Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Thu tiền thăm mộ Hàn?

LCL: Vừa đi Quy Nhơn dự 100 năm Hàn Mặc Tử. Viết vài dòng về Cụ, được ông bạn sửa bút danh Hùng Phiên thành Phùng Hiên (đằng nào cũng... Phiền Hung). 20 năm trước, nhờ làm luận văn "Thi pháp thơ Hàn Mặc Tử" mà mình được ra trường...

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mặc Tử: Còn “sạn” lớn

(Dân Việt) - Nhiều người bất bình khi đi viếng mộ Hàn Mặc Tử (đồi Thi Nhân, TP.Quy Nhơn, Bình Định) bị thu tiền vé vào cổng. Dù tiền vé không nhiều nhưng nó gây cảm giác khó chịu cho người yêu mến nhà thơ tài danh này.

Tại Quy Nhơn, Hội Nhà văn Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định vừa trang trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Hàn Mặc Tử (22.9.1912 - 22.9.2012). Đêm 20.9 là một chương trình thơ nhạc Hàn Mặc Tử tại Trung tâm Văn hóa Bình Định. Tại đây, nhiều nghệ sĩ đã trình bày các tác phẩm thơ nổi tiếng, các ca khúc viết về Hàn Mặc Tử; giao lưu với các nhà thơ, nhà văn.
Ảnh trái: Đoàn của Hội Nhà văn Việt Nam viếng mộ Hàn Mặc Tử. Ảnh phải: Vé vào cổng và giữ xe tại Khu du lịch Ghềnh Ráng.
Ngày 21.9, sau lễ dâng hương tại đồi Thi Nhân ở Khu du lịch Ghềnh Ráng, Hội thảo về thân thế và sự nghiệp nhà thơ Hàn Mặc Tử đã diễn ra tại khách sạn Hải Âu (Quy Nhơn), với sự tham gia của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong cả nước.
Tiếp đó, ngày 22.9, cũng tại đồi Thi Nhân, nghệ sĩ bút lửa Dzũ Kha và những người yêu thơ Hàn Mặc Tử trân trọng tổ chức sinh nhật lần thứ 100 của Hàn. Từ lâu rồi, những hoạt động đầy ý nghĩa này đã thực sự đem lại những cảm xúc sâu sắc cho du khách…
Thế nhưng nhiều người dân Bình Định và du khách hết sức bất bình khi Ban quản lý Khu du lịch Ghềnh Ráng (thuộc Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn) tổ chức... bán vé vào viếng mộ Hàn Mặc Tử. Giá vé hiện tại là 8.000 đồng/người, chưa kể tiền giữ xe. Khi chúng tôi thắc mắc trước việc “giăng dây thu tiền” này, các nhân viên của khu du lịch trả lời: Đây là quy định.
Một nhân viên khu du lịch nói thêm: “Nếu vào uống cà phê trong nhà hàng của khu du lịch thì tiền vé vào cổng sẽ được… trả lại. Bất kỳ ai cũng phải thu tiền, bởi nhiều người lấy cớ vào uống cà phê nhưng chẳng uống, chỉ đi… thăm mộ cụ Hàn” (!?). Quả vậy, tại nhà hàng Hoàng Hậu, khi chúng tôi nhận phiếu tính tiền 2 ly cà phê đen với giá 34.000 đồng và đề cập chuyện “giảm giá” thì cô thu ngân yêu cầu nộp 2 chiếc vé, rồi bớt lại đúng 16.000 đồng!
Ngày 15.11.1991, Ghềnh Ráng đã được xếp hạng di tích thắng cảnh quốc gia. Hiện Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn đang quản lý 168ha của khu vực danh thắng Ghềnh Ráng.
Trong khu du lịch, ngoại trừ khu vực mộ Hàn Mặc Tử, khu vực thuê của nghệ sĩ Dzũ Kha để vẽ tranh bút lửa bán cho du khách, còn lại chỉ toàn là hàng quán, nhà nghỉ. Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng – Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Bình Định nêu ý kiến: “Không thể thu tiền ở các khu mộ và chùa chiền. Nhất là với khu mộ của thi nhân Hàn Mặc Tử, một người đã có đời thơ sống tận cùng với nhân quần. Phải để những người đến viếng mộ Hàn Mặc Tử được thư thái, ấm lòng với những tình cảm ngưỡng mộ của mình…”.
Còn nhà thơ Phan Hoàng đến từ TP. HCM thì nói: “Cuộc đời đau khổ với những đóng góp sáng ngời của Hàn Mặc Tử đã làm nên sức hút của khu đồi Ghềnh Ráng. Công ty Du lịch lợi dụng nơi an nghỉ của nhà thơ để thu tiền tham quan là điều không thể chấp nhận được. Tư duy “giăng dây thu tiền” ở các di tích đã lỗi thời rồi. Một khu đồi tuyệt đẹp như Ghềnh Ráng, có nhiều cách “văn minh” hơn để nhà quản lý có thể thu tiền từ du khách”.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Hồ Thanh Ngân viết trường ca

 NHỚ PHÚ YÊN 

(TRƯỜNG CA)

 HỒ THANH NGÂN


1 .LỊCH SỬ
Bốn trăm năm gió vẫn thổi qua ghềnh qua bãi
Qua Hoa Anh Phù Nam Chiêm Thành Đại Việt
Nhát kiếm của người xưa chém vào mây trắng
Giọng nói của người xưa đục đá khắc ghi
Có bút tích vua Lê còn mãi trong lòng người
có khai quốc công thần Lương Văn Chánh
còn sống mãi trong tên đất tên làng
có Lê Thành Phương cần vương chống giặc
người anh hùng tuẫn tiết vẫn hiên ngang
có Trần Suyền thành danh trên con đường khoa cử
hạt gạo Tuy hòa cứu khu năm khi đói
đập Đồng Cam nước lai láng tràn đầy
chống pháp kiên cường mảnh đất miền Trung
đây Vũng Rô điểm tập kết đường Hồ Chí Minh trên biển
đây Tuy An thảm sát Ngân Sơn kinh hoàng
đây đường Năm đánh tan quân giặc rút chạy
đây quốc lộ 25 khiến kẻ địch kinh hoàng
đây Đồng Xuân chi bộ đảng đầu tiên
đây đường sắt nối Cù Mông đèo Cả
quê hương có vịnh Xuân Đài soi bóng dừa xanh
có ghành Đá Dĩa nên thơ đẹp trữ tình
có Ô Loan cảnh đẹp như tranh vẽ
sò huyết đâu ngon bằng quê ta
bãi Môn tự tình đón mặt trời lên
Vũng Rô như người đẹp đang nằm ngủ
gành Đỏ đường đi thơm nước mắm lối về
đàn đáTuy An ngân vang giai điệu
bánh tráng Hòa Đa đông bình ai cũng nhớ
Long Thủy đồi Thơm bè bạn ghé thăm
bò một nắng Sơn Hòa dừng xe ghé lại
cá ngừ đại dương đi khắp bốn phương trời
hò bá trạo đêm trăng vang bến bãi
điệu bài chòi thao thức làng quê
Chóp Chài cô đơn Đá Bia cô đơn
Nhạn tháp cô đơn sông Ba cô đơn
Củng sơn thở dài Đà Nông thở chậm
sông Ba cởi lòng mùa nước khô
một bình nguyên giữa hai đường Nam Bắc
đèo Cả phía nam Cù Mông phía bắc
Phú Yên ơi vùng trũng giữa hai đèo!!!
2. CON NGƯỜI
Gió Tuy Hòa đi vào thơ ca
Gió Tuy Hòa sống trong lòng mọi người
Gió làm nên gương mặt một vùng đất
Gió làm nên một giọng điệu thi ca
Người Tuy Hòa cởi mở lắm bạn ơi
Dù chân chất quê mùa như bạn thấy
“đa tình con mắt Phú Yên” Tản Đà từng nói vậy
Đến một lần để hiểu và yêu người dân quê tôi
Có gió đấy gió sẽ làm chứng
Gió Tuy Hòa làm nên thương hiệu người tuy hòa
Người Tuy Hòa phát âm a thành e
Phát âm ôi thành âm âu
Dẫu giọng nói làm ta mắc cười
Nhưng tình người nhớ mãi không thôi…
Những Lương Tấn Thịnh Lê Trung Kiên Trần Quốc Tuấn đã làm nên lịch sử
Những con người Hòa Thịnh vực dậy ngọn lửa đấu tranh
Hòa Hiệp kiên trung Hòa Đồng anh hùng
Tuy Hòa nơi chở che nhà cách mạng Nguyễn Hữu Thọ
Nhớ Nguyễn Mỹ “cuộc chia ly màu đỏ”
Nhớ Nhật Lai “quê lụa Hà Tây”
Nhớ Võ Hồng bên dòng Ngân Sơn xao xuyến
Đi đâu vẫn nhớ về xứ nẫu
Nhớ giọng nẫu nhớ con người nẫu
Nẫu đi rồi nẫu sẽ dìa
Sống hết mình như gió
Sống thật thà như đất
Sống nồng nàn như nắng
Sống không hình thức màu mè như con người mình vốn vậy
Người Phú Yên là như vậy đấy
Người Phú Yên là thế bạn ơi
Khi tôi xa Tuy Hòa
Tôi vẫn nhớ mình là dân nẫu
Để không bị lạc điệu
Tôi học tiếng nói của bạn bè
Nhưng trong thâm sâu tôi vẫn nhớ gió
Nhưng trong thâm sâu tôi vẫn gốc Tuy Hòa
Tôi cô đơn mặc định như Chóp Chài Đá Bia
Tôi nồng nàn như gió Tuy Hòa và hết lòng như nắng miền Trung
Tôi cách ly với phiền toái như Cù Mông và đèo Cả ngăn trở Phú Yên
3. TUỔI THƠ
Tôi sinh ra từ khúc ruột miền Trung
Nam Trung Bộ là quê hương tôi đó
Tuy Hòa nơi tuổi thơ tôi lê la góc phố
Mòn vẹt bao vệ đường trò chơi trẻ con
Nơi vỉa hè trốn cha ngồi đọc sách
Những con đường rong ruổi bạn bè vui
Tôi học trường Phường Tư trường Nguyễn Huệ
Đã đi qua bao năm tháng học trò
Có những đùa vui có lần tinh ngịch
Ký ức hằn những đòn roi
Có những thầy cô qua năm tháng học trò
Để lại trong lòng bao điều đẹp đẽ
Bạn bè ơi ngày xưa ta nhớ
Gọi thầm tên khi đứng giữa trường
Lâu lắm rồi ta không về trường cũ
Kỷ niệm không ngủ yên
Ai có một lần ngang qua trường cũ
Nhắc lại dùm ta có một thi sỹ rất khờ
Tuổi thơ ta in hằn trong những vết chân trâu
Ta chơi trốn tìm trong đó
Tiếng dế mùa hè tiếng cu gù mùa thu
Lay động những câu thơ thức dậy
Bao trò vui bạn ơi có nhớ
Cánh đồng làng xác tín tuổi thơ
Tuổi thơ tôi thấm đẫm với thi ca
Nuôi mơ ước thành thi nhân thi sỹ
Tôi đã đốt ngọn lửa rơm nuôi câu thơ bé nhỏ
Đến bây giờ chẳng hối tiếc đâu!
Thời gian dù trôi qua mau
Từ tiếng khóc đầu tiên đến nụ cười sau cùng vẫn dành cho thơ
Tuổi thơ tôi lận đận với thi ca
Tôi vấp ngã và tôi đứng dây
Đam mê ngựa không cương không ai cản
Tôi bốc đồng ứ hự với thi ca
Thơ làm tôi đau thơ giúp tôi cười
Cha mẹ tôi không thành đạt với đời
Cha mẹ tôi không học hành nhiều chữ
Cha tôi kéo tôi trở về mặt đất
Mẹ tôi dạy tôi tự an ủi lỗi lầm
Tôi biết yêu đời thường , biết yêu văn Nam Cao ,biết chấp nhận khắc nghiệt cuộc sống từ tuổi thơ khốn khó
4. THI CA
Không ở đâu nhiều thơ như ở đây
Bè bạn gặp nhau nói một câu lục bát
Tháp nhạn nhờ thơ bay lên cao
Người nhờ tháp giữ cân bằng mặt đất
Người người làm thơ
Nhà nhà làm thơ
Ra ngõ gặp ngay những người cầm bút
Đêm về ảo mộng thi sỹ thi nhân
Đất khốn khó nuôi khát vọng giàu và yên
Nhưng rất giàu về tinh thần
Vì nhiều người yêu thơ và làm thơ
Tỉnh lẻ Miền Trung được như thế là quý lắm rồi
Thơ Phú Yên sánh vai cùng Huế , Hà Nội, Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh
Người cầm bút quê tôi như thế rất đáng mừng
ở Phú Yên có đêm thơ nguyên tiêu
rằm tháng giêng trở thành điểm hẹn du khách
bao bè bạn bốn phương về đây tụ hội
mấy mươi năm bề dày tổ chức
trở thành đặc sản tinh thần người Phú Yên
nơi khởi nguồn của ngày thơ Việt Nam
người cầm bút quê tôi rất đáng yêu
nồng nàn con chữ như gió N am Cồ thổi
không ồn ào khoe khoang tuổi tên
lặng lẽ viết âm thầm như tỉnh lẽ
chỉ gió biết thổi rỗng đi những hư danh
chỉ gió biết ai là người vững chải
họ cầm bút như ngọn gió quê tôi
trải hết lòng mình lên trang giấy
những ồn ào như những phù hoa
gió sẽ thổi bằng bước chân không nghĩ
điều quan trọng là viết thật lòng mình
tiếng vỗ tay tầm thường rồi sẽ quên mất
lịch sử dân tộc là lịch sử Nam tiến
lịch sử văn học là lịch sử Nam tiến
sau Quy Nhơn với Bàn Thành Tứ Hữu
ngày hôm nay là sứ mệnh Tuy Hòa
tôi vẫn tin điều đó đấy bạn ơi
bao người viết sẽ làm nên kỳ tích
viết đơn độc như sông Ba bạn đấy
sống lẻ loi như Tháp Nhạn Chóp Chài
không thể lẫn vào bao vùng quê khác
5 THÁP NHẠN
Tháp Nhạn những con chim nhạn bay đi không trở lại
Bỏ lại bóng dáng thành huyền thoại
Đây tháp của người Chăm làm nơi cúng tế
Đây phế tích lịch sử ngàn năm
Lin ga chọc thẳng trời xanh
Ap sa ra vũ nữ nỗi buồn quá vãng
Tôi nghe tinh hoa của dân tộc quá vãng
Chảy ròng ròng trong từng viên gạch đỏ
Một đất nước lụi tàn trong quá khứ
Để lại ký ức dân tộc chống chọi với thời gian
Nơi đây từng thể hiện đấu trí giữa Chiêm Thành và Đại Việt
Vết tích còn đây không thể phai mờ
Tháp Nhạn đứng trong trăng
Tháp Nhạn đứng trong thơ
Nơi hội tụ của hai dòng sông
Nơi hướng tầm nhìn ra biển lớn
Nơi bao người chồn chân lên đỉnh tháp
Nơi tiếng thơ véo von lên tận trời xanh
Nơi người nông dân buông cày cầm bút
Em học sinh trình diễn cảm xúc mình trước đám đông
Nơi cụ già lấy lại sinh lực thời trai trẻ
Nơi người cầm bút yêu quý con chữ của mình
Nơi trang trọng nơi tâm linh
Bao tục tằn trong người vứt bỏ
Chỉ khi ấy bạn hòa nhập vào trời đất
Chỉ khi ấy bạn hòa nhập vào vũ trụ
Trở về đi về nguyên bản chính mình
Trở về đi thành một vũ trụ nhỏ
Bao lo lắng đời thường ta vứt bỏ
Ta làm mới ta , ta trở lại từ đầu
Tiếng khóc đầu tiên bên bầu sữa mẹ
Lin ga chọc thẳng lên trời xanh
Yoni nằm yên đón đợi
Mùa màng sinh sôi
Con người đông đúc
Ta làm mới tâm hồn ta
Ta sinh ra những tri thức
Ta sinh ra những tư tưởng
Ta làm giàu nội tâm ta
Ta trở về chính ta ,thật ta mà ta không biết
6.BẠN BÈ
Có những lúc buồn
những câu thơ vỗ về tâm sự
có những lúc phiền muộn
tôi đối diện với trang giấy trắng
trút nỗi niềm tâm sự
không ồn ào khoe mẽ tuổi tên
viết cho tôi
như những lời thủ thỉ của sông Ba
bè bạn tôi ở khắp bốn phương trời
luôn dõi theo động viên chia sẽ
tôi vẫn tận tụy bản thảo vô danh
cho bạn cho tôi những người chiếm số nhiều trong xã hội
cho dù không còn ai đọc thơ
tôi vẫn ngồi thả lòng buông ra những câu chữ
mỗi khi thấy mình không còn sinh lực
tôi về lại Tuy Hòa
để góp gom từng kỷ niệm
làm hành trang cho những chuyến đi xa
bao bạn bè gọi tôi về
đánh thức lửa trong tôi đã mất
sau bao thời gian
để còn mãi tình yêu tuổi trẻ
với thi ca ta trở lại từ đầu
đọc cho nhau nghe những vần thơ
để biết mình sống chứ không phải tồn tại
mà khi tha hương làm theo quán tính
cảm giác này bị đánh rơi
chỉ khi trở về Tuy Hòa
ngồi vào trong lòng bè bạn
ta lại hồn nhiên ta lại tươi mới
tình bạn ở đây không toan tính
trong veo như thủy tinh
tôi và bạn giữ gìn tình cảm ấy
đừng để nó bị bóp chết bởi kinh tế thị trường
bạn bè Tuy Hòa đem lại niềm vui cho tôi
giúp tôi đứng dậy
sau gục ngã cô đơn và bất lực
trái tim tôi lại đập rộn ràng
bè bạn ơi tôi không quên bè bạn
bốn phương trời vẫn nhớ đến tôi
7.VĂN HÓA
Phú Yên là đất Phật
Phú Yên là đất tu
Có chùa Bảo Tịnh từ xa xưa
Có chùa Đá Trắng ngôi chùa cổ
Chùa Thanh Lương
Chùa Sắc Tứ Kim Cang
Chùa Nhất Tự Sơn…
Có tổ Liễu Quán khai sinh ra pháp môn Thiền Tịnh song tu
Chấn hưng nền Phật giáo trung đại
Uy đức mấy trăm năm
Còn rực rỡ thiền môn
Phú Yên có ca dao , hò vè , tục ngữ
Mang đậm khí chất Nam Trung Bộ
Có văn hóa nẫu nguồn
Về Hòa Trị ghé thăm đền thờ Lương Văn Chánh
Về Tuy An xem lễ hội Lê Thành Phương
Có thành Hồ xưa ở Hòa Định
Phú Yên vùng đất trấn biên bốn trăm năm
Sơn Hòa thị tứ đẹp một trăm năm
Xoài Đá Trắng lễ vật tiến vua
Thạch Bị Sơn ghi danh Cửu Đỉnh
Có thành An Thổ nơi sinh đồng chí Trần Phú
Tổng bí thư đầu tiên của đảng ta
Luận cương chính trị người tâm huyết
Viết trong chắt chiu ngọn gió Tuy Hòa
Có Hòa Xuân cái nôi cách mạng
Văn hóa anh em độc đáo gần xa
Phú Yên nơi thắng lợi đầu tiên của Nguyễn Huệ
Người anh hùng bách chiến bách thắng
Có khởi nghĩa của Võ Trứ
Có lễ hội cầu ngư có hò bá trạo
Có hô bài chòi
Có vịnh Xuân Đài địa danh lịch sử
Có Nhất Tự Sơn địa điểm du lịch
Bốn trăm năm không quá ngắn hay dài
Nhưng cũng đủ làm nên diện mạo một vùng đất
Nơi đây giao thoa văn hóa Chăm ,văn hóa Việt và văn hóa bản địa
Chứng tích là tiền cổ nơi đây có rất nhiều
Nước mắm gành Đỏ Long Thủy khẳng định thương hiệu
Muối Diêm Đài mặn gió biển miền Trung
 
HỒ THANH NGÂN
Gv trường t.h.p.t.sông đốc –trần văn thời –cà mau
Đt: 0948794804

(theo blog Hồ Thanh Ngân)

Đồi Cù một góc (truyện ngắn ĐÀO ĐỨC TUẤN)

Đồi Cù một góc (truyện ngắn ĐÀO ĐỨC TUẤN) (ảnh: Nguyễn Hàng Tình)             Thằng Thừa biết để ý con gái từ lúc học lớp 5. Mà phải c...