Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Tình yêu và chiến tranh


Phát tích Ngày Valentine

Ngày Valentine còn gọi là ngày tình yêu hay ngày tình nhân, là ngày thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân, họ bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp, hoa hồng, sô-cô-la...
Về lịch sử của ngày này, có nhiều giả thuyết nhưng giả thuyết được nhiều người chấp nhận nhất là vào thế kỷ thứ 3, La Mã tham gia nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và không được dân ủng hộ. Do gặp khó khăn khi kêu gọi các chàng trai trẻ gia nhập quân đội, Hoàng đế Claudius II cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của họ và hôn nhân chỉ làm người đàn ông yếu mềm. Do đó, Claudius II ra lệnh cấm tổ chức các đám cưới hoặc lễ đính hôn để tập trung cho các cuộc chiến.
Linh mục Valentine ở thành La Mã, cùng Thánh Marius đã chống lại sắc lệnh của hoàng đế và tiếp tục cử hành lễ cưới cho các đôi vợ chồng trẻ trong bí mật. Khi bị phát hiện, linh mục Valentine bị kết án tử hình bằng hình thức bị kéo lê và ném đá cho đến chết vào ngày 14.2. Trước khi ra pháp trường, ông gửi tấm "thiệp Valentine" cho cô con gái của viên cai tù Asterius, người thiếu nữ mù lòa bẩm sinh đã được ông chữa lành và ký tên “From your Valentine”. Cho đến nay, các cặp tình nhân vẫn có truyền thống ký tên bằng cụm từ “From your Valentine" thay vì tên mình trong các tấm thiệp Valentine. Dần dần, ngày 14.2 hằng năm đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và Thánh Valentine đã trở thành vị Thánh bổn mạng của những lứa đôi.

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

Yên Vân Thy



ĐÀO ĐỨC TUẤN
(Tuy Hoà, Phú Yên)


QUY HOẠCH
Đào Đức Tuấn

Mở quy hoạch lại hồn ta thôi
bừa bộn niềm đau, bừa bộn nỗi cười
nhân thân mấy nẻo mà đơm đặt
dự án cõi người từ đâu tới đâu…
2003

THINH KHÔNG
Đào Đức Tuấn
( VỚI P.H.)

Buổi trưa còn lại là đời
lòng tràn tờ giấy trắng
biết chút gì đã chẳng
sao tròn mình đắng tay.

Ân ái phu phen
bản thể xửng cồ
âm dương trao ngày chan chát
tạp chất lưu đày cỏ mọc đời hoang.

Xin hãy khoan
thời gian vô tình
vô tự
mỏi mong bụi bờ
xa giá thinh không
thinh không
thinh không
thinh không…

2003

TỰ BÁO
Đào Đức Tuấn

Trái tim mỏi lằn sạn
thiên nhiên biết còn yêu
đắp đổi đời vỡ lở
gắng gượng bao nhiêu
níu kéo bao nhiêu...

Một nửa trinh nguyên
nửa kia hoang dại
ta hiểu đời mình chẳng thể bình yên..

1997

XOAY
Đào Đức Tuấn


Ràn rụa sâu đêm
từng tình bật lối
thổi loay hoay
nổi loay xoay.

Dần dà chiêm bao
canh chừng chí vội
loảng xoảng một đình
loảng hoảng một đần.

Ngong ngóng đừng qua
mong móng đàng xiêu….

2006

TÌNH TINH
Đào Đức Tuấn

Một lỡ tơ vương
tình tương tron trót
chan chứa nỗi đau
da diết linh xình...

Trốn vào nỗi tình
trốn vào dông bão
bần bật nỗi mình
lại thấy tình tinh...

2004

(SONGTHO.NET)

ruộng mới


Chúc mừng năm mới!
Nguyễn Minh Sơn: Tôi được giao nhiệm vụ chủ xị Bàn tròn số cuối cùng trong năm, rất vinh dự. Mới đó ta đã có 24 số bàn tròn rồi, theo tôi biết trong trang Đời thế mà vui của anh em mình thì bạn đọc vào mục Bàn tròn là đông nhất, rất vui. Bàn tròn kì này ta có đôi lời chúc mừng năm mới cho vui, coi như là số chào năm cũ đón năm mới vậy.
Tôi xin đưa câu hỏi thứ nhất:
Năm qua là một năm nhiều niềm vui cũng lắm nỗi buồn. Những vấn đề nổi cộm như giáo dục, bạo hành, tham nhũng, lỗ lủng công cộng, tai nạn giao thông, v.v. Tất nhiên ai cũng hy vọng năm sau giảm bớt hơn năm trước. Liệu có giảm được hay không?

Minh hoạ: Khều
Hồ Trung Tú: Xin nói ngay, với sự vận hành bộ máy như hiện nay thì khó mà kỳ vọng một sự thay đổi lớn vào năm sau! Với giáo dục, kỳ vọng lớn nhất là thời kì cách đây năm năm, thế nhưng trước một đòi hỏi thay đổi lớn, mọi chuyện đã không suôn sẻ. Lỗ lủng công cộng và tai giao thông thì các nhà quản lý kỳ vọng vào phép thần kiểu như nhân điện, tâm linh (để tìm lỗ dưới lòng đường) chứ không nhắm đến việc mua máy ra đa xuyên lòng đất thì cũng đừng hy vọng gì chuyện thay đổi. Ngay con rùa ở hồ Gươm, thiêng thế, linh thế, quý thế mà không ai biết nó là đực hay cái, phương án bảo lưu bộ gen của rùa hồ gươm đến nay vẫn chưa ai đề cập đến, đủ biết ta đang rơi vào sự hời hợt như thế nào.
Giao thông TP.Hồ Chí Minh thực sự quá tải ở mức không thể sống được, thế nhưng ngay trên giấy thôi, cũng chưa hề thấy hướng giải quyết điều đó. 5 - 10 năm nữa, phương tiện giao thông tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi thì sao? Mấy chuyến tàu điện ngầm và đường vành đai sẽ giải quyết được ư? Tui không tin!
Nguyễn Quang Lập: Bác Tú hơi bị bi quan. Tôi chỉ sợ thái độ bàng quan của các nhà quản lý thôi, chứ nếu họ đã quan tâm thì nhất định sẽ có giải pháp. Trong các vấn đề chú Sơn nêu trên thì riêng giáo dục và tham nhũng là hơi khó vì nó động chạm đến vấn đề gốc, còn các vấn đề khác dù khó đấy nhưng nếu quyết tâm cao thì nhất định sẽ giải quyết được.
Nguyễn Trọng Tín: Tui nhất trí với bác Lập là ta không nên bi quan quá, năm mới năm mẻ đến rồi cũng phải lạc quan tí chút cho nó vui. Là tui đang động viên tui, nói thiệt vấn đề gì tui cũng khá là bi quan. Đừng nói đâu xa, chỉ chuyện cứu cụ rùa hồ Gươm, cái việc trong tầm tay mình mà cả năm nay báo chí kêu la rầm trời vẫn chưa thấy có gì để yên tâm là cụ rùa có thể sống yên ổn. Rất chi là lo.
Võ Đắc Danh: Các bác nói đúng hết, tui nhất trí cái rụp. Tui cũng có tâm trạng như các bác. Năm hết tết đến rồi mình nói chuyện buồn thật không nên, nhưng cơ sở gì để mình tin những thứ chú Sơn nêu rồi sẽ giảm, sẽ hết năm tới. Rất khó. Thôi thì đành cầu mong và hy vong vậy chứ chẳng biết làm thế nào.
Nguyễn Minh Sơn: Vâng. Cầu mong và hy vọng, tôi cũng vậy. Mặc dù thú thật, cho tới thời điểm hiện nay, tôi vẫn có rất ít hy vọng sự thay đổi đột biến những vấn đề nan giải của xã hội. Giáo dục, tham nhũng dù trên diễn đàn vẫn ra rả quyết liệt nhưng đó không phải là chuyện ngày một ngày hai. Chuyện lâu dài phải có chiến lược và cam kết thực hiện chiến lược một cách nghiêm túc. Trên lĩnh vực giao thông, các đô thị ngày chỉ càng tồi tệ thêm. Hà Nội, Sài Gòn… bụi, ồn, kẹt xe, hố tử thần… chính quyền đô thị cứ khắc phục một cách chắp vá và mọi thứ cứ trôi tuột. Chúng ta chỉ chăm chăm vào việc phát triển mà không để ý tới những hệ lụy của nó nên khó lòng thay đổi được.
Nhưng thôi, ta sang câu thứ hai cho nó vui vẻ vậy:
Bà con chúc mừng gì cho Đất nước, cho báo chí nước nhà và cho chính báo ta?
Hồ Trung Tú: Đảng là mùa xuân, là niềm tin, là hy vọng. Trăm sự, mọi sự xin đặt hết vào ban lãnh đạo mới của Đảng. Đảng không cần làm, Đảng chỉ cần thấy đường quang hô một tiếng là toàn dân sẽ làm theo hết. Ví dụ như chuyện giao thông, Đảng chỉ cần hô mọi người góp tiền vào làm đường quốc lộ 1 cao tốc là toàn dân sẽ góp. Đảng chỉ cần hô Hà Nội, tp.HCM đã chật chội quá tải bà con chuyển ra ngoài mà ở... Hì, dụ này chưa chắc bà con đi, nhưng nếu bảo chuyển trung tâm hành chính đi nơi ở mới cho rộng rãi thoáng mát thì mọi chuyện đơn giản và dễ dàng giải quyết vấn nạn giao thông hơn nhiều.Và vì thế tôi xin chúc Đảng ta thật anh minh và quyết đoán trong nhiệm kỳ mới, biết cái đầu mối trong mớ lùng bùng để giật một phát thì mọi chuyện hết rối. Trong đó sự đóng góp của báo chí là một kênh quan trọng, lãnh đạo làm sao để có thể đọc được những bài đóng góp chính xác nhất chứ đừng để rơi vô hư không, uổng.
Nguyễn Quang Lập: Tôi chúc cho đất nước mình ngày càng mở rộng dân chủ, thoả ước vọng của nhân dân. Chúc cho báo chí nước nhà ngày càng vì sự thật, vì dân, vì tương lai đất nước. Nói thì nghe có vẻ sáo rỗng nhưng thực lòng là như vậy.
Nguyễn Trọng Tín: Mọi người chúc Đảng, chúc Đất nước, chúc báo chí nước nhà cả rồi, tôi xin chúc báo ta vậy: Chúc cho SGTT ngày càng được bạn đọc yêu mến, ngày càng tăng số lượng, ngày càng nhiều quảng cáo để lương bổng anh em ngày càng cao.
Võ Đắc Danh: Tui cũng chúc giống bác Tín. Nói thêm chúc năm sau đều nhìn thấy anh em sum họp đầy đủ, không ai bỏ đi, không ai bị điều đi. Đó là lời chúc rất chân thành cuả tui.
Nguyễn Minh Sơn: Ngó vậy thôi chứ đây làcâu hỏi hơi lớn. Cái này Bác Hồ cũng đã từng khao khát rồi, “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, tôi nghĩ đối với mọi người dân chúc như vậy là đủ. Trên lĩnh vực báo chí, chúc cho mọi tờ báo trường thọ và góp một phần nói lên tiếng nói của dân.
Bây giờ sang câu hỏi dành cho anh em mình:
Nếu có ba điều ước cho bản thân, bà con ước những gì?
Nguyễn Trọng Tín: Chỉ ước cho bản thân có phải không? Vậy thì ba điều ước hơi nhiều. Xưa tui ước được cao ráo đẹp trai, giờ tui chỉ ước có sức khoẻ, luôn luôn có sức khoẻ, vậy thôi.
Võ Đắc Danh: Sức khoẻ, tiền bạc, văn chương, anh em nhà văn mình ai không ước vậy? Tui cũng vậy thôi. Quan trọng nhất là sức khỏe, có đủ tiền để không phải sống khổ ngheo và viết được cái gì mình thích, in được cái gì mình muốn.
Hồ Trung Tú: Cho bản thân chứ không phải cho đất nước à? Kỳ quá hà, ai nói ở đây, ngay lúc giao thừa, áo vét cà vạt, hương trầm nghi ngút trước bàn thờ tổ tiên cũng ước thầm thầm nữa là. Nói chơi vậy, tui chỉ ước một điều thôi: có được tất cả những gì tôi đã ước.
Nguyễn Quang Lập: Hi hi bác Tú ước khôn thế. Tôi ước hơi khác bà con một chút. Tôi bị què chục năm nay do một tai nạn giao thông, nên tôi ước điều một hết què, điều hai hết què, điều ba cũng là hết què. Chấm hết.
Nguyễn Minh Sơn: He he, điều ước thì vô hạn. Có ba điều chưa thấm vào đâu. Năm mới ai cũng ước nhiều nhưng thường thường chẳng được bao nhiêu. Nhưng cho ước thì cứ ước, tôi cũng ước hệt như bà con, có chăng ước thêm cái khoản đẹp trai cho đỡ tủi, người ta khỏi gọi tôi là thổ dân.
Vâng, cuộc chúc mừng năm mới của chúng ta đến đây là hết, chúc các bác năm mới đắc tài đắc lộc đắc vinh. hoa.

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

cân bằng...


Khi xưa…

VÕ NGỌC THÀNH

NVTPHCM- “Còn biết bao nhiêu điều và biết bao nhiêu lần trong cuộc sống tươi đẹp của chúng ta, ai cũng có một lúc nào đó với tâm trạng vui hay buồn mà nhớ lại: Khi xưa… Riêng tôi, trên hành trình phiêu bạt của mình để học tập, sống và làm việc, không biết bao nhiêu lần tôi đã thầm nói: Khi xưa…”

Một hôm nọ, bỗng nhiên cô con gái của tôi hỏi: Hồi giờ ba sáng tác nhạc chưa? Tôi cười: Ba đã làm được vài bài, nhưng lâu quá ba không còn nhớ hết lời và nhạc. Chỉ nhớ rằng bài đầu tiên ba làm khoảng năm 1980, lúc ba đang học đại học. Bài hát có tựa là Cho em.
Con gái tôi lại hỏi: Bài này có ca sĩ nào hát không ba? Để thoả mãn sự tò mò của con gái, tôi phải giải thích chi tiết hơn: Ba chỉ làm cho vui, đâu có ca sĩ chuyên nghiệp nào biết mà hát. Có điều vui là bài nầy được bạn bè cùng lớp với ba rất thích và thường nghêu ngao trong những đêm khuya hay những ngày cuối tuần buồn hiu ở ký túc xá Thủ Đức mênh mông đồi vắng. Ba nhớ trong đó có đoạn:
Yêu em viết vần thơ
Yêu em viết lời ca
Đâu những chiều cư xá
Đâu những giờ học qua
Trước sự hồn nhiên của cô con gái cưng, tôi như được sống lại một thời tuổi trẻ đầy ắp kỷ niệm, thời chơi và học, thời của mộng mơ và thất vọng, thời của đắng cay và khát khao, tràn trề nhựa sống. Quá khứ như cuộn phim “đẹp đến tận cùng tiễn biệt” lần lượt tái hiện…
Tôi lại “khoe” thêm với con rằng: Đến lúc ra trường, ba về làm việc ở Nha Trang, có lần cao hứng ba còn làm một bài cho phong trào sản xuất bông vải, đến bây giờ chỉ nhớ được giai điệu như là hành khúc, còn lời thì không nhớ được. Rồi một lần cao hứng khác ba lại ngồi cầm bút viết một bài ca ngợi vẻ đẹp của các cô gái trên nông trường bông. Ba nhớ trong đó có câu đầy chất thơ:
Như làn gió mùa xuân, đưa em đến vùng trời yêu thương
Như sợi tóc nào bay, đưa em về quê hương cỏ cây
Cho muôn người theo bước em qua
Trên đồng bông dáng em hiền hoà
Thế là anh con trai của tôi hóm hỉnh chen vào: Hay quá ba! Sao ba không tìm lại những bài hát này để hát và ghi âm vào CD lấy tên là Khi xưa?...
Tôi cười xoa đầu thằng con trai có ý tưởng vừa lãng mạn vừa “thực dụng”!
Tôi ôm đàn nghêu ngao hát. Hát vui cùng các con. Hát để sống lại một thời tuổi trẻ chưa xa…
Tôi không có ý định làm theo lời con trai. Tuy nhiên, hai chữ “khi xưa” gợi lên trong tôi xúc cảm khó tả cùng bao điều…muốn nói!
Khi xưa lúc còn thơ…
Những người trưởng thành, khi xa quê hương thường có hoài niệm về tuổi thơ, nơi mình sinh ra và lớn lên với dòng sông, đồng ruộng, cánh diều, hay những đêm trăng với các trò trẻ con, những trận đòn roi của ba má, thầy cô vì những lần trốn học…Trong cuộc đời bôn ba của mình, không ít lần chúng ta tình cờ gặp lại bạn bè xưa, lòng bỗng chùng lại để cùng nhau ôm kỷ niệm, nhớ về quê hương và cùng nói: “Khi xưa, lúc còn thơ…”
Khi xưa, lúc còn bần hàn…
Những người đã thành đạt trong mưu sinh và nghề nghiệp, đang bằng lòng với cuộc sống hiện tại đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần, một buổi tối trời mưa nào đó trong không gian sang trọng mà mình đang hưởng thụ… lòng bỗng xao xuyến nhớ về những ngày xưa gian khổ và trầm ngâm nhắc về: “Khi xưa, lúc còn bần hàn…”

ảnh: Doanh nhân Võ Ngọc Thành thường xuyên trở về
hỗ trợ bà con khốn khó ở quê hương "khi xưa..."


Chỉ vỏn vẹn hai tiếng “khi xưa” thật giản dị mà sao cảm giác đến nao lòng. Đang vui, nhắc đến khi xưa để nhớ những lúc buồn, rồi sẽ thấy vui hơn. Đang buồn, nhắc đến khi xưa để nhớ những lúc vui, cho lòng nhẹ nhàng, rồi cái buồn sẽ dần tan biến đi theo hoài niệm. Đang phong lưu, nhắc đến khi xưa để nhớ những lúc còn khó khăn và biết yêu quý những gì mình đang có. Đang cô đơn, nhắc đến khi xưa để nhớ lại cũng có ngày mình hạnh phúc trong tình yêu, cho lòng ấm lại, rồi nỗi cô đơn sẽ vơi đi trong tâm tưởng.
Trong cuộc đời mình, những lúc bất chợt nhìn thấy một cuộc vui, chia sẻ một sự đớn đau mất mát, thỉnh thoảng nghe một bản nhạc hay, một bài thơ tình lãng mạn, ngắm một bức tranh đẹp, đọc một quyển sách thú vị, chứng kiến sự thành công hay thất bại của người thân, ngồi nhìn lũ trẻ hồn nhiên vui đùa hay những lúc hoà mình vào dòng chảy đổi thay mạnh mẽ của cuộc sống, tôi nghĩ rằng từ trong sâu thẳm ký ức đời mình có nhiều người bật lên hai tiếng: khi xưa…
Khi xưa bên bến sông quê… Khi xưa giữa mùi thơm rơm rạ… Khi xưa lúc ta yêu nhau… Khi xưa lần đầu hẹn hò ra biển… Khi xưa lúc còn bạn bè… Khi xưa thời còn vang bóng… Khi xưa giữa bom đạn chiến tranh… Khi xưa lúc ta còn là… Khi xưa… Còn biết bao nhiêu điều và biết bao nhiêu lần trong cuộc sống tươi đẹp của chúng ta, ai cũng có một lúc nào đó với tâm trạng vui hay buồn mà nhớ lại: Khi xưa… Riêng tôi, trên hành trình phiêu bạt của mình để học tập, sống và làm việc, không biết bao nhiêu lần tôi đã thầm nói: Khi xưa…

PHAM DUY hầu kí

  "HỌC NHƯ THỂ CHẲNG DÀI LÂU... " (Đọc Hồi ký Phạm Duy 2)    Tôi chưa định viết những dòng dưới đây trong vài bài ghi chép khi đọc...