôi đã phải nghĩ về câu hỏi đó thường trực hơn, để bận tâm hơn về bút pháp, hay “nghệ thuật viết”. Tôi đi đến kết luận: mỗi người viết truyện ngắn phải tìm ra một bí mật của riêng mình, phù hợp với cái tạng viết của mình. Ở văn phong. Ở ngôn ngữ. Ở cách kết cấu. Ở vùng chủ đề ám ảnh. Ở câu chữ. Ở các dấu câu. Vân vân. Ở tất cả những gì có thể. Nó là thể loại tuyệt đối tự do, mời gọi, và đầy thách thức.

Tôi tin Trần Nhã Thụy đã tìm ra một thứ bí mật của riêng mình khi viết truyện ngắn. Anh kể cứ như không những chuyện thường tình có, bất thường có, sắp đặt có, vu vơ có. Những câu chuyện tự nó như trăng chảy trên đồng cỏ, lênh láng mà vẫn nguyên vẹn, tan loãng mà không tan biến mất. Đó là cảm giác của tôi khi đọc những truyện tôi thích hơn cả ở tập Mùi: Băng đầu trọc, Những kẻ câu đêm, Dưới cơn mưa tầm tã. Cũng chính ở đây, cái thực, rất thực, rất đời thường lại trở nên phi thực, ảo ảnh, dù ngôn ngữ và câu chuyện của Trần Nhã Thụy không đi sâu vào thế giới ẩn ức, cũng không chủ ý tạo dựng cái phi thực, cái siêu nhiên. Cái không khí hư thực đó không dễ cảm, dễ phân tích ra, chỉ có lúc nào đó tự nhiên ta chuồi vào, bồng bềnh không ngờ. Như khi lạc vào một bài Đường thi đầy sương, khói, lửa đèn, tiếng chuông mà vắng người, dù người vẫn đâu đó, nhưng là bài Đường thi “hiện đại”,thường mang theo nỗi hoảng hốt bất an về kiếp người và những cú chém ngẫu nhiên của định mệnh dưới “những cơn mưa tầm tã”… (Tôi cũng có cảm giác tương tự khi đọc truyện Làng quê thì mênh mông của Ngô Phan Lưu.) Cái chất “ảo” mà không ”diệu” đó, tôi nghĩ, nó thoát bay ra từ bản tính tâm hồn của một kẻ hay chú ý vào cái tiểu tiết, kẻ có thể nhìn thấy bầu trời trong giọt nước, thấy hình Mị Nương dưới đáy chén trà, thấy trời lộn ngược. Do đó, nhân vật của Trần Nhã Thụy không phải là những “mẫu hình”, cũng không phải những biểu tượng mà giống như các phát hiện hư thực về đời sống thường nhật: chàng bán mía thành người nghệ sĩ thực thụ, anh chàng trẻ măng nằm dài trên xe máy sở hữu cả một góc trời riêng, gã đàn ông dành hàng giờ để đèo con đạp xe lòng vòng và vui với mấy thứ rau càng cua mọc dại nơi sắp mọc lên những biệt thự khang trang, một tay nhà văn phải lòng và chung sống với một cô nàng vì “cái rổ quýt vàng ươm rất đẹp”, mất nàng vì cái tật đặt sách lên bụng hàng đêm và lại có lại được nàng khi quấn quit da thịt nhau trên cỏ thơm trong tiếng cá quẫy vào mặt nước đen thẫm đâu đó khi những kẻ câu đêm như biến mất hoàn toàn… Truyện ngắn Trần Nhã Thụy thường ghim vào người đọc một chi tiết, một cảm giác. Dù có câu chuyện, và nhiều khi câu chuyện khá dài dòng, thì (may sao) chúng cũng dễ dàng tan loãng đi cùng với chữ nghĩa, hay lui xuống bình diện quan trọng thứ mấy, thứ mấy…

***

Tôi đã nghe nhiều người đặt dấu hỏi thất vọng về văn học Việt bây giờ. Kì thực, tôi tin rằng bất cứ người viết/người đọc nào quan tâm đọc văn học Việt Nam, ắt đều phải là những người cực kì kiên nhẫn. Kiên nhẫn để lọc ra đôi chút gì đáng chờ đợi, đáng hi vọng trong một không gian hỗn độn. Rồi lại kiên nhẫn để đi cùng, chờ đợi cùng những chút hi vọng đó những gì đáng để chờ đợi hơn, hi vọng hơn. Kiên nhẫn để nhìn thấy một mạch đi cũng đầy nhẫn nại của những người viết.

Khi đã bớt đi những cảm xúc/suy nghĩ nóng nảy, hồ đồ, tôi không thấy phải bận bịu với những hiện tượng ồn ào và nhận ra còn nhiều người viết văn khác đang miệt mài tìm lối đi trong văn xuôi: Nguyễn Vĩnh Nguyên, Vũ Đình Giang, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Nguyên Phước, Hoàng Long và tất nhiên, Trần Nhã Thụy, và chắc chắn còn những người khác nữa. Thực ra, họ đã ở một thế hệ khác tôi, chỉ cách nhau trên dưới mười năm nhưng nhu cầu về văn chương chưa chắc là cái gì san sẻ được. Tôi vẫn muốn đợi, muốn tìm những người cùng“tìm một cái gì đó” của thế hệ mình.

Luôn có thật ít ỏi những kẻ tìm đường thực sự (dù thất bại hay thành công). Bao nhiêu từ ngữ đầy mới mẻ, khơi gợi và kích thích, như các kĩ thuật, những trò chơi ngôn ngữ, hậu hiện đại… nhanh chóng (có lẽ bị chính cộng đồng viết và đọc) biến thành những chiếc áo bạc màu xấu xí, xơ xác, hay mang vẻ lấp lánh hời hợt. Đu mình vào các khái niệm công cụ thì sẽ chỉ là là bay hoặc bị dúi xuống, chứ rất khó lên cao. Mặc dù yêu chuộng mọi kiếm tìm, tôi đôi lúc lại chỉ muốn xướng to lên (với tôi là một thói không thật hay): chống-cách tân, anti-cách tân, ngừng cách tân, thà như một kẻ bảo thủ tuyệt đối, một con ếch khư khư sung sướng với bầu trời miệng giếng của mình. Bởi tôi nghe thấy nhiều tiếng còi báo động giả về cách tân trong văn học Việt.

Mãi gần đây tôi mới đọc William Saroyan. Truyện “Chàng tuổi trẻ gan dạ trên chiếc đu bay” từ lâu lắm cứ nằm trên giá sách. Tôi nghĩ đây là nhà văn yêu mến của Trần Nhã Thụy, (liên tưởng vu vơ vì anh có một tập truyện có cái tên thú vị “Chàng trẻ măng ở phố treo đầu”). Nhân vật của anh cũng thường là tay nhà văn nhàn rỗi đi cùng những đứa trẻ con để kể những chuyện tưởng vu vơ về cuộc đời, kì thực lại là một cách chiêm ngắm đời sống với “trái tim ở miền cao nguyên”.

Có cảm giác Trần Nhã Thụy đã đủ điềm tĩnh để học và đón nhận nhiều kiểu văn chương khác nhau và khác mình, mà cũng không cần nóng nảy luống cuống tìm bằng được những cách thức làm mới. Văn chương anh đáng được mến yêu và thưởng thức. Chính ở chỗ này, tôi đã thấy văn chương cần thoát ra ngoài mọi quy ước thít buộc nó, thậm chí cần thoát ra ngoài cả nỗi day dứt về việc tìm cái mới. Nếu cứ day dứt mãi, có thể chúng ta sẽ chẳng tìm được gì thêm nữa.

Bây giờ, tôi tin là Trần Nhã Thụy có lí. Tôi nghĩ rằng mỗi người viết cũng cần cảnh giác chính mình với cái gọi là “lột xác”, nhất là lột xác để làm mớ.

(nhavantphcm)

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

viết ở quán Nổ



Ăn tết cùng nhà văn “nông phu”
Trước khi viết văn, Ngô Phan Lưu là một nông dân thực thụ, chân lấm tay bùn với mấy sào ruộng và một bầy bò, trước đó nữa thì ông đi học, khoa triết hẳn hoi. Trước đây, ngoài thời gian làm ruộng, ông đọc sách và đi chơi… lung tung chỗ. Bây giờ, vẫn còn đi chơi nhưng chủ yếu thời gian của ông là… cày trên máy tính. Tết Tân Mão này, Ba Lưu... bỗng thành nhà văn (thông báo của hội Nhà văn Việt Nam, chiều 10.1.2011)...
Nông dân không chê ruộng xấu

ảnh: Nhà văn Ngô Phan Lưu bên hiên nhà
Có thể nói, giải nhất truyện ngắn báo Văn Nghệ 2007 đã đưa ông từ “bóng tối” ra “ánh sáng”. Bỗng chốc thành người nổi tiếng, truyện ngắn – tạp văn – bài vở… liên tục xuất hiện trên các báo, đài. Đã vậy còn thỉnh thoảng được nhiều phóng viên đến phỏng vấn. Tôi nghĩ, ông sẽ bị một áp lực nào đó vì nổi tiếng, nhiều người tâng bốc, bạn nhậu chèo kéo... Thế nhưng ông tỉnh rụi: “Cứ cho tui là người nổi tiếng nhưng U70 rồi, được nhiều người biết cũng... khoai khoái, chứ chả thấy ảnh hưởng… áp thấp nhiệt đới gì cả! Mà hình như sau “cái vụ” được giải, tui “cày bừa” nhuận bút hiệu quả hơn, bằng chứng là… nụ cười của bà xã tui hình như nhiều hơn!”. Nói dứt, ông khà khà: “Có hỏi gì thì hỏi lẹ lên cha nội, tui còn phải “cào” cái truyện ngắn cho báo tết đã đặt hàng…”
Quả thật, khoảng ba năm gần đây, nhiều anh em theo dõi thấy sáng tác, bài vở của Ngô Phan Lưu xuất hiện dày đặc, đều đều, sòn sòn trên các báo, đài từ nhỏ đến to. “Đỡ” cái là ông không “tha, chê” báo nào. Như chương trình Nông thôn của đài phát thanh Phú Yên đặt ông “sản xuất” mỗi tuần một kịch bản ngắn Gia đình bác Ba, ông chơi tuốt, mấy tờ tin của các ngành trong tỉnh đặt bài theo chủ đề, ông cũng... để em, ngon ơ! Anh em chọc “coi chừng cùn bút… vàng, bút ngọc”, ông đốp lại “cái nào ra cái đó, nông dân mà đi chê… ruộng xấu à?” Rồi ông nghiêm túc: “Có lẽ một đời gắn bó, rong chơi và lắng nghe nông thôn đã dồn đầy trong mình những câu chuyện, những tình tiết buộc phải viết ra, nên phải tranh thủ thôi. Vả lại, nhờ làm ruộng nên dẫu tuổi cao, mình cảm thấy vẫn… chạy tốt. Thế nên anh em nhận xét dạo nay viết nhiều là cũng phải, chữ nó cứ như rần rật trào ra mấy đầu ngón tay. Hồi xưa “cày” bút, giờ “cày” vi tính là sướng quá rồi còn gì, lại nối in-tẹc-néc trong nhà thì còn gì bằng…”
30 bài báo xuân
Xuân Tân Mão này, Ba Lưu đã bước qua tuổi 65 (ông sinh năm 1946) nhưng vẫn còn trẻ chán, hay nói chuyện “cà xốc” làm cho anh em cười bể bụng. Còn cách tết hai tháng, Ba Lưu đã tuyên bố cứng: “Bài tết năm nay như vậy là đã đạt chỉ tiêu, 30 bài lớn, nhỏ! Đó là chỉ nói mấy bài mà ban biên tập các báo đã thống nhất cuối cùng! Nói chung hơn gấp mấy lần làm… lúa!”
Cũng từ ngày chuyển hẳn sang viết lách, để lại đám ruộng cho mấy người em làm, Ba Lưu về ở hẳn trong một ngôi nhà cũ kỹ, nép trong cái hẻm nhỏ trên đường Duy Tân, thành phố Tuy Hoà. Vốn là “học giả nông thôn”, ông ăn tết dung dị nhưng đủ đầy, nhất là các khoản tâm linh, thờ cúng thì khá bài bản. Chậu mai xuân vàng rực là thứ không bao giờ thiếu, hồi trước ít thiệp xuân, ông treo hững hờ lên cành, bây giờ nhiều báo gởi thiệp quá, ông đặt trang trọng… một chồng lên góc bàn khách! Vợ ông khéo tay, tết nào bà cũng làm các loại bánh quê kiểng như bánh thuẫn, bánh tro, bánh đậu xanh… để cúng tổ tiên và tiếp khách. Các khoản thức mặn trong nhà ông cũng luôn nấu theo kiểu đơn giản nhưng đậm đà của vùng nông thôn Nam Trung bộ. Mồi ngon và rượu ngon quanh nhà ông lúc nào cũng có sẵn; nếu chán thịt thà thì cây xoài, cây mận, ổi… quanh nhà ông như lúc nào cũng có trái! Câu chuyện của lão nông – nhà văn cũng ngon lành không kém! Bằng chứng là cuộc rượu xuân nào ở nhà ông cũng vô cùng khí thế văn chương!
Có thể nói, lối viết của Ngô Phan Lưu ngày càng hiện đại, “ma quái” nhưng lối sống của ông không hề thay đổi, vẫn xềnh xàng, nói cười “lác lác” và quý trọng bạn bầu, rảnh việc là ham la cà vô tư tới bến! Vậy mà hơn năm nay, ông chả thèm đi đâu và bỏ hẳn nhậu, thế mới kinh! Thì ra lão Ba bày ra quán càphê tại gia, do vợ ông phụ trách, còn ông... chạy bàn kiêm tán dóc với khách! Không treo biển hiệu nhưng ai hỏi thì ông nói tên quán là “Osaka”, còn anh em văn nghệ gọi là quán “Nổ” (tên sau được nhiều người biết hơn). Nhưng khổ nổi, tại quán ông, có nguyên tắc là không được uống bia!
Nhiều anh em đồ rằng: chắc ông này “hết xái”, mỏi gối giang hồ, bày ra quán càphê để ngồi “góp nhặt” tư liệu từ khách khứa, chứ nghe nói gia tộc Ngô Phan Lưu giàu có tiếng, riêng khoản nhuận báo – nhuận sách của ông thường xuyên tương đương... địa chủ! Chẳng biết nữa, chỉ biết là khi thành hội viên nhà văn Việt Nam, ông “rửa” mỗi bạn văn... một ly càphê miễn phí tại quán “Nổ”. Anh em lại la làng “Ba Lưu keo quá!”, ông hề hề “Tết lại nhà chơi nghen!”...

bài và ảnh: Đào Đức Tuấn


(SGTT)

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2009

Giáo sư bụi Văn Công Hùng


Một nhà thơ làm báo bằng văn
NGUYỄN THANH MỪNG
Khái niệm nhà văn làm báo chắc không phải là chuyện lạ, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Cánh cửa mở ra cho nhà văn tung hoành trên “sân cỏ” báo chí không đơn thuần là chuyện “cơm áo không đùa...” mà vì nơi đây, nhà văn thể hiện mình ở nhiều góc độ khác nhau, hiểu từ hai phía, nhu cầu biểu lộ tâm trạng của họ và nhu cầu của đời sống đất nước và nhân dân đòi hỏi ở họ.
Trong cơ chế của ta hiện nay, những nhà văn có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nhiều người được xếp vào thang bậc của báo chí. Ða số, ngoài thẻ nhà văn, còn có thẻ nhà báo, có người lại có cả hai loại thẻ báo chí: thẻ do Bộ VHTT cấp và thẻ do Hội Nhà Báo Việt cấp. Họ là phóng viên, biên tập viên, trưởng ban này ban nọ hoặc là phó tổng chánh tổng biên tập của một tờ báo, tạp chí. Trường hợp của các nhà văn công tác tại các hội VHNT địa phương thì cũng vậy. Ngoài việc săn sóc tờ báo nhà, nhiều người còn viết cho các báo trong tỉnh và báo chí trung ương. Nhà văn viết báo, không chỉ viết những bài báo theo các thể tài báo chí dù ngay chính những thể tài ấy, họ cũng tìm cách này cách nọ phả cái sở trường văn chương của mình vào. Chính phẩm chất văn chương được khơi gạn đúng cách đã ân sủng cho họ một số ưu thế và đặc trưng trong hoạt động báo chí.Nhà thơ Văn Công Hùng ở Tây Nguyên không là trường hợp ngoại lệ trong thế giới nhà văn hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng muôn hồng nghìn tía hôm nay. Ai cũng biết, anh là tác giả của các tập thơ và trường ca Bến đợi, Hát rong, Hoa tường vi trong mưa, Ngựa trắng bay về, Gõ chiều vào bàn phím... với những thao thiết của dã quỳ vàng, của thông xanh, xoan tím, phượng hồng, những gió và nắng, những bùn lầy và cát bụi, những cần rượu và cồng chiêng, âm hưởng của vùng đất Tây Nguyên anh đang sống, của vườn Thanh tuổi thơ, của xứ Huế quê nhà, của phương Bắc trời Nam hay các ngả đường miền Trung mà anh thường xuyên rong ruổi. Những đề tài thơ ca của anh, những vùng đất thơ ca của anh lại đi về dưới ngòi bút linh hoạt bằng những thể hiện khác, những chiều kích khác trong những trang phóng sự, tản văn, tùy bút, bút ký, ghi chép suốt mấy chục năm bươn bả, trình làng (đếm không xuể) trên hàng bao nhiêu tờ báo, nhiều nhất là ở các báo Văn Hóa, Văn Nghệ trẻ, Nhân Dân hằng tháng... Giờ là lúc những trang văn rời khỏi ngôi nhà báo chí mà nó cư trú, về tề tựu (có chọn lọc) trong một tập văn xuôi nhan đề Mắt cao nguyên. Anh viết báo bằng một giọng văn riêng của Văn Công Hùng. Hay nói đúng hơn, anh tìm cách se mối tơ hồng giữa tài văn của mình và những tờ báo mình tâm huyết cộng tác, ở phía nhạy cảm nhất, lương duyên nhất của hai lĩnh vực, để có thể làm văn chẳng chỉ trên các báo văn hóa văn nghệ mà ngay trên các trang báo thời sự chính trị xã hội. Chính vì vậy, những tác phẩm của anh đã tìm được chút tri âm tri ngộ, sẻ chia giữa hai lằn ranh thời khắc và mùa màng, giữa một ngày và trăm năm.Ðọc văn xuôi Văn Công Hùng, ở góc độ nào đó là nghe thêm tiếng gọi của thơ ca trong một chiều kích khác, chiều kích của những chất liệu văn hóa, những hình thể của hiện thực cuộc sống hiện đại và truyền thống, dân tộc và nhân loại, đan xen vào nhau, lan tỏa trong từng mạch của tư duy, của cảm xúc. Với anh, sự nồng nhiệt, hồ hởi, dốc cạn lòng mình, là những điều không thiếu, đôi lúc cần phải vươn cổ giang tay nữa. Nhưng sự đằm thắm luôn ẩn nấp đâu đó để khi cần thiết thì nó hiện ra, không chỉ là hơi ấm của bàn tay mà còn là tiếng thở sắt son của dòng suối nguồn cội. Thì ra, đối với người cầm bút chân chính, nguồn cội là cái luôn tiềm tàng trong tim óc, khi bắt gặp những cơ duyên của hiện thực đời sống, nó sẽ sẵn sàng bước ra ánh mặt trời để giãi bày và chia sẻ.Mắt cao nguyên là tập văn xuôi dung chứa tâm sức của cả ba nhà: một nhà thơ Văn Công Hùng mẫn cảm dâng trào theo hình ảnh, nhạc điệu, một nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Văn Công Hùng luôn đào sâu vào những vốn cổ và nỗi bức xúc gan ruột của tiếng nói bảo tồn, chấn hưng, một nhà báo Văn Công Hùng xông xáo, nhiệt huyết mong muốn người cùng thời sẻ chia và Nhà đương cục lắng nghe thiện chí của mình. Cùng song hành với ba nhà đó là một con người mang những tín niệm nghệ thuật nghiêm trang và thoáng đãng, ở mức độ nào đó, biết lao tâm khổ tứ trong hành trình rong chơi và biết rong chơi trong hành trình lao tâm khổ tứ. Ðan xen trong những dòng văn viết về hôm nay là những hoài niệm, hồi ức, cái chớp mắt giữa ngày dài tháng rộng đã vương vấn cả một khung trời, giọt rượu nồng trong mây gió nước non đã neo mùi hương vào cổ tích. Dù không ai níu kéo thời gian quay lại được nhưng kỷ niệm thì còn mãi. Hình như Văn Công Hùng tìm cách lưu giữ những kỷ niệm như những báu vật trong cuộc đời rất nhiều gió bụi của đường trường và rất nhiều biến chuyển sâu sắc khi đất nước và thế giới vắt mình qua hai thiên niên kỷ. Những điều này, anh cũng đã thể hiện trong thơ. Nhưng văn xuôi có đặc trưng riêng, có cái tung tẩy, miên man của nó để anh nói thêm những điều cần nói. Cả chất giọng hóm hỉnh “hu-mua” của anh cũng được khai thác triệt để.Quen biết nhau đã gần ba chục năm nay, Văn Công Hùng và tôi thường gắn bó với nhau trên những chặng đường công tác, ra Bắc vào Nam, không thiếu những cửa ga, bến cảng, sân bay và quấn quít cùng những chân trời mới lạ là những nỗi niềm canh cánh cho văn chương, học thuật. Thế hệ những người cầm bút như chúng tôi, mới đó mà đã hoa râm, đôi thoáng chốc bất chợt ngậm ngùi nhìn những sợi tóc trắng ngui ngút nhớ thương một thời tuổi trẻ. Ấy là những năm tháng thiếu cơm, ăn độn bo bo và mì sợi, đói rã ruột nhưng vẫn đều đều sáng sáng lên giảng đường, chiều chiều ngồi thư viện ngấu nghiến say mê những pho sách nghìn trang, tối tối giành cho những vần thơ đầy khát vọng giữa xứ thơ sông Hương núi Ngự. Nói vậy không phải để ôn nghèo kể khổ mà để các thế hệ sau, thế hệ con cháu chúng tôi, khi nghe kể có thêm một nhân chứng để tin chứ đừng bảo cha ông mình nói trạng, tội lắm. Mơ ước khi ra trường ăn được bữa bánh bèo nậm lọc thoải mái mà không ký sổ nợ, nói như Văn Công Hùng là một mơ ước... vĩ đại của thời sinh viên gian khổ và rất nhiều mộng mơ. Xa Huế, chúng tôi kẻ đầu non người cuối bể, nhưng năm nào cũng có dịp gặp nhau, khi Quy Nhơn, khi Pleiku, khi Hà Nội, khi TP. Hồ Chí Minh, khi Thái Bình, khi Cần Thơ, khi Sầm Sơn, khi Ðà Lạt, khi Hội An, khi Nha Trang, khi Long An... Dù trong hội nghị complet cravat, bên chiếu rượu quần lửng áo thun hay hành hương qua các danh lam thắng cảnh, thỉnh thoảng ghé vào quán cóc, khó ai nghĩ Văn Công Hùng không phải không thuộc giới...! cần lao. Anh làm việc mướt mồ hôi, không ngơi tay không ngơi chân và không ngơi... miệng, hết quay phim, chụp ảnh, mở máy vi tính xách tay hoạt động tác nghiệp cho đến việc thường xuyên khuấy động không khí cho nóng lên, tưng bừng lên, hả hê lên. Cái khổ và cái vui của một người nhiều đa mang trắc ẩn, nhiều bình diện hoạt động, nhiều lúc đan xen đến mức không phân biệt được, làng văn làng báo cho là nhiệm vụ, dân chúng cho là... bí hiểm, vợ con cho là... trời hành, bản thân lúc cho là nghề khi cho là nghiệp, tiện thể thêm chữ chướng vào sau chữ nghiệp cũng tốt. Ngay như việc ăn một trái ớt, nhìn một sắc hoa tím, nghe một trái bóng lăn, cũng ngẫm cái lý của xứ này xứ nọ, tính cách này tính cách khác, hồi tưởng này ký ức kia... Rồi đêm đêm, cứ kỳ cạch cày cày xới xới với cánh đồng chữ nghĩa, cười một mình, khóc một mình, rung động một mình, cô đơn (cái này chắc chắn cũng đúng... một mình), cho hoàn tất kịp đúng kỳ báo, không lơ là thoái thác được. Nghe nói ngày xưa cụ Tản Ðà được ông chủ bút báo Nam Kỳ mời vào Sài Gòn làm báo, cụ bao tất tần tật từ A tới Z, nhưng đúng hạn tới hỏi bài thì cụ mắng rằng ông mướn tôi viết văn hay bổ củi. Nếu bổ củi thì xong nhưng viết văn phải chờ có cảm xúc. Tất nhiên, tôi không đem thi sĩ tài tử kiệt xuất Tản Ðà để so sánh, nhưng cái lý muôn đời của văn chương thì không hề loại trừ kẻ hậu sinh tài hèn đức mỏng hơn cụ. Văn Công Hùng (và một số nhà thơ làm báo hôm nay) nếu không muốn vận dụng câu trả lời của Tản Ðà trích trên thì phải tự gọi cảm xúc về, chưa có thì hú ba hồn bảy vía cho nó có để nó yểm trợ cho những trang văn sinh sắc và... đúng thời hạn. Trong tập Mắt cao nguyên này, trong ngồn ngộn hàng trăm bài báo, Văn Công Hùng đã tự chọn lọc và tước bỏ cái phần thời sự đi rất nhiều. Thời sự ở đây, ý tôi muốn nói là kiểu tin tức tân văn, chứ không phải ý nghĩa thời sự vĩnh cửu của đời sống tác phẩm mà ở mọi thời, văn chương đều cần có.Dĩ nhiên, tôi làm sao diễn tả hết những cảm nhận về tập Mắt cao nguyên, kể cả việc yêu mến bọc lót một vài (trong cơ man) kỷ niệm với tác giả của nó. Tôi biết, kẻ đồng điệu với Văn Công Hùng trên cuộc đời này cũng không phải hiếm. Có người trân trọng chép thơ anh trong sổ tay. Có người cắt một bài viết của anh, dán vào lưu bút. Có người, nhác thấy tên anh trên báo, liền dùng tin nhắn di động bắc cầu chia sẻ. Có người đọc thuộc lòng một đoạn văn giàu chất thơ của Văn Công Hùng. Vân vân... Họ ở nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần, có em học sinh quàng khăn đỏ cũng như có cụ già quá ngưỡng cổ lai hy. Như thế, với một nhà thơ luôn tận tụy và hào hiệp làm báo bằng văn, còn gì sung sướng bằng.Ðến đây, tôi chợt nhớ chút bâng khuâng của sương khói cao nguyên, chút bâng khuâng mà Văn Công Hùng đã thú nhận nó lưu giữ anh lại khi có lần anh muốn dứt áo ra đi. Ý niệm về món nợ ở đời của người cầm bút thật là son sắt, thật là vi diệu. Nhà thơ ấy rất thơ với những món nợ thật mơ hồ và cũng thật rạch ròi, được anh thể hiện hết sức chân thành với trời đất, núi sông và cõi người. Chúng ta có thể lắng lòng nghe những mối nghĩa trọng tình thâm như vậy, bên trong những tầng ý nghĩa của ngôn từ... để khi khép tập sách lại, đâu đó trong đời, chúng ta bắt gặp ánh Mắt cao nguyên...

N.T.M
(nguồn: TCSH số 213 - 11 - 2006)

Viết cho Phú Yên hát

Vĩnh An - Nhạc sĩ của những miền quê
Sinh ra và lớn lên ở Bình Định, một vùng quê được coi là chiếc nôi của nghệ thuật Tuồng, có lẽ vì thế mà màu sắc âm hưởng của môn nghệ thuật này rất đậm nét trong nhiều tác phẩm của Vĩnh An
Nghe một số sáng tác của nhạc sĩ Vĩnh An
Nắng ấm quê hương Thái BìnhThể hiện: Đình Chiểu - Huyền Phin
Đi tìm người hát lý thương nhauThể hiện: Trung Đức
Chiều Ô LoanThể hiện: Bích Việt
Nhạc sĩ Vĩnh An sinh năm 1929 tại Tây Sơn - Bình Định trong một gia đình đam mê nghệ thuật. Cha là tay đàn giỏi, chú là giọng hát hay, đã từng tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên dân chủ. Lớn lên trong không khí hát bội Bình Định và hào khí trống trận Quang Trung, sau Hiệp định Genève, Vĩnh An rời vùng tự do Khu V ra Bắc tập kết và nổi tiếng ngay bằng bài hát Dấu chân trên rừng. Sau đó là Gửi anh lính bờ Nam và Như cánh chim Kơtia.
Có thể nói, sự trưởng thành của Vĩnh An trên con đường âm nhạc là do quá trình tự học, học ở các bậc thầy và đàn anh đi trước, học ở trường nghệ thuật quân đội và các chuyên gia nước ngoài. Ông sáng tác nhạc từ trước Cách mạng Tháng Tám. Vĩnh An yêu thích các làn điệu dân ca dân tộc, đặc biệt là những làn điệu quê hương, có lẽ điều này bắt nguồn từ tình cảm với quê hương của ông.
Nhạc sĩ Vĩnh An đã từng là người lính tham gia hoạt động thời kì bí mật, từng giữ các cương vị đại đội trưởng, huyện đội trưởng, trưởng đoàn đoàn văn công quân đội, trưởng ban tuyên huấn... Ở bất cứ cương vị nào, người "nhạc sĩ" trong ông vẫn luôn đam mê âm nhạc, ông vẫn gắn bó cùng cây đàn trong suốt những chặng đường hành quân.
Trong chiến tranh chống Mỹ, Vĩnh An đã từng đi thực tế đến vùng đất lửa Quảng Bình. Những bài hát Bà mẹ trên sông Quảng Bình, Mùa về bên bờ sông Kiến Giang của ông đã góp thêm những đường nét vào bức tranh âm thanh hoành tráng của Quảng Bình chiến đấu.
Tuy trong sáng tác của Vĩnh An ít thấy những khúc quân hành nhưng không vì thế mà mất đi sự gần gũi giữa ông với những người lính. Thông qua các sáng tác của mình, Vĩnh Anh đã dành cho các chiến sĩ những tình cảm yêu mến thiết tha nhất mà ca khúc "Khúc hát đảo xa" là một ví dụ. Bài hát ra đời sau một chuyến đi 21 ngày đêm ra đảo Cồn Cỏ, cùng sống với các chiến sĩ dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù, cùng chia từng nắm cơm, từng lon nước, những cảm xúc ấy đã được Vĩnh An chuyển tải nguyên vẹn vào những lời ca đầy ắp tình cảm của mình "có ra đảo nhớ cho ta gửi vào lời thương, tàu đi mây bay cuốn theo lòng mến thương".
Bước vào thập kỷ đổi mới gần đây, ông trở về quê hương sông Côn của mình và viết ca khúc Đi tìm người hát Lý Thương nhau rất nổi tiếng hay Nắng ấm quê hương viết về Thái Bình.
Những tác phẩm của nhạc sĩ Vĩnh An luôn nhận được nhiều lời yêu cầu của đông đảo thính giả nghe Đài TNVN. Một trong số đó là ca khúc "Đẹp mãi tên anh". Vĩnh An viết ca khúc này sau ngày đất nước giải phóng, non sông liền một dải, cả nước cùng chung niềm hân hoan. Có lẽ vì thế "Đẹp mãi tên anh" đã là một trong những bài hát thành công, nó không chỉ ngợi ca vẻ đẹp thanh cao của người chiến sĩ mà còn thể hiện sự vận dụng một cách hài hòa chất liệu âm nhạc dân gian: Điệu Tứ Quý của Chèo và điệu Xuân Nữ của Tuồng.
Sinh ra và lớn lên ở Bình Định, một vùng quê được coi là chiếc nôi của nghệ thuật Tuồng, có lẽ vì thế mà màu sắc âm hưởng của môn nghệ thuật này rất đậm nét trong nhiều tác phẩm của Vĩnh An. Cũng có người cho rằng những tác phẩm của ông đã thể hiện cảm hứng nghệ thuật Tuồng khi ông se duyên cùng với một nghệ sĩ Tuồng - NSND Đàm Liên. Thật khó có thể phân định được, chỉ biết rằng khi gặp nhau, hai tâm hồn nghệ sĩ ấy đã yêu thương và chắp cánh cho nhau rất nhiều.
Nhạc sĩ Vĩnh An đã sáng tác hơn 300 ca khúc, hàng chục tác phẩm nhạc không lời cho sân khấu và điện ảnh. Với vốn văn học của một cây bút đã tốt nghiệp Đại học Văn, ông còn viết hàng trăm bản ca từ cho các làn điệu dân ca Bắc, Trung, Nam và hàng chục tác phẩm âm nhạc dành cho sân khấu. Những nhận xét "Vĩnh An - con người của dân ca" hay "Vĩnh An - Nhạc sĩ của những miền quê" đã bao trùm lên tất cả tác phẩm và con người của ông./.

Minh Hà (VOV)

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

Nhà thơ màu đỏ



Như không hề có cuộc chia ly
Đó là câu cuối bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” của nhà thơ liệt sĩ Nguyễn Mỹ - một trong 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX sống mãi cùng năm tháng trong lòng bạn đọc yêu thơ nhiều thế hệ.
Câu thơ ấy được Đài truyền hình Việt Nam chọn làm tiêu đề cho một chương trình đoàn tụ đầy cảm động làm rung động trái tim hàng triệu người xem. Người con ưu tú đất Phú Yên - nhà thơ tài hoa Nguyễn Mỹ là cựu học sinh Lương Văn Chánh, sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, tài hoa ở xã An Nghiệp huyện Tuy An, có người anh là nhạc sĩ Nhật Lai nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1952, chàng trai Nguyễn Mỹ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”, xung phong vào quân đội khi vừa 16 tuổi.

Những năm tháng tập kết ra Bắc, Nguyễn Mỹ đóng quân ở Nghệ An và từ năm 1957 có thơ đăng rải rác ở các tờ báo danh tiếng của Thủ đô. Năm 1960, Nguyễn Mỹ chuyển ngành học Đại học Văn, công tác ở Nhà xuất bản phổ thông, tiếp tục làm thơ và thành danh với kiệt tác “Cuộc chia ly màu đỏ” in lần đầu trên Báo Văn nghệ năm 1964 và được tập hợp trong tập Sức Mới 1 (1965) và in chung thành tập với “Sắc cầu vồng” của Nguyễn Trọng Định.

Thời ấy, cả miền Bắc nôn nao những cuộc chia ly bi tráng tiễn người ra trận. Chứng kiến những giây phút thiêng liêng cảm động của người chị dâu tiễn anh trai - nhạc sĩ Nhật Lai vào chiến trường năm 1962 - và các đôi lứa yêu nhau phải tạm xa nhau không hẹn ngày về một thời lửa đạn, Nguyễn Mỹ đã tạc vào thơ những cuộc chia ly thời chống Mỹ với những vẻ đẹp tâm hồn lung linh của kẻ ở người đi bằng bút pháp trữ tình lãng mạn cách mạng làm lay động lòng người. Bởi chính tác giả cũng trở thành nhân vật. Năm 1968 anh trở về Nam chiến đấu, có điều cuộc chia ly ấy thiếu một màu áo đỏ, anh chưa có một mối tình đúng nghĩa mà chỉ phảng phất trong thơ như khói như sương ở dạng đơn phương. Mãi mãi nằm xuống bên bờ sông Đăkta (Trà My - Quảng Nam) ngày 16/5/1971 ở tuổi 35 khi tài năng đang chín rộ, Nguyễn Mỹ vẫn chưa có một bóng áo đỏ của riêng mình bởi chiến trường khắc nghiệt không có chỗ để tìm hiểu, mơ mộng, yêu đương.

Nhiều bài thơ về đề tài tiễn người ra trận của những tác giả cùng thời đã chìm vào lãng quên sau khi hoàn thành nhiệm vụ cổ động vinh quang. Còn “Cuộc chia ly màu đỏ” thì “Như không hề có cuộc chia ly” vẫn “Trên dốc cao vẫy gọi đoàn người” bởi những giá trị thơ ca đích thực. Hình tượng cuộc chia ly trong thơ đan xen giữa chi tiết thực và siêu thực. Nước mắt chảy là thực, “Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi” là siêu thực, là khát vọng làm ấm lòng người ra đi, chia ly mà không nhuốm chất bi, vẫn khát khao ngày đoàn tụ khi nghiệp lớn giải phóng dân tộc hoàn thành. Những giọt nước mắt “long lanh nóng bỏng, sáng ngời” lung linh trong tia nắng “rạng đông bừng trên nét mặt” như bừng lên sinh khí quanh “Cây si xanh gọi họ đến ngồi. Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai”.

“Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau” chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chủ đề tư tưởng của tác phẩm và “Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy” mãi mãi đi theo bước chân người lính cho đến ngày toàn thắng.

Kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, PYCT trân trọng giới thiệu ba bài thơ của Nguyễn Mỹ như ba nén hương lòng tưởng nhớ một người con tài hoa của quê hương, đất nước đã vĩnh viễn ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh và để nói rằng thơ ca đích thực trường tồn cùng năm tháng.

Cuộc chia ly màu đỏ

Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa
Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy
Không che được nước mắt cô đã chảy
Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời
Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi
Và rạng đông đã bừng trên nét mặt
Một rạng đông với màu hồng ngọc
Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Đã tỏa sáng. Những tâm hồn cao đẹp
Nắng vẫn còn ngời trên mắt lá si
Và người chồng ấy đã ra đi...
Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
“Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau!”

Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa, giữa đêm gió rét...
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly...
9/1964

Giấc mơ xanh

“Lẻ loi như cụm núi Sầm
Thản nhiên như mặt nước đầm Ô Loan”
(Ca dao Phú Yên)

Giấc mơ xanh còn xanh mãi của tôi
Là Ô Loan đầm nước trong ngời
Tôi như con sóng nhoài trên biển
Mẹ gọi về đây nghỉ chút thôi

Mẹ đặt đầu tôi trên lưỡi cát
Chắn ngang biển lớn đến tìm tôi
Ru tôi mẹ hát bài dương liễu
Rắc ước mơ vào trong sóng khơi

Cha già như bóng núi trầm ngâm
Như dáng trầm tư cụm núi Sầm
Rêu xanh như thể chưa hề chứa
Dáng dấp đời xuân ngọn sóng thầm

Giấc mơ xanh còn xanh mãi của tôi
Là Ô Loan, đầm mẹ sáng ngời
Con đi, mẹ nhé, triều đang gọi
Nâng giấc mơ lên tới đỉnh trời.
1966
(Viết tại xưởng phấn Nguyễn Diên bên hồ Trúc Bạch - Hà Nội)

Tuy An

Núi Ông lom khom, núi Bà đội nón
Hòn Chiêng hòn Trống chiều sớm ngân nga
Ôi Tuy An, núi với người chen chúc
Nhộn nhịp sắc màu mảnh đất vang ca...

Những thung vui sớm chiều nghe biển gọi
Núi khép vòng tay không muốn người đi
Người cưỡi núi thúc chồm ra tận biển
Hòn Yến đỏ ngời giữa sóng xanh say

Những làng xóm quây quần trong thung biếc
Sắn, mía, đậu, gai trèo ruộng bậc thang
Làng trên núi, giếng Tiên trên núi
Tiếng hát lô vần vụ những chim đàn

Đất Hòa Đa đen mà sinh bông trắng
Rừng cà phê chín đỏ đất An Xuân
Xoài Đá Trắng, hồ tiêu Trà Né
Cá mắm Tiên Châu, nếp Tượng đồng Trong

Đất vui quá! Đến sông còn bịn rịn
Sắp tới biển rồi còn mở tay ôm...
Biển vào Ô Loan nằm ngủ thiếp
Sò huyết sinh trong đáy giấc mơ xanh
Hãy nhớ về đầm Ô Loan bạn nhé!
Trời, đất tinh trong cho bạn thấy trái tim mình...

Ba Đà Rằng

Nhạc sĩ số 1 Phú Yên

Nhật Lai và Hà Tây quê lụa
“Hà Tây! Vọng gác thủ đô! Cô gái Suối Hai chàng trai Cầu Giẽ”... Ít ai biết, tác giải của bài Hà Tây quê lụa - “tỉnh ca” của Hà Tây - lại là một nhạc sĩ quê tận Phú Yên - nhạc sĩ Nhật Lai (đã ra đi vào năm 1987). Tên thật của ông trùng với tên của nhà văn Nguyễn Tuân, nhưng vì trông rất giống người Nhật Bản nên bị bạn bè gọi đùa là...“lai Nhật”, từ đó mà thành bút hiệu Nhật Lai. Ông chính là anh trai của nhà thơ Nguyễn Mỹ - tác giả của Cuộc chia ly màu đỏ bất hủ.
Nhạc sĩ Nhật Lai.Cách đây ít lâu, tôi nhận được một cuốn sách do người bạn gửi tặng. Đó là tập sách nhạc, tuyển chọn 64 ca khúc được chọn làm “tỉnh ca” của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cuốn sách mang tên Đường tôi đi dài theo đất nước, thật giống như một chuyến tàu, chở âm nhạc băng qua bao suối bao sông, bao đồng bao biển để từ Tây Bắc, Đông Bắc về đồng bằng Bắc Bộ, vào miền Trung, vượt lên Tây Nguyên, ghé qua miền Tây Nam Bộ rồi xuống đất Mũi Cà Mau. Khi mở tập sách nhạc này, tôi đã dừng lại khá lâu bên bài Hà Tây quê lụa và hát vang khúc “tỉnh ca” mà nhạc sĩ Nhật Lai đã viết. Ông đâu ngờ bài hát này đã được chọn làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tây. Bài “tỉnh ca” ấy đã khắc sâu vào tâm hồn và trở thành một thứ tài sản phi vật thể, thành niềm tự hào của cư dân xứ Đông, xứ Đoài…; thành nỗi nhớ quê của kẻ dứt áo ra đi - mà tôi cũng chỉ là một.

Tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Nhật Lai rất phong phú. Về nhạc múa, có thể kể: Rông chiêng, Đi săn, Phiên chợ Chămpa, Tiếng trống Chăm H’roi.. Ca kịch, ca cảnh có: Mơnông Ti pri, Ama Trang Lơng, Thử lửa… Khí nhạc có: Vũ khúc Tây Nguyên, Giao hưởng đất lửa… Nhạc kịch có Bên bờ Krông Pa… và hàng chục ca khúc như: Hà Tây quê lụa, Cánh chim lạc đàn, Bài ca anh Hồ Giáo, Mặt trời Êđê… Ngoài ra, ông còn sưu tầm, chỉnh lý hàng chục bài dân ca Jrai, Bana, Êđê, H’rê, sáng tác nhạc cho phim…Đêm nay tôi tìm lại cuốn sách bạn gửi tặng hôm nào, lật mở trang 84+85, gặp lại những câu nhạc mượt mà của nhạc sĩ Nhật Lai và biết rằng, khi tái bản cuốn sách Đường tôi đi dài theo đất nước, dù yêu biết bao, dù thích nhường nào, bạn tôi cũng bỏ đi bài hát ấy. Nếu để bài hát ở đó, sẽ là một sai sót của người biên tập, vì Hà Tây đã thuộc về Hà Nội… Nhưng mà đó là chuyện của mai này, là công việc của người làm sách. Khi biết tin Hà Nội có thêm Hà Tây, tôi lấy xe đi qua gốc gạo làng, ra với cánh đồng lúa vẫn như đang rì rào kể chuyện, và chợt nhớ đến Nhật Lai. Ông đã viết Hà Tây quê lụa cho chúng tôi bằng một trái tim nhiều thương mến: “Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh/ Trời đất Hà Tây, tay em dệt lụa/ Sữa trắng Ba Vì thóc vàng Khu Cháy, hồn thơ Nguyễn Trãi dệt thành vần/ Sông Tích, sông Đà giăng lụa mênh mông…”. Ông đã viết Hà Tây quê lụa bằng cái nhìn xanh non của một cư dân vùng đất Phú Yên bốn mùa nắng gió. Tôi đã đọc được ở đâu đó và nhớ như in rằng, nhạc sĩ Nhật Lai sinh năm 1931 ở làng An Nghiệp, Tuy An (Phú Yên). Ông có một cái tên khai sinh thật dễ nhớ, vì trùng với bút danh một nhà văn lớn của Việt Nam: Nguyễn Tuân. Chẳng phải vì “sợ” tên tuổi lớn đó mà ông tìm cho mình một tên gọi khác, mà chỉ đơn giản là ông trông giống người Nhật Bản, nên bạn bè thường nói đùa ông là… lai Nhật. Lâu dần, tiếng gọi “Nhật lai” trở thành bút danh Nhật Lai và được ký dưới những trường ca, nhạc kịch hay ca khúc. Ông cũng chính là anh trai của nhà thơ Nguyễn Mỹ - tác giả bài thơ nổi tiếng Cuộc chia ly màu đỏ...

Năm 1954, nhạc sĩ Nhật Lai tập kết ra Bắc, chính thức hòa nhập vào cuộc sống cùng nhân dân miền Bắc. Vì lẽ ấy ông rất hiểu cuộc sống của người dân miền Bắc thời kỳ đó. Trong những năm máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc, ông xót xa trước cảnh những cánh đồng lúa xanh bị bom đạn cày phá. Từ thực tế cộng thêm nhiều trải nghiệm, Nhật Lai đã xúc động đặt bút viết ca khúc Hà Tây quê lụa. Đó là năm 1965. Giai điệu của bài hát mềm mại, êm mát như tấm lụa làng Vạn Phúc. Thật xúc động biết bao khi nghe tiếng hát nghệ sĩ Quốc Hưng ngân lên da diết: “Đan Phượng ơi! Quê hương người gái đảm/ Đồng hợp tác xanh tươi cấy dày thẳng tắp, anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc... Hà Tây, cửa ngõ Thủ đô/ Áo giáp chở che ngàn năm bền vững...”.

Tạo hóa ban cho đất Hà Tây thật nhiều cảnh đẹp: Hương Sơn có suối Yến lững lờ, xứ Đoài mây trắng, sông Tích, sông Đáy hiền hòa trôi xuôi như những dải lụa mềm vắt qua vùng gấm vóc. Mỗi khi bài hát vang lên, ta như được nhìn thấy những em gái má hồng môi đỏ ngồi quay xa dệt lụa, như được tham gia vào một chuyến du ngoạn qua những địa danh nổi tiếng của Hà Tây bằng chiếc xe âm nhạc.

Bây giờ, với quyết định nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây về Hà Nội, Hà Tây quê lụa sẽ không còn là một bài “tỉnh ca” nữa. Rồi đây nó sẽ sống một đời sống tự do hơn. Bức tranh bằng âm nhạc về một vùng đất của Việt Nam với lụa là gấm vóc, với “sông Tích, sông Đà giăng lụa mênh mông…” đã khắc sâu trong lòng người yêu nhạc, như một kỷ niệm khó mờ phai…

(Theo PYO)


Nhật Lai(1931-1987)
Thầy dạy chính của tôi là những dàn cồng, dàn chiêng, những dàn trống dân tộc, những bài dân ca, những điệu dân vũ... Nhật

Nhật Lai, tên thật là Nguyễn Tuân, sinh ngày 12-5-1931, tại Tuy An, tỉnh Phú Yên trong một gia đình tiểu thương। Cha là thầy lang, kiếm sống tạm đủ với nghề bốc thuốc. Họ hàng bên nội giàu sang, không con cái nên luôn tìm cách lôi kéo cậu cả Tuân và em trai (sau này là nhà thơ Nguyễn Mỹ[1]) về phía nội để làm người nối dõi tông đường. Mọi cách thuyết phục, kể cả sự “mua chuộc” bằng tiền bạc của họ nội mãi chẳng thành. Trước “hai phe” đối lập nội ngoại không chỉ ở sự giàu nghèo, mà còn vì quan điểm khác nhau, gia đình chú bé Tuân lúc đầu còn trung lập “đứng cửa giữa”, về sau nghiêng hẳn về bên ngoại nghèo, tài sản chẳng có gì ngoài một thứ gia truyền đáng quý: tài nǎng âm nhạc. Ông ngoại từng là thầy dạy nhạc trong triều đình Huế, nhiều ông cậu bà dì là những nghệ nhân đờn ca nhạc cổ, riêng trong nhà hợp lại cũng đủ một dàn nhạc lễ. Họ vô tình đan kết thành cái nôi âm nhạc bao bọc lấy tuổi thơ của bé Tuân, một tuổi thơ ngày ngày được nghe, được tập đàn hát những bài dân ca, tuồng cổ. Hiếu động, hiếu thắng, nhưng rất mơ mộng và giàu trí tưởng tượng, cậu bé còn sớm bộc lộ khả nǎng tổ chức hoạt động vǎn nghệ, thích tụ hợp lũ nǎm lũ bảy nổi đình nổi đám với các cuộc hát ca, chơi đàn, diễn kịch. Cậu tự khoét những cây sáo mò o, để sớm chiều mê mẩn thổi vào không gian mênh mông nắng và gió của miền biển Phú Yên những bài hát tân nhạc lãng mạn nổi tiếng thời đó. Nỗi đam mê ca nhạc đến dị thường khiến cho người mẹ cũng phải thắc mắc, không biết thứ “bùa mê quỷ ám” gì đã làm con trai bà cứ đàn hát suốt ngày đêm “như điên dại vậy”[2]. Từ nǎm 16 tuổi ra Quảng Ngãi học trường Trung học bình dân miền Nam Trung bộ, Nguyễn Tuân mới được tiếp thu một cách bài bản hơn những kiến thức âm nhạc phương Tây, học hòa âm, đánh violon và harmonium. Chính nơi đây đã nảy sinh ra biệt danh vui đùa “Nhật lùn, Nhật lai” dành cho anh chàng trông như “lai” người Nhật. Rồi chỉ ít lâu sau, thay cho cái tên khai sinh tình cờ trùng với nhà vǎn Nguyễn Tuân, biệt hiệu “Nhật Lai” đã trở thành tên gọi chính thức gắn liền với một sự nghiệp âm nhạc. Sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Nhật Lai là bài hát viết cho quê hương Chiều trên cầu Bồng Sơn (1948). Cảm xúc trước cảnh đập Đồng Cam bị tàn phá và nạn đói ở quê nhà đã dẫn đến Cǎm thù thằng Tây cướp mùa lúa đen, một bài hát ngấm sâu vào lòng người Phú Yên những nǎm kháng chiến chống Pháp. Lớn lên trong một đại gia đình nhiều người tham gia cách mạng và thoát ly đi kháng chiến, bản thân lại mê kiếm hiệp, sẵn “máu” anh hùng cá nhân, luôn tự thân tồn tại, chàng nhạc sĩ tuổi mười tám đã tình nguyện vào vùng địch hậu Đắc Lắc làm công tác tuyên truyền chống Pháp. Thế là sau Phú Yên - nơi sinh thành, nơi lưu truyền dòng máu mê ca nhạc cho Nhật Lai, Tây Nguyên đã trở thành quê hương thứ hai - miền đất khởi nguồn cho một dòng cảm hứng sáng tạo mãnh liệt trong nhạc sĩ. Dung dị, ít nói, bộc trực, chân thành, quyết liệt..., những tính cách “rất Tây Nguyên” trong con người Nhật Lai đã đưa ông hòa nhập hết sức tự nhiên vào đời sống sinh hoạt và tinh thần của các dân tộc ít người. Đóng khố, hút tẩu, mang gùi, đi chân đất, sǎn bắn như một thiện xạ nhà nghề, thông thạo nhiều tiếng dân tộc - Ê đê, Gia rai, Bana, Hơ rê..., Nhật Lai hoàn toàn không khác dân “thổ địa” chính cống. Chẳng những có vẻ ngoài giống hệt người dân tộc, Nhật Lai còn mang trong mình cái hồn, cái tâm của một nghệ nhân dân tộc, ông đã nắm trong tay kho báu âm nhạc dân gian của các dân tộc vùng cao nguyên vào thời bấy giờ chưa được mấy ai quan tâm. Thuộc hàng nghìn bài dân ca, viết hàng trǎm ca khúc bằng tiếng dân tộc, “nghệ nhân hát rong” Nhật Lai vừa đàn hát biểu diễn, vừa dạy hát tuyên truyền hết buôn này đến buôn nọ. Có lần, nhạc sĩ đưa một tốp độ chục người Ê đê về quê nhà biểu diễn, khiến cho bà mẹ hoảng hồn khi nhận thấy con trai mình bôi mặt đen thui, cũng đóng khố, đeo tên, nồng nhiệt hát múa trong đám người dân tộc. Những tháng nǎm làm “dân” cao nguyên (1949-1954) đã để lại trong sáng tác Nhật Lai nhiều bài ca đặc chất núi rừng: Tǎm thơi, Chim Kơtia, Xuống chòi mau lên em!, Thương anh cán bộ, Đợi chờ, Tiếng cồng đêm ngừng chiến... Chưa hết, chất Tây Nguyên còn tiếp tục âm vang trong nhiều tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc ở các giai đoạn sau này của Nhật Lai. Tính cách Tây Nguyên “ǎn” vào máu, vào âm nhạc của ông, đến mức hàng chục nǎm sau vẫn có người lầm tưởng ông có gốc gác Tây Nguyên, hoặc bài hát của ông là dân ca Tây Nguyên. Quả thực nhiều nhạc sĩ đã sử dụng nét nhạc Tây Nguyên của Nhật Lai như khai thác chất liệu dân gian vậy. Sống trên đất Bắc, Nhật Lai vẫn là một “nhạc sĩ của Tây Nguyên” với hàng loạt ca khúc: Suối đàn T'rưng, Chim lạc đàn, Chim Pông Kơle, Gửi Việt Bắc, Về buôn xưa, Xê bǎng hiêng hành khúc ca, Mùa xuân trên quê hương, Giữ lấy màu xanh, Tiếng hát Mơ nông Tibri, Câu chuyện bên dòng suối, Mặt trời Ê đê, Tôi gặp mẹ tôi... Vốn là người chẳng sợ khó sợ khổ, Nhật Lai luôn đưa các “mũi nhọn” của đoàn vǎn công đến kịp thời phục vụ những nơi nước sôi lửa bỏng. Ông có mặt trong các chiến dịch chống hạn chống úng ở nông thôn, chống phỉ ở Hà Giang (1960) và chiến trường khu IV giữa lúc máy bay Mỹ bắn phá rất ác liệt (1965). Cảm xúc từ những chuyến đi thực tế được ghi lại trong nhiều bài ca: Đan lưới, Bài ca sông Nhật Lệ, Bài ca anh Hồ Giáo, Hà Tây quê lụa... Là người đi đầu trong sưu tầm và biên soạn dân ca Tây Nguyên, kế thừa và phát triển vốn quý đó trong sáng tác, Nhật Lai tiếp tục đưa Tây Nguyên đến với những thể loại thanh nhạc lớn hơn ca khúc, như một loạt ca kịch và ca cảnh viết trong những nǎm 60-70: Ama Trang Lơng, Thử lửa, Hơ bia, Hơ On, Nữ thần mặt trời... Đó là những bước tiến dần đến Bên bờ Krông pa (1968) - đỉnh cao của ông trong lĩnh vực opéra. Những dòng ghi chép từ nǎm 1957 cho biết nhạc sĩ đã “nhắm trước” cho mình cái đích phải đến và không ngừng trǎn trở để đạt được ước vọng đó: “Tự luyện, tự học, tự nghiên cứu tìm tòi vốn cũ dân gian và kinh nghiệm quốc tế để tiến lên sáng tác nhạc kịch (opéra) là đỉnh cao nhất trong cuộc đời nghệ thuật của ta!”[3]. Và ông đã trở thành người thứ hai, tiếp sau nhạc sĩ Đỗ Nhuận, đặt nền móng cho loại hình nghệ thuật tổng hợp này tại Việt Nam. Tự học trong “trường đời”, chưa từng qua khóa đào tạo chính quy nào ngoài những lớp sáng tác ngắn hạn của chuyên gia Liên Xô (cũ) và Triều Tiên, điều này không hề ngǎn cản Nhật Lai thể hiện một cách độc đáo bản lĩnh nghệ thuật của mình trong lĩnh vực nhạc không lời. Bản lĩnh ấy đã được nuôi dưỡng bởi tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào âm nhạc dân gian, vào những con người vô danh - được ông tôn làm thầy - đang nắm giữ và hồn nhiên lưu truyền vốn quý cho đời sau: “Ta đã học qua một trường đại học nghệ thuật lớn nhất trong thực tế, cho nên ta nói không hề biết sợ hãi”[4]. Bản lĩnh ấy đã đưa Nhật Lai vào hàng các nhà soạn nhạc tên tuổi của khí nhạc Việt Nam, qua các tác phẩm giao hưởng thính phòng như hòa tấu Vũ khúc Tây Nguyên, rhapsodie Tiếng cồng mùa xuân, ballade Tiếng trống đồng (1974), Giao hưởng số 1 Đất lửa (1982)... Nói đến gia tài nhạc không lời của Nhật Lai còn phải kể đến nhạc phim (Rừng Xà nu, Tiếng gọi phía trước) và đặc biệt là nhạc múa. Ông viết nhạc nền cho một số lượng khổng lồ những tiết mục múa: Rông chiêng, Đi sǎn, Múa chǎm, Múa trống Tây Nguyên, Múa chiếc coong, Cô gái Ê đê, Đâm trâu, Giã gạo..., và các kịch múa: Hoa sen, Thạch Sanh, Nỏ thần... Hiếm thấy nhạc sĩ nào say mê “sống chết” với ngành múa như Nhật Lai. Ông tập hợp và đúc kết kinh nghiệm múa dân gian, từ nhạc đến động tác, và ông là người có công lớn trong việc truyền đạt lại nhiều điệu dân vũ của các dân tộc khác nhau trên dải đất Tây Nguyên. Vào cái thời còn chưa có các nhà biên đạo múa chuyên nghiệp, Nhật Lai vừa viết nhạc vừa kiêm dàn dựng múa, nhiều tiết mục của ông được hoan nghênh không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Trong những nǎm phụ trách các đoàn vǎn công - Đoàn Vǎn công Tây Nguyên (từ nǎm 1954), rồi Đoàn ca múa miền Nam (từ nǎm 1961), Nhật Lai không chỉ “gánh” lấy vai trò biên đạo, mà còn dành nhiều tâm lực vào việc đào tạo diễn viên ca múa và biên đạo vũ kịch. Ông tỏ ra nhạy cảm tinh tường trong phát hiện những tài nǎng trẻ, không ít “đệ tử” của Nhật Lai sau này đã trở thành nghệ sĩ múa nổi tiếng, và cũng không ít nhạc sĩ biểu diễn và sáng tác người Tây Nguyên đã trưởng thành nhờ sự dẫn dắt của “già làng” Nhật Lai. Nhật Lai đã có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực biểu diễn nhờ tài hát múa, diễn xuất và dàn dựng. Những khả nǎng trời phú ấy từng làm kinh ngạc nhiều nhạc sĩ nước ngoài có mặt trong một trại sáng tác do Hội Nhạc sĩ Liên Xô (cũ) tổ chức. Lần đó, Nhật Lai cùng với nhạc sĩ Hoàng Vân giới thiệu về âm nhạc Tây Nguyên và để minh họa cho “diễn giả” Hoàng Vân, “nghệ nhân” Nhật Lai đã độc diễn xuất thần trong nhiều vai: người đi sǎn, phát rẫy, trỉa bắp... Ông nhập vai và hát dân ca hay đến mức cử tọa cứ tưởng ông đích thực là nghệ sĩ dân gian. “Nhạc sĩ phải yêu dân ca như yêu vợ của anh ta”[5] - sự so sánh trong quan niệm sáng tác của Nhật Lai phần nào cho thấy tình yêu dành cho dân ca cũng như cho vợ có ý nghĩa thế nào trong cuộc đời nhạc sĩ. Trời cho Nhật Lai gắn bó với dân tộc ít người trong sáng tạo nghệ thuật, trời cũng cho Nhật Lai mang nặng duyên phận với phụ nữ dân tộc trong cuộc đời riêng tư. Hình ảnh người vợ đầu - Châu Ngọc Lệ, diễn viên múa dân tộc Khơ me - không may mất sớm, vẫn mãi mãi lưu lại trong chương Nước mắt của viên Ngọc (giao hưởng Đất lửa). Đến với người vợ sau - Hồ Thị Kha Y, ca sĩ người Vân Kiều, Nhật Lai vốn từ lâu được coi như người anh em ruột thịt của các tộc người Tây Nguyên, giờ đã chính thức có một “quan hệ họ hàng” với Tây Nguyên trong vai trò chàng rể. Cuối nǎm 1986, Nhật Lai được mời đến Riga (Latvi, Liên Xô cũ) tham dự một liên hoan âm nhạc giao hưởng. Không ngờ đó là chuyến đi cuối cùng trong đời “người hát rong” Nhật Lai. Có lẽ cái lạnh khắc nghiệt, lại thêm sự xúc động trước hiệu quả trình diễn giao hưởng Đất lửa ở nơi xa xôi ấy vô tình làm tổn hại nốt chút sức lực còn lưu lại trong cơ thể đã vắt kiệt mình cho lao động nghệ thuật của ông. Vừa trở về ông đã vội vã ra đi, ra đi vĩnh viễn vào một ngày đầu nǎm mới, 5-1-1987. Tây Nguyên mãi nhớ thương một “già làng” âm nhạc, Hà Tây quê lụa mãi tự hào về món quà âm nhạc ông gửi lại cho mảnh đất “cửa ngõ Thủ đô” này, người đời không quên những tác phẩm độc đáo làm nên một tên tuổi Nhật Lai. Với những nhạc phẩm để đời ấy, ông đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về vǎn học nghệ thuật nǎm 2002.

Nhạc sĩ Nhật Lai tên thật là Nguyễn Tuân। Ông sinh ngày 12/5/1931, tại Tuy An, Phú Yên।Nhạc sĩ Nhật Lai đến với âm nhạc từ rất sớm, ông đánh trống, chiêng trong dàn nhạc cổ của ông ngoại tại Thừa Thiên Huế। Năm 1947, ông ra Quảng Ngãi học trường Trung học bình dân Nam Trung bộ। Ở đây, ông có điều kiện tiếp xúc với những kiến thức âm nhạc phương Tây và học thêm đàn Violon, Harmonium. Năm 1948, ông viết ca khúc đầu tiên Chiều trên cầu Bồng Sơn và tiếp đó là bài Căm thù thằng Tây cướp mùa lúa đen. Cũng trong năm 1948, Nhật Lai xung phong vào vùng địch hậu Daklak, hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ. Sống và chiến đấu cùng với những bản làng Tây Nguyên, ông thông thạo các thứ tiếng dân tộc Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, đắm mình trong âm nhạc dân gian các dân tộc Tây Nguyên. Ông thuộc hàng trăm làn điệu dân ca của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và bắt đầu đi sâu sưu tầm, nghiên cứu về âm nhạc Tây Nguyên. Nhiều ca khúc được sáng tác trong giai đoạn này thấm đẫm âm hưởng Tây Nguyên như: Chim Kơtia, Xuống chòi mau đi em!, Đợi chờ, Tiếng cồng đêm ngừng chiến... Năm 1954, ông cùng Đoàn văn công các dân tộc miền Nam tập kết ra Bắc. Năm 1955, Ca kịch Ra đi của ông do Đoàn văn công các dân tộc miền Nam biểu diễn đã được giải thưởng đặc biệt trong Đại hội liên hoan văn công toàn quốc. Thời gian này ông được dự những khoá học ngắn hạn do các chuyên gia Triều Tiên và Liên Xô (cũ) giảng dạy. Mặc dầu sống trên đất Bắc nhưng những tác phẩm của ông vẫn vang vọng âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên với những ca khúc: Chim poong kle, Suối đàn t`rưng, Tiếng hát M`nông tipi... Trong đó, Chim poong kle đã trở thành bài hát thời thượng của thanh niên miền Bắc trong những năm đầu của thập niên 60. Những khóa học sáng tác ngắn hạn đó đã giúp ông có thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong sáng tạo nghệ thuật. Ông bắt đầu viết những tác phẩm thanh nhạc lớn hơn như: Ama Trang lơng, Thử lửa, Hơ Bia, Hơ On, Nữ thần mặt trời... Năm 1968 ông sáng tác vở opéra Bên bờ Krông. Opera này không những là đỉnh cao nghệ thuật của bản thân ông mà còn có ý nghĩa cột mốc trong nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. Đồng thời, ông được mời dự Liên hoan âm nhạc giao hưởng tại Latvia (Liên Xô cũ), biểu diễn giới thiệu Giao hưởng số 1 Đất lửa của ông. Những tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Nhật Lai dù là thanh nhạc hay khí nhạc đều có nét độc đáo, giai điệu đẹp, đa dạng, tiết tấu phong phú, tính dân tộc sâu đậm bắt nguồn từ dân ca mà chủ yếu là dân ca Tây Nguyên. Ông được xem như là người kế tiếp Đỗ Nhuận đặt nền móng cho nghệ thuật Opera Việt Nam, là người có nhiều công lao trong việc sưu tầm, biên soạn dân ca Tây Nguyên và là người có công lớn trong việc phổ biến, lưu giữ những điệu múa dân gian của vùng đất ba-zan. Với những cống hiến cho nghệ thuật, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2002.

*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Chim poong kle- Suối đàn t rưng-Tiếng hát Mnông टीपी- Ama Trang lơng- Thử lửa- Hơ Bia- Hơ On- Nữ thần mặt trời... - Vũ khúc Tây nguyên viết cho đàn T`rưng- Rhapsody Tiếng cồng mùa xuân- Ballad Tiếng trống đồng- Giao hưởng số 1 Đất lửa- Nhiều tác phẩm viết cho Ballet như: Hoa sen, Thạch Sanh, Nỏ thần- Âm nhạc cho múa: Đi săn, múa trống Tây nguyên, Đâm trâu, Giã gạo, Cô gái Ê-đê।- Âm nhạc cho phim : Rừng xà nu, Tiếng gọi phía trước


Thứ Tư, 25 tháng 6, 2008

Nhà thơ Thanh Tùng



Thời hoa đỏ như máu ứa


Mỗi mùa hoa đỏ về/ Hoa như mưa rơi rơi/ Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi/ Như máu ứa một thời trai trẻ…
Những câu thơ trong Thời hoa đỏ của nhà thơ Thanh Tùng được nhiều thế hệ đang yêu hát trên giai điệu âm nhạc tha thiết, mãnh liệt của Nguyễn Đình Bảng. Dù nhạc sĩ có làm vơi bớt nỗi buồn: “Như gợi nhớ về một thời trai trẻ” thì thi sĩ vẫn nhận lấy vết cắt đau đớn bởi cuộc tình…

Em không đi hết những ngày đắm say…

Nguyên mẫu nhân vật “em” trong bài thơ Thời hoa đỏ chính là vợ nhà thơ. Vợ Thanh Tùng một thời nhan sắc ở đất Cảng Hải Phòng và cũng nổi tiếng đa đoan. Ông, bà đến với nhau bắt đầu và kết thúc cũng vì thơ. Lúc chưa về sống cùng ông, bà cũng có làm thơ nhưng sau đó chuyên tâm lo nội trợ vì quá yêu thơ của ông. Nhiều bạn bè cùng thời Thanh Tùng ở đất Cảng nhận định đó là một cuộc tình đẹp như thơ.

Thế nhưng, dòng đời lắt léo lắm thác ghềnh, cuộc hôn nhân của hai người rồi cũng chảy đến khúc quanh chia lìa. Phải nói cho đúng, bà đã bỏ ông thi sĩ mộng mơ để mơ mộng một chân trời khác cho riêng mình. Dù người đã bỏ mình đi, vậy nhưng Thanh Tùng vẫn nhất mực yêu thương bà. Hai người có hai con chung và Thanh Tùng có thêm một tình yêu dang dở bao giờ cũng đẹp để suốt đời hoài vọng.

Sau nhiều năm hai người hai ngả vui đời sống của riêng mình, khoảng năm 1973, Thanh Tùng hay tin vợ cũ qua đời vì bệnh tim. Ông tức tốc xuống Quảng Ninh nơi bà đã sống trong những tháng ngày xa ông để tiễn đưa nhau lần cuối. Và bài thơ Thời hoa đỏ ra đời khi nỗi bi thương về cuộc tình, về phận mình trào lên cao độ: “Trong câu thơ của em anh không có mặt…/ Anh đâu buồn mà chỉ tiếc/ Em không đi hết những ngày đắm say”. Nhiều người cho rằng để có thơ hay thì chính tác giả phải trả một cái giá nào đó. Cái giá để có Thời hoa đỏ của Thanh Tùng đã trả phải chăng quá sức chịu đựng của một đời mộng mơ?!

Tuy nhiên, ông đã có cùng bà những năm tháng thật đẹp tại thành phố hoa phượng đỏ. Thanh Tùng làm thợ gò trong một nhà máy đóng tàu. Hai vợ chồng rất nghèo nhưng giàu thơ, giàu bè bạn. Chính những tháng năm tuyệt đẹp ấy đã chuyển tải thành vần điệu trong sáng, lan tỏa đến mọi người. Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao/ Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng/ Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tỉnh/ Chẳng cho lòng ta yên/ Anh mải mê về một màu mây xa/ Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ/ Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa…


Hôn nhân luôn “mặc định”


Có thể nói, chuyện hôn nhân của Thanh Tùng được ông mặc định cho số phận, thơ và do bạn bè “xui khiến”. Đang là một nhà thơ công nhân có danh ở Hải Phòng khi đất nước đang chiến tranh, Thanh Tùng theo nhà thơ Vân Long lên Hà Nội tìm thi sĩ Xuân Diệu nhờ “mắt xanh” thẩm định thơ. Xuân Diệu nghe Thanh Tùng đọc thơ xong liền hỏi: “Cậu có vợ chưa? Biết Thanh Tùng đang độc thân, Xuân Diệu “xúi” về lấy vợ đi chứ không đả động gì đến chuyện thơ. Thanh Tùng nghe lời Xuân Diệu cưới vợ ngay sau đó và… chỉ vài năm sau Thời hoa đỏ ra đời.
Năm 1995, Thanh Tùng “hành phương Nam” lập gia đình mới theo sự mai mối của vợ chồng nhà thơ Hoàng Hưng. Ngày tiễn ông ra sân ga, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha chỉ vào ba lô con cóc Thanh Tùng đang đeo bên người: “Đấy, hành trang 60 năm cuộc đời đấy”. Vào Sài Gòn, Thanh Tùng sống trong ngôi nhà của vợ - cũng là một độc giả mến yêu ông. Bà tên Thanh, đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ở trong ngôi nhà của vợ, Thanh Tùng viết được trường ca Phương Nam, trong đó có những câu thật xúc động: “Anh đang sống trong ngôi nhà, em đã mua bằng cả thời cô đơn thiếu nữ”.

Để được “sống trong ngôi nhà” với bà Thanh, Thanh Tùng phải chứng minh được thân phận… nhà thơ của mình. Vì ông lúc đó vẫn lang bạt, không nhà, không tiền, không chức vị… mà cái danh nhà thơ thì chỉ bảng lảng đâu đó trên chín tầng mây. Vợ chồng nhà thơ Hoàng Hưng và bè bạn đã đến thuyết phục gia đình bà Thanh. May sao lúc đó, ông nhận giải thưởng thơ của Hội nhà văn VN, thế là báo chí đưa tin, viết bài về ông. Nghiễm nhiên, “nói có sách, mách có… báo”, thân phận ông thuyết phục được gia đình vợ.

Nhà thơ một thời sống bằng nắm đấm!

Nhà thơ Trần Nhuận Minh (anh ruột thần đồng thơ Trần Đăng Khoa) trong tập Nhà thơ và hoa cỏ có bài thơ Nhà thơ áp tải viết về Thanh Tùng: Có ai ngờ nhà thơ/ Phải sống bằng nắm đấm và Chai rượu ngang dốc ngược/ Đứng bên trời uống chung. Bài thơ chân dung Thanh Tùng của Trần Nhuận Minh được nhiều bạn thơ nhớ vì đã vẽ quá đúng tính cách cùng những gì tác giả Thời hoa đỏ đã trải qua. Thanh Tùng yếu mềm trong thi ca và trong tình yêu. Ngoài đời ông cũng là người mau nước mắt, dù ở tuổi ngoài 70, ông vẫn bật khóc hồn nhiên khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh hay nghe những câu chuyện đau lòng. Nhưng đâu ai ngờ, ông một từng làm nghề áp tải hàng từ Hải Phòng lên Hà Nội thời đường số 5 cướp nhiều như rươi. Ông nhà thơ đã tung nắm đấm vào bọn cướp mà lại rất dễ xúc động, Thanh Tùng là thế!

Trần Hoàng Nhân
(thethaovanhoa.vn)
Ảnh: Nhà thơ Thanh Tung và Đào Đức Tuấn tại Tuy Hòa

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2008

ÔNG BIỀN &PHÚ YÊN

Nhà văn Đoàn Thạch Biền:
Tôi thích đọc tác phẩm đầu tay của các bạn trẻ

Phong trần, trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 60. Có lẽ vì hơn 30 năm qua, nhà văn Đoàn Thạch Biền đã quá đỗi thân thiết với các bạn trẻ, đầu tiên là bằng những tập truyện tươi rói và cực kỳ lôi cuốn, sau đó là bằng sự quan tâm, khích lệ - với vai trò chủ biên tuyển tập thơ văn Áo Trắng. Anh là “bà đỡ” mát tay cho rất nhiều tác phẩm khi các cây bút chập chững vào đường văn chương, và nhiều người trong số họ đã thành danh.
Đến bây giờ, Đoàn Thạch Biền vẫn dành tâm huyết cho những tác phẩm đầu tay, vẫn theo đuổi mảng đề tài về các bạn trẻ.


Nhà văn Đoàn Thạch Biền (thứ hai, bên trái), trò chuyện với các cộng tác viên Áo Trắng ở TP Tuy Hòa - Ảnh: P.V


THỂ NGHIỆM THÌ LUÔN LUÔN TỐT

* Các nhà văn đi trước không bao giờ muốn những người viết trẻ giẫm lên lối mòn, song họ cũng có cái nhìn nghiêm khắc đối với những thể nghiệm “không giống ai”. Riêng anh thì sao?

- Dĩ nhiên tôi cũng không muốn ai giẫm lên lối mòn, còn thể nghiệm thì luôn luôn tốt chứ. Có thể lúc đầu, sự thể nghiệm đó chưa được mọi người hiểu và thông cảm, nhưng cái hay là người ta đã dám thể nghiệm. Chẳng hạn nếu chúng ta cứ tiếp tục với thể thơ thất ngôn bát cú mà không “bước qua” thơ mới thì làm sao có thơ ngày nay? Đến bây giờ người ta lại “chê” thơ mới và làm thơ tự do, thơ hậu hiện đại. Dĩ nhiên, khi mới bắt đầu, có thể họ không được chấp nhận, nhưng riết rồi tạo thành thói quen, người ta đọc và cũng sẽ hiểu. Nếu chúng ta thật sự quan tâm và chúng ta khám phá thì trước sau cũng thành công, chứ đừng làm dáng.

* Có ý kiến cho rằng một số cây bút trẻ bây giờ nói về cái tôi nhiều quá. Anh thấy thế nào, điều này có tốt không?

- Đầu tiên, ai cũng nói về cái tôi, vì điều đó dễ nhứt. Một thời gian văn học nói về “chúng ta” nhiều rồi, cho nên cũng phải nói về cái tôi. Tâm hồn rất phong phú, “đào” được vào tâm hồn của chính mình thì tốt thôi. Nhưng nếu rất nhiều người viết như vậy thì cũng đi vào lối mòn, cho nên lại phải tìm một cách khác. Cứ đi vào cái tôi hoài thì sẽ nhàm chán.

* Anh nhận xét gì về các cây bút Áo Trắng ở Phú Yên?

- Theo tôi nhận thấy, các cây bút Áo Trắng ở Phú Yên mạnh về thơ, truyện thì chưa có ai nổi bật.

* Trong gần 20 năm gắn bó với tuyển tập thơ văn Áo Trắng, có bao giờ anh đọc tác phẩm của một người và nghĩ “bạn này dứt khoát không thể viết được”, thế nhưng sau đó họ lại trở thành nhà thơ, nhà văn?

- Tôi nghĩ ai cũng có thể lầm lẫn (cười). Dĩ nhiên mình không tự hào là có con mắt xanh, nhưng mà trong khi các tờ báo khác khẳng định một tác giả đã thành đạt, như cây đã cho quả, và người ta bắt đầu khen quả đó ngon, thì nhiệm vụ của Áo Trắng là bồi dưỡng cái cây để nó ra hoa ra quả. Những người viết cho Áo Trắng lúc đầu chưa thành đạt. Sau đó người ta đi làm báo, viết văn, làm thơ và thành đạt, như Dương Bình Nguyên, Trang Hạ, Phong Điệp… Áo Trắng giúp họ có cảm hứng để tiếp tục sáng tác. Chứ còn thời áo trắng mà biểu người ta viết một tác phẩm xuất sắc để đời thì… chưa có.

BẠN TRẺ LÀM SAO XA

* Thưa anh, điều gì xui khiến một thầy giáo, một nông dân, một công nhân tên Thịnh trở thành nhà văn Đoàn Thạch Biền?

- Mỗi người có một ý thích, người thích bóng đá, người thích chơi cây kiểng… Tôi yêu thích văn chương từ thời trung học - lúc đó tôi học ban C - và nghĩ văn chương sẽ theo mình cả đời. Lúc trẻ tôi viết, giờ tôi làm “huấn luyện viên”, làm “ông bầu”. Mai sau không thể làm “huấn luyện viên” thì tôi làm “cổ động viên”. Những bạn đã viết những tác phẩm hay thì tôi sẽ viết giới thiệu lên báo.
Với tôi, tác phẩm văn chương cũng như những… mối tình. Mối tình đầu có thể chưa hoàn hảo, chưa trọn vẹn, nhưng luôn khiến người ta dễ xúc động. Đó là lý do tại sao tôi thích đọc tác phẩm đầu tay của các bạn trẻ hơn là những tác phẩm đoạt giải.


* Anh được độc giả yêu mến, ngưỡng mộ bởi những tác phẩm viết cho tuổi mới lớn. Bây giờ, ở tuổi 60, anh có định tiếp tục chinh phục những độc giả tuổi xế chiều?

- Tôi nghĩ không phải cứ ở tuổi 60 thì viết để chinh phục độc giả tuổi 60. Những tác phẩm viết về tuổi trẻ của tôi có thể không còn hợp với các bạn trẻ bây giờ. Tôi phải cố gắng gần gũi các bạn để hiểu và viết những tác phẩm thích hợp với tuổi trẻ hôm nay. Mỗi nhà văn chọn một đề tài chứ không phải cứ thấy người ta làm cái này thành công là mình đi theo. Không nên như vậy. Tôi cũng viết truyện về công nhân - vì tôi là công nhân - rồi viết về chiến tranh, về cái chết, về vợ chồng… nhưng tôi nghĩ những tác phẩm đó không thành công, thua rất nhiều người khác. Bây giờ tôi vẫn tiếp tục viết về giới trẻ.

* Được biết anh còn viết kịch. Anh có tự tin rằng mình sẽ thành công như viết văn?

- Thật ra tôi viết kịch trước khi viết văn. Ngày trước tôi viết những vở kịch ngắn cho sinh viên biểu diễn trong những đêm văn nghệ. Sau đó tôi có in một tập kịch là Đêm của cỏ, cũng đã dựng nhiều trên đài nhưng không ra thị trường, bởi lẽ một đêm kịch thường khoảng hai tiếng rưỡi, còn kịch ngắn chỉ có 45 phút. Chẳng lẽ diễn hai ba vở một đêm? Nhưng nếu các bạn sinh viên muốn tập để diễn trong liên hoan văn nghệ thì kịch ngắn rất thích hợp.

* Anh sẽ nói gì với những bạn đã gởi hàng chục tác phẩm cho Áo Trắng nhưng vẫn chưa được đăng?

- Thì tiếp tục gởi. Nếu đã gởi 10 tác phẩm rồi thì gởi thêm một tác phẩm nữa, có khi tác phẩm thứ 11 sẽ được đăng. Đừng có nản! Nếu bạn yêu thích một công việc nào đó và bạn chăm chỉ làm thì sẽ thành công. Đừng vì gởi một hai bài không đăng là nản, không viết nữa. Đó là thử thách. Các bạn cũng đừng tin tưởng tờ Áo Trắng đến mức Áo Trắng không đăng thì nghĩ là tác phẩm đó dở. Nếu sau đó các bạn gởi cho những tờ báo khác, mà không nơi nào đăng thì đúng là tác phẩm dở thiệt. Còn tại sao tác phẩm của bạn đăng ở đây mà nơi khác không đăng là do không phù hợp với tờ báo đó, và do quan niệm của người chọn.

* Xin cảm ơn anh!


Nhà văn Đoàn Thạch Biền tên thật là Phạm Đức Thịnh, sinh năm 1948 tại Nam Định. Anh từng dạy học ở Bình Thuận, làm nông ở Bảo Lộc, làm công nhân ở TP Hồ Chí Minh, hiện công tác tại Báo Người Lao Động. Đoàn Thạch Biền nổi tiếng với những tập truyện dành cho tuổi mới lớn: Ví dụ ta yêu nhau (1974), Tình nhỏ làm sao quên (1990), Tôi thương mà em đâu có hay (1998), Mùa hè khắc nghiệt (2002) và nhiều tác phẩm khác… Đoàn Thạch Biền là người khai sinh tuyển tập thơ văn Áo Trắng cách đây 18 năm, hiện vẫn là thành viên chính trong nhóm chủ biên, khi tuyển tập này tái ngộ với bạn đọc vào năm 2007.
LÂM VY (Thực hiện)

(theo Báo Phú Yên)

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2008

PHAM DUY hầu kí

  "HỌC NHƯ THỂ CHẲNG DÀI LÂU... " (Đọc Hồi ký Phạm Duy 2)    Tôi chưa định viết những dòng dưới đây trong vài bài ghi chép khi đọc...