Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

người yêu Đà Lạt

Giọt lệ trên đồi Tương Sơn

Con đèo đã thơ mộng, ngun ngút bóng thông ngàn và rợp trời hoa cỏ dại, lại mang tên loài hoa thân thương của phố lạnh: mimosa. Con đèo còn mơ màng, vàng son, và “lạ” hơn khi ẩn một chỗ trên dải đồi thông có nơi yên nằm của một người con gái làm thơ: Tương Phố.

Không gian thơ mộng - nơi ẩn trú một di sản thi ca quen thuộc đã bị rào lại từ tứ phía - Ảnh: Nguyễn Hàng Tình

Tương Phố đã thi ca và bất diệt hóa tình yêu, người con gái đủ sức để đi đến tận cùng bi kịch luyến ái, biểu tượng của tiết hạnh và sự thủy chung của người phụ nữ với chồng. Chẳng mấy ai trên đời ở tuổi đôi mươi cưới chồng được một năm, chồng tha phương học chữ rồi ba năm sau vừa quay về lại qua đời, để vợ chẳng kịp dù một lần nhìn lại, mà nữ nhân tài sắc ấy vẫn cứ thế mãi ngồi làm thơ nhớ chồng, rồi khóc chồng.

Trên mộ nàng, ngày nay người ta còn khắc lên những câu thơ của nàng: Trời thu ảm đạm muôn màu/Gió thu hiu hắt thêm rầu lòng em/Trăng thu bóng ngả bên thềm/Tình thu ai để duyên em bẽ bàng. Năm 1928, Giọt lệ thu của nữ sĩ Tương Phố xuất hiện trên Nam Phong tạp chí. Năm 1930 thi phẩm đã được dịch ra tiếng Pháp - hiện tượng hiếm hoi của người Việt sáng tác thơ bấy giờ. Từ điển văn học đã tạc chữ về nàng: “...Góp vào bộ phận văn chương hợp pháp 30 năm đầu thế kỷ 20 một tiếng khóc ảo não, ít nhiều có làm sống lại tâm trạng người chinh phụ trong văn học quá khứ”.

Đẹp, buồn sang trọng, nhân văn, như nhà nghiên cứu Bùi Xuân Uyên nghiêng mình: “Cái tên của Tương Phố đã đóng dấu một nỗi buồn, và cũng chính điều đó khiến thơ bà có sức rung cảm sâu xa trong nỗi niềm độc giả”. Nay thử đọc những thi phẩm viết bằng lệ như Giọt lệ thu, Mưa gió sông Tương, Khúc thu hận, Trúc mai, Bức thư rơi... khó mà không ước sống và ước yêu được thế.

Năm 1973 người con gái làm thơ “ra đi” và được chính quyền khi ấy cho phép an táng trên rừng thông hoang liêu ở Đà Lạt - một nấm mồ lẻ loi duy nhất. Từ đó ngọn đồi nàng yên ngủ muôn thu được người Đà Lạt gọi là đồi Tương Sơn. Giọt lệ thu đã thấm vào con đèo Mimosa ở thành phố cao nguyên này. Không chỉ nơi con đèo, từ năm 2002 một con đường ở Đà Lạt được chính quyền lấy tên Tương Phố. Đến năm 2007, UBND tỉnh Lâm Đồng ký quyết định giao 34ha của ngọn đồi kia cho một công ty từ xa lên lập khu du lịch nghỉ dưỡng với hàng chục biệt thự, được phép hạ dọn thông để xây dựng.

Ngôi mộ thi ca bơ vơ, theo bản đồ, đã nằm gọn trong dự án. Không ai đứng ra bảo vệ phần mộ thi sĩ ấy, duy chỉ vài tiếng than yếu ớt của người cháu còn lại của bà. Giằng co mãi, không “đẩy” ngôi mộ đi được, khi triển khai dự án xây biệt thự, người ta cho hàng rào kẽm gai áp sát “Giọt lệ thu”, thuê vệ sĩ hằng ngày canh dọa ai muốn nới hàng rào ra cho hương hồn thi nhân thở.

Bỗng thấy tủi hờn khi nhìn vào cái hàng rào kẽm gai len lỏi khắp gốc thông già, lồng ngọn đồi Tương Sơn lại, vắt một vạch dài lê thê sắt thép uốn cong theo con đèo thơ mộng, còn không gian yên nghỉ của thi nhân, hàng rào từng ngày dịch vào thêm, gí sát hơn mộ phần. Về hình thức, “nhà đầu tư” rất khó để sai, chính quyền càng vậy. Bởi mọi thứ đều có quy trình, giấy tờ, theo nghị quyết phát triển du lịch, quyết định giao đất giao rừng cho doanh nghiệp, dấu mộc thắm đỏ...

Còn mộ phần, bao giờ chẳng vậy, có ai cấp “sổ đỏ” cho người chết đâu. Nhưng nhiều người ở phố núi cứ tâm tư sao thời thế không tha cho vị nữ sĩ đã lưu tên không chỉ trên đường phố, để nàng có được một chỗ ở chốn thi ca quá đặc biệt này. Vì Đà Lạt - Lâm Đồng đã có đến 700 khách sạn và đang bội thực với 235 dự án du lịch đã và sẽ triển khai với ước thêm ít nhất 45.000 biệt thự nữa sẽ xuất hiện. Còn nàng Tương Phố làm thơ thì chỉ có một mà thôi!

“Nỗi ly hận mây chiều gió sớm” là tiếng thơ tình ái riêng tư của thi nhân lưu lạc từ miền Bắc vào cao nguyên lạnh phương Nam làm nên “Mưa gió sông Tương”, hay còn là sự thật trần trụi trên mặt đất ở mọi ngóc ngách cho đến ngày nay.

Nấm mộ của người con gái làm thơ còn nơi đó như một giọt lệ.

NGUYỄN HÀNG TÌNH

Lạt... Đà

Đà Lạt giản dị và hoài niệm

"Phố núi cao phố núi đầy sương phố núi cây xanh trời thấp thật buồn cô khách lạ đi lên đi xuống..."

Chẳng hiểu sao cái câu hát kia với tôi - là để nói về Đà Lạt, chứ chẳng phải Pleiku như nó vốn là. Cũng chẳng trách, bởi những ngày tôi tới Đà Lạt, thành phố ngập sương và mưa nhẹ...Khó có thể diễn tả cảm giác của buổi trưa ấy, khi ngang qua đường đồi cheo leo, giữa con đường cúc qùy cuối mùa lác đác mà vàng ruộm.

Cuối chiều tới nơi, thấy mình lạc vào cõi khác, cũng rẻo đất Tây Nguyên mà sao dịu dàng. Sương mù bắt đầu dày lên. Đi bộ là giải pháp tốt nhất sau mấy tiếng ngồi xe, cũng là để hít hà mùi hương của thành phố hoa đang chìm dần vào hoàng hôn.

Quyến rũ giản đơn

Thành phố hoa không xa lạ với nhiều người. Song khi tới Đà Lạt, du khách thường tranh thủ ghé thăm nhữgn thắng cảnh đẹp và nổi tiếng mà ít ai để ý đến những nét quyến rũ của những con phố vẫn dạo qua hàng ngày. Ở thành phố này, chỉ ngồi yên một chỗ cũng đã thấy sung sướng rồi. Cái khung cảnh hữu tình lãng mạn ấy, cái không khí dịu dàng đẫm sương lúc nào cũng như ve vuốt an ủi tâm hồn.

Tới Đà Lạt, người ta chỉ muốn lăn ra trên những thảm cỏ xanh, chẳng buồn nghĩ ngợi nữa, thả mình trôi đi trong thư thái

Tới Đà Lạt, người ta chỉ muốn lăn ra trên những thảm cỏ xanh, chẳng buồn nghĩ ngợi nữa, thả mình trôi đi trong thư thái. Ấn tượng đầu tiên đương nhiên là hoa ở khắp nơi, trên triền đồi, trên đường đi, trong những khu vườn hay trong quán cà phê. Điều đó qúa quen thuộc đối với du khách đến Đà Lạt. Còn với tôi, Đà Lạt lắng đọng lại là hình ảnh những con dốc sương mù. Những con phố mờ ảo trong sương, những dáng người lẩn khuất phía trước, đường dốc thoai thoải vừa đủ tạo cảm giác chênh chao mà không qúa mệt.

Tiếp đến là ấn tượng về cà phê, cà phê và cà phê. Quán cà phê nào ở thành phố này cũng dễ thương và đặc biệt nhiều hoa. Nhưng thích nhất là ngồi ở Tùng sáng sớm, ngắm người dân bắt đầu vào chợ hoặc lúc chiều khi chợ đồ cũ vừa dọn ra. Đà Lạt có chợ đồ cũ đáng yêu với những lối đi bé xíu xíu, những lời rao đi từ xa đã nghe thấy, đô thị đa dạng, không mua ngắm chơi thôi cũng đủ thích.

Những người me xe cố thì có thể ghé qua Mei Xuân Hương vì ở đây thường có cả dãy xe vespa cổ đứng thẳng hàng nhìn thinh thích mắt. Thích nghe nhạc có thể đi xa hơn một chút, leo lên Audiophile - quán nằm trong một ngôi biệt thự trắng cách thành phố 7 km - chỉ mở buổi chiều, chủ quán dễ thương, nhạc dễ thương, khung cảnh dịu êm và những ô cửa sổ đầy ánh sáng.

Từ cửa sổ Audiophile có thể thấy chùa Lâm Tiền Ni xa thăm thẳm trốn trong núi, chỉ khoe ra bức tượng Phật trắng toát cuồng si, trường Cô Vân lạnh lẽo phía lưng đồi, những ngôi nhà thấp mái lụp xụp của một Đà Lạt - không - khách - du - lịch.

Quán nhỏ nơi triền núi

Phần lớn cư dân Đà Lạt là người từ những vùng khác đến nên các món ăn ở đây khá đơn giản, không thiếu thứ gì nhưng cũng chẳng qúa cầu kì món gì. Nhưng tôi rất ấn tượng một quán ăn nằm nép mình trên đường đi xuống Suối Vàng. Khách tới, chủ mời rượu "chỉ tính tiền đồ ăn, rượu uống được càng nhiều càng tốt".

Hỏi ra mới biết, chủ quán mê nhậu nên đã bỏ việc mở quán, vợ là giáo viên cũng bỏ theo chồng. Hai vợ chồng vui thú điền viên lúc nào cũng tươi cười tất bật. Quán nằm chên vênh, phía dưới là hồ nước, phía trên là con đường dốc, đi đường khéo duyên thì gặp.

Bát súp ngon ngọt vừa giúp người ta bớt đói lòng sau chặng đường dài, vừa ấm áp trong không khí se lạnh ở đây

Thức ăn ở đây rất ngon, có cơm lam, gà nướng, thịt heo mọi nướng, giá cả lại rẻ, lại có rượu ngon miễn phí, khách cứ gọi là say ngất ngư chẳng muốn đi tiếp. Món đặc biệt ở quán này là súp atiso do người vợ khéo tay làm với những bí quyết riêng. Ban đầu chị nấu để dành riêng cho chồng ăn trước khi uống rượu để đỡ xót lòng, đến khi khách tới đông qúa mới đem ra bán. Bát súp ngon ngọt vừa giúp người ta bớt đói lòng sau chặng đường dài, vừa ấm áp trong không khí se lạnh ở đây.

Bởi vậy, khách đến quán uống rượu, ăn một lần súp atiso của chị thì khó mà quên được. Ăn uống no say, đến lúc nhấc người dậy tiếp tục chặng đường thì chú lại níu tay bảo cho thử hai loại rượu quý ngâm riêng cho chủ uống, bởi cái duyên gặp gỡ. Hai loại, một xanh ngắt ngằn ngặt, một vàng óng ánh, mỗi loại một chén thôi, cũng đủ để nhớ mãi. Hẹn ngày quay lại uống thêm và đánh cờ với chú.

Hoài niệm Hồ Xuân Hương

Du khách tới Đà Lạt bây giờ không khỏi hụt hẫng vì thiếu vắng Hồ Xuân Hương. Nơi mặt nước xanh ngắt rì rào giờ đây là cỏ mọc xanh um, xa xa là những đường nứt nẻ như cánh đồng mùa hạn. Ít người còn muốn thả bộ quanh hồ tìm kiếm vẻ mộng mơ của hàng phượng tím hay chiêm ngưỡng những thiếu nữ Đà Lạt e ấp ngồi đọc sách trên ghế đá công viên. Vẫn biết thay đổi là cần thiết, mà sao chứng kiến thành phố hoa chuyển mình người ta vẫn thấy nao nao lòng.


Vẫn yêu mến cái khí hậu cùng vẻ lãng mạn của Đà Lạt, du khách hướng ra ngoại ô nhiều hơn. Ngoài những địa điểm du lịch nổi tiếng như Trại Mát, Suống Vàng, Langbian...du khách giờ đây thích tìm đến những ngọn đồi trồng rau hoặc hoa ở vùng ven Đà Lạt. Không qúa xa trung tâm mà khung cảnh đã khác nhiều.

Chịu khó đi bộ, bạn sẽ khám phá ra một khung cảnh thần tiên. Những con đường hoa dẫn vào căn nhà gỗ như trong những câu chuyện cổ xưa bạn thường nghe kể. Đó là phần thưởng của một Đà Lạt còn nhiều bí ẩn dành cho những người đam mê khám phá.

Theo Lâm Du
MNVN

thơ yêu quái

Lục bát Văn Thùy

Trách

Trách
em có mỗi nửa lời
Gặp ai cũng tặng vốc cười ngô rang.

VĂN THÙY/VMQTG/2011


Dặn...

Dặn em
đóng cửa ngồi nhà
Thấy thằng sáo mép, chớ ra nhòm mồm
Này anh bỏ tính ôm đồm
Thấy con môi mỏng đừng ôm về nhà.

ẢNH/PBT/8/2010

Gửi Em Đỏng Đảnh Thơ Tình

Em phao tin vịt khắp làng
Rằng tôi động đực, chửa hoang thơ tình
Tự mình chim chuột với mình
Kích hồn lục bát động kinh bốn mùa

Tin đồn quá thật thành đùa
Nặn nhau thằng bụt làm vua xứ mù
Em chê tôi khóc hu hu
Khóc gì mà dốt mà ngu như cười

Tôi_ giời đày giữa đống người
Em con ma ám suốt đời ghẹo tôi.

Bâng Quơ com!

Vẫy mưa mua chịu tí buồn
Lại vời tẹo nắng phơi ròn khúc đau
Hỏi heo may mượn cành lau
Hơ lên phơ phất trăng màu đùi hiu
Với tay ngắt đọn mây chiều
Thấy nghêu ngao nỗi sáo diều vu vơ

Lấp la, lấp lửng câu thơ
Nửa khà khật bước, nửa vờ vật trôi
Em im ỉm một xó trời
Lờ mờ tôi đoán có người chập đôi

Tôi ngồi gặng hỏi lòng tôi
Lòng tôi ú ớ những lời bâng quơ

Bâng quơ như thể là thơ
Vừa phăm phăm đến đã hờ hững quên.


Văn Thùy

RU NHAU
Mẹ ru con, vợ ru chồng
Tôi ru cho cặp má hồng ngủ say
Xin ru trên thế gian này
Chẳng ai khổ hạnh yêu chay suốt đời
Tôi ru người – người ru tôi
Ru cho mở mắt một thời mộng du
HÌNH BÓNG
Bóng ta đổ dưới chân ta
Cả đời không bước nổi qua bóng mình
Đèo bòng mãi, bóng vô hình
Bạc đầu mà bóng vô tình vẫn đen
Sinh thời bóng dưới ta trên
Xuôi tay vĩnh viễn bỏ quên bóng người.
KHÔNG ĐỀ
Mùa ru vàng mắt lá thu
Vai mình mình vỗ, mình ru trán mình

V.T
_______________
Tác giả Văn Thùy
Điện thoại: 01214197907


Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Thơ hài đang lên

Thơ Bảo Sinh

(trích đoạn)


Ra đường sợ nhất công nông
Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì!

Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái của cha láng giềng

Ai cũng làm được nhà thơ
Ai cũng có thể “sù cơ” của mình

Muốn đuổi khách ra khỏi nhà
Đọc thơ được giải họ ra tức thì

Muốn cho trộm chẳng đến nhà
Đề vào trước cửa: Đây là nhà thơ

Đi đái thì đứng giữa đường
Hôn nhau lại đứng sau tường để che

Ghế thì ít, đít thì nhiều
Cho nên đấu đá là điều tất nhiên
Ba lạng ở chốn động tiên
Thừa chỗ đủ để cưỡi lên vạn người

Im lặng vợ bảo giận gì
Tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ

Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai

Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn

Muốn so thơ dở thơ hay
So bồ của họ biết ngay thôi mà


(nguyên đoạn)


Vuông tròn
Ngày xưa trái đất hình vuông
Cho nên đi đứng trên đường thẳng hơn
Bây giờ trái đất hình tròn
Cho nên bao kẻ lom khom định bò.

Mê ngộ
Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ ra mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
Khi mê tình chỉ là tình
Ngộ ra mới biết trong tình có dâm!

Khi yêu cái xích dưới chân
Thì xiềng xích ấy là thần Tự do!

Tu
Tự trói thì gọi là tu
Bị trói thì gọi là tù mọt gông!


Mê là mê theo cách mê của người
Ngộ là mê theo cách mê của mình.

Tự do
Tự do sướng nhất trên đời
Tự lừa lại sướng hơn mười tự do!

Tại sao?
Trẻ thơ mở trí nhìn đời
Cho nên luôn hỏi những lời: Tại sao?
Người lớn nhắm mắt ra vào,
Nhờ người dắt hộ, “Tại sao” không cần!

Bịt tai
Muốn bịt hết miệng trần ai
Hãy bịt ngay chính lỗ tai của mình.

Yêu
Yêu là nhớ ít tưởng nhiều
Yêu là chẳng biết mình yêu cái gì
Yêu nhau đâu bởi hàng mi
Đắm say đâu phải chỉ vì đôi môi
Yêu là yêu, có thế thôi…

Nợ
Nợ tiền trả hết là xong,
Nợ tình càng trả càng phong lưu tình.

Đời người
Đời người như tốt qua sông
Tiến ngang, tiến dọc chứ không được lùi.

Sang, về?
Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến, người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang

Tu
Trốn chợ lên đỉnh núi tu,
Họ bê cả núi hoang vu về phường.
Tiếng chuông vào phố lạc đường,
Sư già khất thực, luôn mồm “Thanh-kiu”

Đồi Cù một góc (truyện ngắn ĐÀO ĐỨC TUẤN)

Đồi Cù một góc (truyện ngắn ĐÀO ĐỨC TUẤN) (ảnh: Nguyễn Hàng Tình)             Thằng Thừa biết để ý con gái từ lúc học lớp 5. Mà phải c...