Đặng Vương Hưng ký

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2008

Một ông mà có... ba bà
(phần cuối)






“Tôi đâu có “lừa tình” và gian dối họ! Chỉ bởi cái “số” của tôi nó đào hoa quá, nên các bà ấy đành phải chấp nhận công khai sống “đoàn kết thương yêu nhau”. Nói vậy, nhiều người chẳng tin đâu, nhưng anh cứ trực tiếp hỏi chuyện các bà ấy thì rõ...

Tất nhiên, như thế là vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình! Nhưng cái thời của tôi lạc hậu rồi, xin quý bạn đọc lucbat.com thứ lỗi cho.
Còn các bạn trẻ bây giờ tiến bộ hơn, đừng ai dại gì theo chúng tôi mà khổ một đời”!

Quá Khổ vì... lắm vợ và đông con
Cũng thời gian ấy, Sao Mai đã làm được một việc “vĩ đại”: Chuyển 7 nhân khẩu từ vùng quê Nam Định nhập về thủ đô Hà Nội. Để làm việc đó, ông đã đánh liều xin gặp trực tiếp đồng chí Giám đốc Sở Công an Hà Nội, trình bày hoàn cảnh. Vốn là người của “Tổ công tác đặc biệt”, nên nguyện vọng của Sao Mai đã được đáp ứng ngay.
Vì “làm tắt” từ trên, cho nên Công an phụ trách địa bàn không hề biết, vẫn tin là gia đình Sao Mai có bẩy người “tạm trú dài hạn” mà không khai báo. Họ bực lắm, quyết phải “làm cho ra nhẽ”. Một đêm nọ đã khuya, đợi cho cả gia đình Sao Mai ngủ say, đội kiểm tra mới gõ cửa và làm rất căng... Sao Mai điềm tĩnh trình sổ hộ khẩu, có ghi rõ ràng hai cột “vợ cả” và “vợ hai” cộng đủ... mười người. Anh đội trưởng đội kiểm tra chưng hửng và ngạc nhiên hết sức. Còn nhà văn Sao Mai thì cười: “Thông cảm nhé, tớ bận quá, với lại cũng chủ quan là toàn... vợ con mình cả mà”!
Giữa năm 1964, có tin Mỹ sắp gây chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Thủ đô Hà Nội và một số thành phố lớn có chủ trương sơ tán cho nhân dân và phát động phong trào đi xây dựng vùng kinh tế mới. Nhà văn Sao Mai đã quyết định xin đưa cả nhà đi đợt đầu tiên ở vùng núi phía Bắc.
Hồi ấy, Văn Luông là xã vùng cao, toàn dân tộc Mường, hoang vu nhất của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Chính quyền địa phương nghe tin có gia đình một nhà văn từ thủ đô về định cư thì mừng lắm, lấy đó làm vinh dự và tự hào cho quê hương. Huyện đã chỉ thị cho xã, còn xã thì hô hào các thôn bản cử người đến giúp công, dựng nhà cho gia đình nhà văn...
Một đội thợ lành nghề quê Thạch Thất (Hà Tây), đông tới mấy chục người được giới thiệu đến làm suốt mấy tháng trời. Họ đi khắp vùng, lùng mua tới một trăm năm mươi cây xoan to, hì hục đục đẽo suốt ngày đêm...
Hôm được mời đến nhận căn nhà mới, Sao Mai kinh ngạc vì nó giống một cái... cung điện thu nhỏ, với năm gian to, ba hàng hiên, được làm theo kiểu đại khoa, chạm trổ, kẻ truyền khá cầu kỳ. Chả là, đội thợ cứ nghĩ rằng gia đình ông nhà văn này từ Hà Nội lên thì hẳn giàu có và nhiều tiền lắm, nên đã quyết định “đầu tư” ứng trước. Nào ngờ, Sao Mai phải bán sạch đồ đạc, bán luôn cả chiếc xe đạp quý giá mang theo mà mới chỉ đủ... một phần ba kinh phí làm nhà. Số còn lại ông bí quá, nên mới nói liều rằng “Tôi còn gửi một số tiền lớn ở chỗ... Hội Nhà văn Việt Nam, hôm nào về sẽ lấy lên trả hết”.
Nhưng đợi mãi, vẫn chẳng thấy Sao Mai đi lấy tiền, ông phó cả đành cử mấy người cơm đùm cơm nắm về Hà Nội hỏi thăm, tìm gặp bằng được Nhà văn Nguyễn Đình Thi, Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam để... đòi nợ!
Nhưng, Hội Nhà văn lấy đâu ra tiền chi trả khoản làm nhà vô lý ấy! Bực quá, toán thợ lại về Văn Luông tìm Sao Mai... Nghe kể, Sau nhiều lần “trốn nợ” tiền nhà không được, nhà văn đành phải dở cười dở khóc, xin được “trả góp” mỗi năm một ít...
Sau vụ làm nhà ấy, kinh tế gia đình Sao Mai gần như kiệt quệ. Nhà đông miệng ăn, lại không có lương thực dự trữ, sắn khoai trồng chưa được bao nhiêu, nên cả nhà phải chịu cảnh thiếu đói triền miên...
Và lúc này, hai người vợ của Sao Mai đã phải gồng mình để nuôi đại gia đình. Hằng ngày, họ chỉ ăn mỗi người đôi củ khoai luộc, củ sắn nướng, uống nước suối rồi lên rừng kiếm cái ăn cho cả nhà. Nhiều hôm khoai sắn cũng không còn, những người đàn bà ấy đã uống nước lã để đi làm...

May là các bà ấy đã “thương yêu nhau”
Ngồi kể lại chuyện đời mình, đến đoạn hai người vợ ông nhịn đói đi làm, Sao Mai nghẹn ngào không nói được: “Anh biết không? Họ đã không từ một việc gì, dù vật vả đến đâu, thậm chí là quá nguy hiểm. Ví dụ, các bà ấy đều không hề biết bơi, vậy mà đã có một thời gian dài họ làm nghề... chống bè mảng theo sông từ Phú Thọ xuôi về Hà Nội. Không ít lần hai bà phải vượt qua vực sâu, nước xoáy, bè lật úp, uống đầy bụng nước, sặc sụa, ngạt thở... Ngoi lên được, lại chống chèo đi tiếp, may mà chẳng ai chết đuối”!
Những năm tháng khó khăn ấy, Sao Mai chẳng biết làm gì giúp vợ con ngoài việc viết văn!
Mùa đông về, trời lạnh thấu xương, ông thường trùm chiếc chăn bông cũ nát, rách tả tơi, ngồi bên bếp lửa bập bùng, vừa viết tiểu thuyết, vừa quờ tay bốc một ít cháo cám bỏ vào mồm nhai, rồi chiêu một ngụm nước chè xanh... Đó là khẩu phần ăn quý nhất cả nhà dành để “bồi dưỡng” cho Sao Mai lấy sức viết văn.
Khổ sở là vậy mà bà cả và bà hai đều coi ông như “thần tượng” của đời mình. Nhiều đêm, các bà đã thay phiên nhau đốt đuốc cho thêm ánh sáng để chồng viết văn. Bà cả vốn hay chữ, còn làm hàng ngàn câu thơ tặng Sao Mai... Cả hai bà đều sống rất tình cảm, họ đã sinh cho nhà văn tổng cộng tới mười một người con vừa trai vừa gái, (tất nhiên bây giờ còn thêm mười một dâu và rể nữa). Điều hạnh phúc là hầu hết vợ chồng còn cái họ đều sống ở khu vực Văn Luông, huyện Thanh Ba của tỉnh Phú Thọ. Trong vùng này, hiện có tới 12 trang trại sinh thái và vườn rừng là của con cháu nhà văn Sao Mai. Mọi người vẫn đùa: Nếu tập trung lại, thì chỉ riêng gia tộc, con cháu của ông đã đủ thành làng, thành xóm...
Năm 2008 này, nhà văn Sao Mai đã lên chức “cụ”, với hơn bốn mươi cháu chắt nội ngoại. Nói chuyện với bạn bè về hai bà vợ, ông vẫn tự hào khoe: “Bà cả thương tớ lắm, bà hai cũng yêu tớ lắm. Làm sao tớ có thể thờ ơ được với các bà ấy chứ!”

Thế còn người vợ thứ ba của Sao Mai?
Chị còn khá trẻ, kém lão nhà văn gần ba mươi tuổi, có tên là Lê Thị Hải Lý. Sinh năm 1952 tại Thanh Hóa, nguyên là chiến sĩ quân y Trường Sơn thời đánh Mỹ. Chị Lý từng có một gia đình hạnh phúc, nhưng người chồng đã bội bạc bỏ lại hai đứa con để đi theo một người đàn bà khác.
Gần 20 năm trước, hồi Sao Mai được bầu làm Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Vĩnh Phú, phải rời Văn Luông về Việt Trì công tác. Một lần tình cờ quen biết chị Lý, ông ghé lại thăm. Sự thăm viếng nhiều lên cho tới lúc ông có thể... nghỉ lại ban đêm trong nhà chị và trở thành người một nhà lúc nào chẳng hay.
“Những năm gần đây, mỗi lần tớ từ trang trại ra thành phố, lại có tay bà ấy chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, sức khỏe tốt lên rất nhiều – Sao Mai nói về người vợ thứ ba của mình một cách đầy cảm mến - Bây giờ thì ba bà của vợ của tớ đều là chị em thân thiết một nhà. Các bà ấy rất hay gọi điện thoại cho nhau. Tớ thường phải đóng vai “giao liên”, mang quà của bà nọ chuyển cho ba kia... Tuy có hơi mệt, nhưng mà cũng vui lắm!”.
Và lão nhà văn cất tiếng cười thật sảng khoái.
Hai năm trước, Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp với Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ tổ chức tại thành phố Việt Trì một cuộc Hội thảo khoa học mang tên “Nhà văn Sao Mai – Văn chương và cuộc đời”. Có tới 12 tham luận, do các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình như Đỗ Kim Cuông, Vân Long, Dương Huy Thiện, Nguyễn Văn Toại, Nguyễn Hữu Nhàn, Nguyễn Thiện Kế, Văn Chinh... được đọc rất cảm động. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, trong lời tổng kết cuộc hội thảo đã nói một câu đầy ý nghĩa: “Cánh diều Sao Mai chưa bao giờ đứt dây với cuộc sống”.
Vâng, sống một cuộc đời từng nếm trải những “tận cùng khổ đau, tận cùng hạnh phúc” như nhà văn Sao Mai, quả là không phải người nào cũng có được.

ĐẶNG VƯƠNG HƯNG

(lucbat.com)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 06:41 0 nhận xét  

Ăn lẫu trâu ở Kiên Giang

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2008




Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 05:34 0 nhận xét  

Đi phà sông Tiền, sông Hậu
















(ảnh: Hùng Phiên)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 05:24 0 nhận xét  

chuyện lạ văn chương

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2008

Một ông mà có... ba bà

Người khổ nhất là tôi và sướng nhất cũng là tôi – Lão nhà văn Sao Mai tâm sự thật lòng – Cái số tôi nó đào hoa, nhưng truân chuyên “ba chìm bảy nổi”. Thuở hàn vi, nhà tôi nghèo lắm, nhiều bữa hết gạo, phải ăn cả cháo cám mà viết văn. Bây giờ thì tôi thanh thản và an nhàn rồi. Con cái đều đã trưởng thành và sung túc. Họ tộc nhà tôi ở Văn Luông, Thanh Ba, Phú Thọ có tới 12 trang trại vườn rừng và sinh thái. Riêng tôi còn có cả “Vọng ngư lâu” để viết văn...




Nhà văn Sao Mai và nhà thơ Vân Long - 2008 (ảnh của Vân Đình Hùng)

Nhờ thất tình nên trở thành... nhà văn
Hơn tám mươi năm trước, vào ngày 15 tháng 2 năm 1924, ở xã Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, có một cậu bé cất tiếng khóc chào đời. Cậu được đăng ký họ tên khai sinh rất lạ: Tân Khải Minh.
Thực ra, cha của Tân Khai Minh là người Việt, gốc họ Nguyễn, nhưng mới ba tháng tuổi đã đi làm con nuôi cho một gia đình người Tàu phiêu dạt sang Việt Nam sinh sống. Cậu bé Minh (tức nhà văn Sao Mai sau này) sinh ra phải mang họ và đệm “Tân Khải” là vì vậy. Cha nuôi cậu làm thuỷ thủ cho hãng tàu nổi tiếng của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi, nên tuổi thơ của cậu nay đây mai đó, học hành cũng lỡ dở ở mỗi nơi một ít.
Trước khi trở thành nhà văn, Sao Mai từng qua khá nhiều nghề: Dạy học, làm báo, cày ruộng, khai hoang... Thậm chí có thời gian (1951 - 1953) ông còn tham gia “Tổ công tác đặc biệt” của Sở Công an Hà Nội, từng bị địch bắt giam...
- Tôi biết yêu từ hồi còn rất trẻ – Lão nhà văn kể - Sau Cách mạng tháng Tám, tôi làm Trưởng ty Bình dân học vụ Nam Định, rồi Báo Nam Định kháng chiến (sau đổi tên là Báo Công dân), do nhà thơ Trúc Đường làm chủ bút... Tại đây, tôi đã có một mối tình đầu thật lãng mạn. Nàng đẹp mê hồn. Tôi tin rằng mình là chàng trai may mắn và hạnh phúc nhất thế gian! Tôi đã định xin gia đình làm đám cưới thì thật bất ngờ, nàng đã bỏ tôi để đi theo một họa sĩ nổi tiếng... Nhưng chẳng bao lâu, ông họa sĩ kia lao vào con đường nghiện ngập và ruồng bỏ nàng. Thất vọng quá, nên nàng đã treo cổ tự vẫn... Trời đất quanh tôi như muốn sụp đổ theo. Và tôi đã “ôm hận” mối tình bi thương ấy cho tới mãi sau này...
Vĩnh biệt mối tình đầu, Sao Mai đã thề với trời đất rằng: “Nếu không trở thành Văn nhân thì sẽ không làm người!”.

Lấy vợ như đùa, để... 'trả thù đời'

Vợ ông, bà Hoàng Thị Tiếng hồi ấy là một thiếu nữ mới mười sáu tuổi, thuỳ mị, nết na, con một gia đình giàu có trong vùng. Bà đẻ cho ông liền mấy đứa con, bé như “trứng gà trứng vịt”. Hy vọng sẽ thay đổi cuộc đời, Sao Mai tìm cách đưa cả vợ con lên Hà Nội sinh sống...
Sau kháng chiến chống Pháp, Sao Mai cùng một số nhà văn từ chiến khu Việt Bắc trở về hăng hái vận động thành lập Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được bạn bè tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành khóa đầu tiên của Hội. Tuy nhiên, vốn tính lãng tử, thích giang hồ từ bé nên Sao Mai không có khả năng làm “quan”, cho dù chỉ là “quan văn nghệ”.
Sao Mai thường xuyên bỏ nhiệm sở, đi ngao du, chơi bời khắp nơi... để rồi cuối cùng si mê “nàng tiên nâu” tới mức không ngóc đầu lên được. Sau nhiều đêm mất ngủ, Sao Mai quyết định bán sạch cả nhà cửa, đồ đạc và dắt díu vợ con trở về Nam Định, tìm cách cai nghiện...
Đó là thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời Sao Mai. Ông vật vã, khổ sở như muốn điên loạn. Cuộc đời trước mắt ông tối đen, mờ mịt, không có tương lai.
Đã nhiều lần Sao Mai nghĩ tới cái chết để tự giải thoát cho mình. Nhưng ông chết rồi thì vợ ông sẽ ra sao? Ai sẽ nuôi những đứa con của ông? Muốn trở thành một “Văn nhân” mà chết như thế thì hèn hạ quá! Phải cố mà sống! Không thể chết được!...
Cuối cùng thì Sao Mai đã thắng. Ông đã cai được thuốc phiện! Từ vũng bùn đen ông gắng gượng đứng dậy để làm lại từ đầu.
Để xa lánh nơi thị thành ồn ào, đầy những cám rỗ chết người, Sao Mai quyết định cùng gia đình học nghề... làm ruộng! May là hồi ấy đúng dịp cải cách ruộng đất, gia đình ông thuộc diện bần cố nông, nghèo quá nên được chia một thửa ruộng. Sao Mai hăng hái xin làm tổ đổi công, rồi vào hợp tác xã. Ông cũng xắn quần, lội ruộng, cày cấy như ai...
Nhưng hình như Sao Mai sinh ra không phải để làm việc đó, nên làm ruộng mãi mà vợ con vẫn cứ nghèo và đói. Ông lại bỏ làng lên Hà Nội, vừa tìm mối dạy học tư, vừa viết văn, làm báo... Kiếm được tiền, thì dăm bữa, nửa tháng lại về quê thăm vợ con.

'Vợ cả, vợ hai - Cả hai vợ đều là... vợ cả'

Trong một lần về quê để giúp làng Nhộng xây dựng đội văn nghệ, tình cờ Sao Mai gặp cô thôn nữ Phạm Thị Loan (tức Hoặc), vừa hát hay, vừa xinh nhất làng. Ngay lập tức, hai người mê nhau cứ như hẹn hò từ kiếp trước. Mê muội tới mức cô gái đã bỏ nhà theo Sao Mai ra Hà Nội sống như vợ chồng. Cho tới khi họ đã có với nhau hai đứa con thì sự việc mới bị vỡ lở...
Một lần Sao Mai về quê, trong khi giặt áo cho chồng, bà Tiếng phát hiện ra giấy khai sinh của bé Hương (con gái của Sao Mai và bà Loan). Giây phút bàng hoàng qua đi, người phụ nữ nhạy cảm ấy đã nhận ra tất cả. Bà bình tĩnh nói với chồng:
- Ông cho tôi gặp con Hương đi!
- “Hương” nào nhỉ?
- ô hay, Hương con gái ông chữ còn Hương nào nữa.
Đến nước ấy thì đúng là không giấu diếm được nữa. Sao Mai thở dài:
- Chuyện đã thế rồi, bà tính sao?
- Còn tính sao nữa. Tuần sau ông đưa cả nhà lên Hà Nội đi. Mẹ con tôi không ở quê nữa.
- Trời ơi, bà đùa đấy à? Làm sao tôi đưa được cả bảy người lên Hà Nội? Biết ở đâu? Lấy gì mà ăn?
Lại còn chuyện hộ khâu, sổ gạo nữa chứ!
- Tôi không biết. Đấy là việc của ông. Ông phải làm được!
Trở về Hà Nội, Sao Mai đành phải nói thật với bà Loan:
- “Chị cả” của em đã biết hết chuyện rồi. Bà ấy đang đòi lên Hà Nội đấy. Em liệu mà cư xử sao cho khéo để “êm” chuyện.
- Có gì mà lo. Em sẽ đánh “bài ngửa”. Cùng phận đàn bà con gái, chắc chị ấy cũng chẳng nỡ lòng nào.
Sao Mai chợt nhớ tới vế đối hài hước của nhà thơ Thanh Tịnh “Vợ cả, vợ hai – cả hai vợ đều là... vợ cả”. Ông tặc lưỡi: “Thôi cũng đành vậy, chứ biết làm sao”!
Hồi đó, gia đình Sao Mai có một ngôi nhà nhỏ ở gần chùa Hương Ký, thuộc địa phận xã Hoàng Hoàng Văn Thụ (nay là phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng). Bà Loan sốt sắng đi mua thêm một chiếc giường cùng chăn màn đầy đủ...
Rồi cái ngày cả gia đình hội ngộ cũng đến, bà Loan nhiệt tình ra tận ga tàu để đón gia đình “chị cả”. Đợi khi cả nhà đã ổn định, bà Loan mới nói:
- Thưa chị, em làm bạn với anh ấy cũng là cái số. Bây giờ đã trót có hai con... Nếu chị thương cho ở cùng thì tốt; em xin coi chị như chị gái, các con của chị cũng như con em. Còn nếu không, mẹ con em sẽ dọn đi nơi khác...
Bà Tiếng rơm rớm nước mắt:
- Em đừng nói như thế. Con của em cũng như con của chị. Mẹ con em đừng bỏ đi đâu mà chị mang tiếng...
- Nếu vậy, xin chị cứ ở nhà giúp em trông coi các cháu. Em sẽ đi làm... Sức em thế này, chịu khó một chút, cả nhà lo gì đói...
Hồi ấy, bà Loan làm công nhân gánh cát ở Phà Đen, được tiểu chuẩn gạo hai mươi bốn kilôgam mỗi tháng. Vốn là người có sức khoẻ, lại cắt cỏ giỏi, ngoài làm công nhân bốc vác ở bến phà, bà Loan thường hợp đồng cắt cỏ cho khách có xe bò, rồi đi đẽo vỏ cây ở bến sông mang về phơi bán... Ngày nghỉ, bà còn một mình nhảy tàu lên Lạng Sơn, về Hải Phòng buôn chuyến...
Chịu thương, chịu khó, đảm đang, không nề hà một việc gì, miễn là kiếm được tiền; bà Loan đã có công một mình làm lụng nuôi cả gia đình Sao Mai trong mấy năm trời...
(Còn tiếp)
Đặng Vương Hưng
(lucbat.com)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 01:22 0 nhận xét  

Đắc Hoa "lên" lucbat.com

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2008



Người mẹ thứ hai của tôi


LBT: Nhà báo Nguyễn Đắc Hoa, Trưởng phòng Chuyên đề và Văn nghệ Đài Phát thanh tỉnh Phú Yên. (ĐT : 0985017072 – 057256059. Email: dachoapy@gmail.com. Blog: dachoa.blogtiengviet.net) vừa gửi cho lucbat.com bài viết cảm động dưới đây.


Trông về quê mẹ...

Tôi sinh ngày 15 tháng 7 nĂm 1957. Mẹ tôi mất ngày 21 tháng 7 nĂm 1957. Như vậy tôi chỉ được gần mẹ vẻn vẹn đúng một tuần. Mẹ tôi mất do bệnh sản hậu, nhưng vì quê tôi thời đó vừa nghèo, vừa nặng tệ mê tín dị đoan, nên mẹ bệnh nhưng gia đình, chòm xóm chẳng chịu đưa mẹ đến thầy thuốc chữa bệnh, mà để ở nhà cúng bái, xông hơi. Thế là mẹ kiệt sức dần và mãi mãi đi xa.
Cha tôi lúc đó là Bí thư Đảng lao động xã Hoà Đồng, huyện Tuy Hòa được tổ chức phân công ở lại địa phương (không tập kết miền Bắc) để công tác ở hành lang 240 giữa Khánh Hoà – Phú Yên, nên khi mẹ tôi mất, cha tôi có ở nhà và nghe lời trăn trối cuối cùng của mẹ: ”Em chỉ sinh được một mình nó, giờ để lại cho anh anh. Anh ráng nuôi, dạy nó nên người “. Ba tôi cũng chỉ gần gũi, chăm sóc tôi được mấy ngày thì bị địch bắt bỏ tù. Đời tôi kể từ đó nhờ vào bàn tay chăm sóc của người mẹ thứ hai là: Bà nội của tôi. Nội tôi lúc đó đã gần 70 tuổi, miệng móm, lưng còng nên cũng chẳng còn sữa để tôi bú thép. Còn tôi thì còn đỏ hỏn, liên tục oe, oe đòi dòng sữa mẹ. Những lúc như vậy, nội ôm tôi vào lòng và nhỏ những giọt nước mắt, đau thắt tận đáy lòng. Hàng xóm đến thăm, nhiều người thấy hoàn cảnh gia đình tôi, mẹ mất, cha ở tù, chỉ còn một cụ già tóc đã bạc phơ cùng đứa cháu nội mới lọt lòng mẹ ở trong mái nhà tranh, vách đất. Trong nhà nhìn trước, thấy sau, chẳng có tài sản gì đáng gia, nên họ cám cảnh rủ lòng thương và hết người này, đến người khác, thay phiên nhau đến cho tôi những giọt sữa quí giá trong những ngày mẹ tôi mới mất. Khi được một hai tháng, lúc tôi đã bắt đầu cứng cáp. Những lúc tôi khác sữa khóc la inh ỏi, nội tôi ruột đau như cắt, nên không thể ngồi nhà than vắn, thở dài mà lộm cộm bồng tôi đến những gia đình hàng xóm có những bà mẹ đang kì cho con bú để xin cho tôi bú ké qua ngày.
Quê tôi là làng Vinh Ba nơi xuất xứ của câu ca dao:
“Vinh Ba đan cót, đan gàu.
Phú Diễn chằm nón, xóm Bầu vớt rong”.
Vì vậy người dân quê tôi lúc đó ngoài việc ruộng đồng, họ còn tranh thủ thời gian lao động ngành nghề truyền thống đan cót, đan gàu quên cả ngày, đêm. Để cho tôi có được những giọt sữa từ những bà mẹ có tấm lòng nhân hậu, thương đứa trẻ côi cút không cha, không mẹ, nội tôi phải làm thay những việc họ đang làm như chằm nón, đan bồ, vớt rong, giã gạo, xay lúa… để họ rảnh tay cho tôi bú. Thế nhưng, người mẹ nào có tốt mấy đi nữa, họ vẫn phải dành phần nhiều sữa mẹ cho con mình, nên thường là tôi còn đòi bú, nhưng người ta không cho bú nữa, nội đành bế tôi về, trên đường đi cả tôi và nội cùng khóc. Và có biết bao điều phiền lòng khi ngày ngày nội bế tôi đi xin sữa từ nhà này, đến nhà khác, từ làng trện, đến xóm dưới, nhưng nội im lặng chịu đựng, chỉ mong sao tôi được nhiều người rủ lòng thương để họ cho bú ngày được đôi lần. Cũng cần nói thêm, cách nay 51 năm, ở làng tôi không có sữa bò, sữa hộp như bây giờ. Khi tôi được bốn, năm tháng, nội tập tôi ăn cơm sú. Bởi vì nội đã rụng hết răng và toàn bộ thời gian nội dành để bế bồng, chăm sóc tôi, nên chỉ tranh thủ nấu được om cơm(cơm nấu trong nồi om bằng đất nung). Nội tập tôi ăn cơm bằng cách, lấy một vài thìa cơm bỏ vào cối giã trầu của nội để nghiền thành bột, rồi nội ngậm sú vào miệng tôi, giống hệt như chim mẹ sú mồi cho con. Vì nội ăn trầu, nên miếng cơm nội ngậm trong miệng để sú cho tôi lúc bấy giờ có màu đỏ tươi giống như những giọt máu của nội san sẻ cho đứa cháu bất hạnh. Khi tôi ăn được, ngủ được , ngày càng khôn lớn, nội vui mừng lộ rõ trên mặt và thường ca cẩm: ”Cái thằng đúng là trời nuôi, khi nhỏ ai đưa vú cũng nút, chẳng chê người nào. Khi lớn cơm sú trộn lẫn vôi, trầu cay xé họng nhưng vẫn ăn ngon lành”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quê tôi là vùng tranh tối, tranh sáng nên thường bị mưa bom, bão đạn, trường học chẳng có. Vì vậy để biết đọc, biết viết, nội gửi tôi học mấy ông thầy dạy tư trong làng. Khi tôi học cấp 1 phải đi xa nhà trên 5km và học cấp 2-3 xa nhà trên 10km. Đi học trong thời gian này quả là vô cùng khó khăn. Nhà nghèo nên thiếu thốn đủ thứ. Thậm chí có ngày cơm ăn không đủ no, nhưng phải đạp xe đi về trên hai chục cây số trong mưa phùn, gió bấc, rét run. Nội tôi thì một chữ bẻ đội không biết, nhưng khi thấy tôi chểnh mảng việc học hành thì nội thường dạy: ”Cố gắng học kiếm cái chữ để sau này không khổ như nội nghen con,” Thú thật trong 12 năm học phổ thông vì khó khăn, gian khổ quá nên nhiều lần tôi đã bỏ học, nhưng mỗi lần như vậy, nội lại động viên năn nỉ. Vì thương nội quá nên tôi đi học trở lại chứ chẳng nghĩ đến bản thân sau này sướng khổ thế nào.
Ngày 26 tháng 7 nĂm 1977 Nội tôi mất. Lúc đó tôi đã tham gia cách mạng và đi học xa nên không được nghe lời trăn trối cuối cùng của nội. Sau này tôi về bà con kể lại, trước lúc đi xa Nội thường lẩm bẩm: “Cháu sống được đến ngày hôm nay là nhờ tình thương của bà con, chòm xóm. Không được quên ơn của họ nghe cháu.”. Nghe vậy tôi khóc và ngước mặt nhìn về hướng tây:
Xa xa én liệng vu vơ.
Mây mù che phủ bao giờ hở mây!
Biển kia nước có vơi đầy,
Non kia đá có đổi thay theo thời,
Cháu xin tạc dạ nhớ lời,
Nội trăn trối lại ở nơi quê nghèo.
Phú Yên, năm 2008
N.Đ.H

(theo lucbat.com)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 19:21 0 nhận xét  

Thạch Bi Sơn "đi" bia ôm

BIA ÔM

Phải chăng “ÔM” (Ω) là định luật muôn đời của nhân loại?


Lạ người, lạ cả họ tên
Lạ mùi…sao kết model nhẹ nhàng
Thiếu niên cho đến lão làng
Ngọt ngòn ngon một tiếng nàng gọi anh
Nhập nhoàng mỏ đỏ mắt xanh
Tay khua chân khoắng nên thành tri âm
Không qua đăng ký kết hôn
Mà sao thắm thiết còn hơn vợ chồng?

Con xin ăn sáng mấy đồng
Mặt nặng mày nhẹ bảo không có rồi
Tưng tưng, móc túi thảnh thơi
Tiền triệu thưởng một tiếng cười… nhẹ tênh!

Tháng ngày …nắng xuống chiều lên
Bia ôm …sáng tối chông chênh phận người…



Thạch Bi Sơn


Địa chỉ liên hệ: Thạch Bi Sơn, 62 Lê Duẩn, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
ĐT: 0914.067.044

(theo lucbat.com)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 19:16 0 nhận xét  

Nguyễn Trọng Tao... lục bát



Thơ trẻ và việc cách tân... lục bát?


Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: “Người trẻ hiện nay thường bỏ qua thơ lục bát, bởi thấy hình thức đơn điệu quá(?) Nếu như họ có con chữ khác để ném vào lục bát thì vẫn là lục bát đấy, nhưng đọc bằng một giọng khác, nhịp khác. Lục bát Bùi Giáng khác, Bút Tre khác chứ không phải tất cả lục bát đều giống nhau. Mỗi người lại có cái chữ của lòng mình.
Ngay trong thơ trẻ đã phân ra những lớp khác nhau, có lớp trưởng thành cách đây 10 năm, họ vẫn trẻ thôi, nhưng là đang bình tĩnh để nhìn nhận lại nên thơ của họ có vẻ trầm tĩnh hơn. Còn thơ của những người thực sự trẻ, nói chung là năng nổ, có cả sự bất cần.
Nhưng cái bất cần này phải hiểu trong phạm trù nghệ thuật, họ bất cần những gì là khuôn phép, bất cần cả đề tài… Đó không phải là một dấu hiệu xấu”.
Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa tác giả Khánh Nguyên và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về vấn đề trên.

- Là một người bấy lâu nay vẫn luôn dành sự quan tâm đối với các cây bút trẻ, nhà thơ có thể cho biết thơ trẻ hiện nay có gì đáng chú ý?
- Thời nào thì các nhà thơ trẻ cũng được chú ý, bởi quan trọng là họ trẻ, nên họ có nhiều khát vọng, nhiều sáng tạo. Sáng tạo lớn nhất của mỗi người thường ở khoảng trước tuổi 30, sau đó thì tiếp tục triển khai. Thơ trẻ cũng vậy, ở tuổi 20, 30, họ thường mở ra nhiều chiều kích khác nhau, có thể chưa tạo tới tỉnh nhưng là những sáng tạo cơ bản. Những quan niệm, tài năng, xu hướng nói chung đã xuất hiện từ trẻ. Phải nói rằng nó rất quan trọng. Chính những người trẻ làm thơ đã làm cho thơ ca thời ấy chuyển động, giống như một cánh rừng bên cạnh những cây cổ thụ, đại thụ luôn có những cây non, mà bao giờ cây non cũng tạo ra một màu xanh khác lạ, thu hút người ta.
- Cách tân là lẽ sống của thơ, nhưng có vẻ như thơ trẻ hiện nay có phần “bấn loạn”, lúng túng trên đường cách tân. Họ bị sa đà vào cái cách tân hình thức, vào những đề tài mà văn hóa truyền thống á đông vốn “kiêng kị”?
- Tuổi trẻ bao giờ cũng thế. Những người khôn thì đi theo con đường đã được mở, và nếu họ trẻ thì họ chạy trước một tí, chạy lên một chút, tất nhiên cũng được. Nhưng những người thực sự làm nghệ thuật thì bao giờ cũng phá mở một con đường, muốn đi một con đường riêng. Con đường đó họ phải khai sáng, có khi nó đang đất đá lổn nhổn nhưng là con đường của họ, một con đường khác. Họ có thể đi ngang, đi tắt rồi đến một thời đoạn nào đó, họ biết định hình và lựa chọn nhiều hơn. Tất cả những cái đó cũng tạo nên sự lúng túng, có người đi rồi loanh quanh chui vào rừng rậm không lối thoát, nhưng những người thực tài thì bao giờ cũng tìm được con đường của mình.
Còn chuyện người trẻ phá mở về hình thức, cũng hợp lí thôi bởi họ không an bài với những gì người trước có và cả mình có. Tuổi trẻ thích thay đổi, thích nhìn cuộc đời dưới góc độ của họ. Còn cái lựa chọn mà họ quan tâm cũng tùy người, có người quan tâm về những nỗi đau đớn của làng quê, của tuổi thơ, người lại quan tâm về thế giới, nói chung những gì thuộc về tâm hồn của con người thì họ có quyền lựa chọn.
Lớp trẻ thì nói mạnh bạo hơn mà có người cho rằng thiếu tế nhị, quá trớn, thậm chí có người cho rằng trơ trẽn. Tất cả rồi đến một lúc nào đó họ sẽ tự thanh lọc và có sự lựa chọn để nó văn học hơn, nói về cái xấu mà người ta đọc vẫn thấy bằng một trái tim yêu thương, bằng một con mắt nhìn rất đẹp. Anh yêu cái đẹp bao nhiêu thì càng ghét cái xấu bấy nhiêu. Tất cả đều do sự lựa chọn của trái tim, anh có nhân văn hay không, điều đó quan trọng nhất. Văn hóa dần được nâng lên, người trẻ chưa học nhiều nhưng họ sẽ học nhiều và luôn luôn muốn học, càng học thì càng tiếp xúc với cuộc sống, càng lăn lóc vào đời và họ sẽ tiếp nhận một văn hóa sống càng ngày càng đầy đặn hơn, ứng xử của họ sẽ được điều chỉnh.
- Lâu nay, nhà thơ chú ý đến gương mặt trẻ nào?
- Cách đây 10 năm, tôi chú ý và ủng hộ những tác giả người ta thấy khó chịu như Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly… Họ có những sự mấp mô chứ không phẳng bẹp như người khác. Họ đã bị phản ứng, bị các nhà tuyên huấn, những nhà phê bình kiểu tuyên huấn giơ roi liên tục. Nhưng qua 10 năm, họ đã trở thành những tên tuổi, được cả nước biết đến, chứng tỏ họ có tài năng thực sự. Họ có tài và cũng có tật, nhưng cái tật ở đây là họ khác người khác.
- Khác tới mức độ gây sốc?
- Nghệ thuật mới thì thường gây sốc. Trong sáng tạo, những gì khó chịu, có thể gây sốc với tôi, tôi rất bình tĩnh, thậm chí thích thú vì nhìn thấy khả năng nó sẽ có triển vọng. Chính sự gây sốc lại làm cho nó có ấn tượng. Những con sóng phản ứng rồi dần dần sẽ trở thành vuốt ve.
- Vậy là ông khuyến khích những tài năng trẻ gây sốc để gây sự chú ý?
- Chủ trương gây sốc khác với việc tự bản thân nó gây sốc. Nếu chủ trương thì chỉ cần một cái mẹo sẽ gây sốc. Cũng có trường hợp họ muốn tạo ra những nhóm, những trường phái, nhưng thành công hay không lại là câu chuyện chờ đời.
- Nhưng có vẻ như thực tế hiện nay, không mấy người đọc thơ. Thế mới có chuyện, nhiều nhà thơ trẻ mang đứa con tinh thần của mình tham dự các giải thưởng mà băn khoăn lớn nhất vẫn là, liệu tác phẩm đoạt giải, được in ra rồi nhưng có đến được với độc giả hay không?
- Người đọc thơ bây giờ không phải ít, nhưng số đông vẫn đọc theo một lối thơ quen thuộc, mà ta gọi là thơ cũ, thơ truyền thống. Họ cảm nhận được những gì nhẹ nhàng hơn, thậm chí tinh tế đó nhưng không phải phức tạp. Bởi vậy, những người đi làm cái mới không dễ được đám đông chấp nhận. Thế nên, tập thơ có xếp xó hay không thì cũng đừng buồn. Đối với nghệ thuật, cái mới luôn có nhiều cay đắng nhưng cũng phải tự tin. Nghệ thuật là phải có thời gian, còn công chúng ở đây là những công chúng cao, nói như Trần Dần là những công chúng bằng vai. Và phải hi vọng vào những công chúng như thế.
- Hiện nay các nhà phê bình không để tâm đến thơ, phải chăng chưa có thơ hay để cuốn họ, hay nhà phê bình chưa có được “con mắt xanh” phát hiện ra những gương mặt triển vọng?
- Các nhà phê bình hiện nay không chỉ thờ ơ với riêng thơ trẻ mà với cả nền thơ ca. Thẩm thấu thơ ca không phải dễ, có thể đọc cảm nhận thấy nó hay nhưng nói ra là rất khó. Nhà phê bình khôn thì đi vào văn xuôi, chỉ có người đam mê thì mới đi bình thơ. Phải nói rằng, phê bình thơ hiện nay thiếu và rất cần những “con mắt xanh”. Nhưng cái đó thì không ép được, để tạo ra những “con mắt xanh” thì vấn đề là dân trí, văn hóa phải được nâng cao, khi đó, nhà thơ này sẽ đẻ ra nhà phê bình nọ.
Mỗi người đọc thơ đã là một nhà phê bình, nhưng những nhà phê bình bằng vai không phải là nhiều. Nhìn trong xã hội này, đội ngũ phê bình thưa vắng quá, nhiều lúc giật mình. Đó là thiệt thòi không chỉ với riêng nhà thơ trẻ. Thơ trẻ họ cần những bước thử, quả thực có những người không có ai nói gì nên họ bỏ đi làm công ty này, công ty nọ, lương tháng nghìn đô. Làm thơ chẳng được gì lại còn bị chửi. Nhưng tôi nghĩ, những người thực tài rồi họ sẽ quay lại với thơ.
- Vậy theo nhà thơ, cách tân trong thơ nên bắt đầu từ đâu?
- Sự cách tân là khởi từ tư duy, trong đó đã có quan niệm. Phải quan niệm khác đi thì mới cách tân được, quan niệm đó phải là tự anh, chứ không thể vay mượn. Chính cái riêng biệt mới tạo ra cách tân. Nói đến cách tân thì người ta hay nói trước tiên là hình thức. Hình thức tự thân nó đã mang ngôn ngữ. Trần Dần có nói đến chuyện làm con chữ, tức coi con chữ hoạt động như một động vật. Khi anh tạo ra những con chữ sống động thì hình thức thơ của anh cũng lạ. Không thể lấy ngữ pháp phổ thông để truy bức nhà thơ được. Nhà thơ tạo ra ngữ pháp của họ, họ muốn gieo vào ta một ấn tượng, lúc đầu có thể cho phản cảm nhưng ta vẫn phải mang theo ấn tượng đó, rồi dần dần sẽ nhớ, khi ngẫm ra mới thấy hay. Còn nội dung nằm trong quan niệm tư duy của anh về thơ ca. Nhưng cái khởi đầu của hình thức rất quan trọng, anh viết một câu thơ với hình thức khác đi, thậm chí chưa mang một nội dung gì, nhưng chính hình thức câu thơ đã là một nội dung rồi.
Có một cái khó hơn chính là anh cách tân được thơ truyền thống, cách tân hình thức thơ kinh điển. Người trẻ hiện nay bỏ qua thơ lục bát bởi thấy hình thức đơn điệu quá. Nếu như họ có con chữ khác để ném vào lục bát thì vẫn là lục bát đấy nhưng đọc bằng một giọng khác, nhịp khác. Lục bát Bùi Giáng khác, Bút Tre khác chứ không phải tất cả lục bát đều giống nhau. Mỗi người lại có cái chữ của lòng mình.
Theo tác giả Khánh Nguyên

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 19:12 0 nhận xét  

Cách tân lục bát

Thơ trẻ và việc cách tân... lục bát?


Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: “Người trẻ hiện nay thường bỏ qua thơ lục bát, bởi thấy hình thức đơn điệu quá(?) Nếu như họ có con chữ khác để ném vào lục bát thì vẫn là lục bát đấy, nhưng đọc bằng một giọng khác, nhịp khác. Lục bát Bùi Giáng khác, Bút Tre khác chứ không phải tất cả lục bát đều giống nhau. Mỗi người lại có cái chữ của lòng mình.
Ngay trong thơ trẻ đã phân ra những lớp khác nhau, có lớp trưởng thành cách đây 10 năm, họ vẫn trẻ thôi, nhưng là đang bình tĩnh để nhìn nhận lại nên thơ của họ có vẻ trầm tĩnh hơn. Còn thơ của những người thực sự trẻ, nói chung là năng nổ, có cả sự bất cần.
Nhưng cái bất cần này phải hiểu trong phạm trù nghệ thuật, họ bất cần những gì là khuôn phép, bất cần cả đề tài… Đó không phải là một dấu hiệu xấu”.
Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa tác giả Khánh Nguyên và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về vấn đề trên.

- Là một người bấy lâu nay vẫn luôn dành sự quan tâm đối với các cây bút trẻ, nhà thơ có thể cho biết thơ trẻ hiện nay có gì đáng chú ý?
- Thời nào thì các nhà thơ trẻ cũng được chú ý, bởi quan trọng là họ trẻ, nên họ có nhiều khát vọng, nhiều sáng tạo. Sáng tạo lớn nhất của mỗi người thường ở khoảng trước tuổi 30, sau đó thì tiếp tục triển khai. Thơ trẻ cũng vậy, ở tuổi 20, 30, họ thường mở ra nhiều chiều kích khác nhau, có thể chưa tạo tới tỉnh nhưng là những sáng tạo cơ bản. Những quan niệm, tài năng, xu hướng nói chung đã xuất hiện từ trẻ. Phải nói rằng nó rất quan trọng. Chính những người trẻ làm thơ đã làm cho thơ ca thời ấy chuyển động, giống như một cánh rừng bên cạnh những cây cổ thụ, đại thụ luôn có những cây non, mà bao giờ cây non cũng tạo ra một màu xanh khác lạ, thu hút người ta.
- Cách tân là lẽ sống của thơ, nhưng có vẻ như thơ trẻ hiện nay có phần “bấn loạn”, lúng túng trên đường cách tân. Họ bị sa đà vào cái cách tân hình thức, vào những đề tài mà văn hóa truyền thống á đông vốn “kiêng kị”?
- Tuổi trẻ bao giờ cũng thế. Những người khôn thì đi theo con đường đã được mở, và nếu họ trẻ thì họ chạy trước một tí, chạy lên một chút, tất nhiên cũng được. Nhưng những người thực sự làm nghệ thuật thì bao giờ cũng phá mở một con đường, muốn đi một con đường riêng. Con đường đó họ phải khai sáng, có khi nó đang đất đá lổn nhổn nhưng là con đường của họ, một con đường khác. Họ có thể đi ngang, đi tắt rồi đến một thời đoạn nào đó, họ biết định hình và lựa chọn nhiều hơn. Tất cả những cái đó cũng tạo nên sự lúng túng, có người đi rồi loanh quanh chui vào rừng rậm không lối thoát, nhưng những người thực tài thì bao giờ cũng tìm được con đường của mình.
Còn chuyện người trẻ phá mở về hình thức, cũng hợp lí thôi bởi họ không an bài với những gì người trước có và cả mình có. Tuổi trẻ thích thay đổi, thích nhìn cuộc đời dưới góc độ của họ. Còn cái lựa chọn mà họ quan tâm cũng tùy người, có người quan tâm về những nỗi đau đớn của làng quê, của tuổi thơ, người lại quan tâm về thế giới, nói chung những gì thuộc về tâm hồn của con người thì họ có quyền lựa chọn.
Lớp trẻ thì nói mạnh bạo hơn mà có người cho rằng thiếu tế nhị, quá trớn, thậm chí có người cho rằng trơ trẽn. Tất cả rồi đến một lúc nào đó họ sẽ tự thanh lọc và có sự lựa chọn để nó văn học hơn, nói về cái xấu mà người ta đọc vẫn thấy bằng một trái tim yêu thương, bằng một con mắt nhìn rất đẹp. Anh yêu cái đẹp bao nhiêu thì càng ghét cái xấu bấy nhiêu. Tất cả đều do sự lựa chọn của trái tim, anh có nhân văn hay không, điều đó quan trọng nhất. Văn hóa dần được nâng lên, người trẻ chưa học nhiều nhưng họ sẽ học nhiều và luôn luôn muốn học, càng học thì càng tiếp xúc với cuộc sống, càng lăn lóc vào đời và họ sẽ tiếp nhận một văn hóa sống càng ngày càng đầy đặn hơn, ứng xử của họ sẽ được điều chỉnh.
- Lâu nay, nhà thơ chú ý đến gương mặt trẻ nào?
- Cách đây 10 năm, tôi chú ý và ủng hộ những tác giả người ta thấy khó chịu như Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly… Họ có những sự mấp mô chứ không phẳng bẹp như người khác. Họ đã bị phản ứng, bị các nhà tuyên huấn, những nhà phê bình kiểu tuyên huấn giơ roi liên tục. Nhưng qua 10 năm, họ đã trở thành những tên tuổi, được cả nước biết đến, chứng tỏ họ có tài năng thực sự. Họ có tài và cũng có tật, nhưng cái tật ở đây là họ khác người khác.
- Khác tới mức độ gây sốc?
- Nghệ thuật mới thì thường gây sốc. Trong sáng tạo, những gì khó chịu, có thể gây sốc với tôi, tôi rất bình tĩnh, thậm chí thích thú vì nhìn thấy khả năng nó sẽ có triển vọng. Chính sự gây sốc lại làm cho nó có ấn tượng. Những con sóng phản ứng rồi dần dần sẽ trở thành vuốt ve.
- Vậy là ông khuyến khích những tài năng trẻ gây sốc để gây sự chú ý?
- Chủ trương gây sốc khác với việc tự bản thân nó gây sốc. Nếu chủ trương thì chỉ cần một cái mẹo sẽ gây sốc. Cũng có trường hợp họ muốn tạo ra những nhóm, những trường phái, nhưng thành công hay không lại là câu chuyện chờ đời.
- Nhưng có vẻ như thực tế hiện nay, không mấy người đọc thơ. Thế mới có chuyện, nhiều nhà thơ trẻ mang đứa con tinh thần của mình tham dự các giải thưởng mà băn khoăn lớn nhất vẫn là, liệu tác phẩm đoạt giải, được in ra rồi nhưng có đến được với độc giả hay không?
- Người đọc thơ bây giờ không phải ít, nhưng số đông vẫn đọc theo một lối thơ quen thuộc, mà ta gọi là thơ cũ, thơ truyền thống. Họ cảm nhận được những gì nhẹ nhàng hơn, thậm chí tinh tế đó nhưng không phải phức tạp. Bởi vậy, những người đi làm cái mới không dễ được đám đông chấp nhận. Thế nên, tập thơ có xếp xó hay không thì cũng đừng buồn. Đối với nghệ thuật, cái mới luôn có nhiều cay đắng nhưng cũng phải tự tin. Nghệ thuật là phải có thời gian, còn công chúng ở đây là những công chúng cao, nói như Trần Dần là những công chúng bằng vai. Và phải hi vọng vào những công chúng như thế.
- Hiện nay các nhà phê bình không để tâm đến thơ, phải chăng chưa có thơ hay để cuốn họ, hay nhà phê bình chưa có được “con mắt xanh” phát hiện ra những gương mặt triển vọng?
- Các nhà phê bình hiện nay không chỉ thờ ơ với riêng thơ trẻ mà với cả nền thơ ca. Thẩm thấu thơ ca không phải dễ, có thể đọc cảm nhận thấy nó hay nhưng nói ra là rất khó. Nhà phê bình khôn thì đi vào văn xuôi, chỉ có người đam mê thì mới đi bình thơ. Phải nói rằng, phê bình thơ hiện nay thiếu và rất cần những “con mắt xanh”. Nhưng cái đó thì không ép được, để tạo ra những “con mắt xanh” thì vấn đề là dân trí, văn hóa phải được nâng cao, khi đó, nhà thơ này sẽ đẻ ra nhà phê bình nọ.
Mỗi người đọc thơ đã là một nhà phê bình, nhưng những nhà phê bình bằng vai không phải là nhiều. Nhìn trong xã hội này, đội ngũ phê bình thưa vắng quá, nhiều lúc giật mình. Đó là thiệt thòi không chỉ với riêng nhà thơ trẻ. Thơ trẻ họ cần những bước thử, quả thực có những người không có ai nói gì nên họ bỏ đi làm công ty này, công ty nọ, lương tháng nghìn đô. Làm thơ chẳng được gì lại còn bị chửi. Nhưng tôi nghĩ, những người thực tài rồi họ sẽ quay lại với thơ.
- Vậy theo nhà thơ, cách tân trong thơ nên bắt đầu từ đâu?
- Sự cách tân là khởi từ tư duy, trong đó đã có quan niệm. Phải quan niệm khác đi thì mới cách tân được, quan niệm đó phải là tự anh, chứ không thể vay mượn. Chính cái riêng biệt mới tạo ra cách tân. Nói đến cách tân thì người ta hay nói trước tiên là hình thức. Hình thức tự thân nó đã mang ngôn ngữ. Trần Dần có nói đến chuyện làm con chữ, tức coi con chữ hoạt động như một động vật. Khi anh tạo ra những con chữ sống động thì hình thức thơ của anh cũng lạ. Không thể lấy ngữ pháp phổ thông để truy bức nhà thơ được. Nhà thơ tạo ra ngữ pháp của họ, họ muốn gieo vào ta một ấn tượng, lúc đầu có thể cho phản cảm nhưng ta vẫn phải mang theo ấn tượng đó, rồi dần dần sẽ nhớ, khi ngẫm ra mới thấy hay. Còn nội dung nằm trong quan niệm tư duy của anh về thơ ca. Nhưng cái khởi đầu của hình thức rất quan trọng, anh viết một câu thơ với hình thức khác đi, thậm chí chưa mang một nội dung gì, nhưng chính hình thức câu thơ đã là một nội dung rồi.
Có một cái khó hơn chính là anh cách tân được thơ truyền thống, cách tân hình thức thơ kinh điển. Người trẻ hiện nay bỏ qua thơ lục bát bởi thấy hình thức đơn điệu quá. Nếu như họ có con chữ khác để ném vào lục bát thì vẫn là lục bát đấy nhưng đọc bằng một giọng khác, nhịp khác. Lục bát Bùi Giáng khác, Bút Tre khác chứ không phải tất cả lục bát đều giống nhau. Mỗi người lại có cái chữ của lòng mình.
Theo tác giả Khánh Nguyên

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 19:10 0 nhận xét  

Ảnh nghệ thuật nuy Thái Phiên

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2008





































(theo thaiphienphoto.com)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 22:40 0 nhận xét  

Quỳnh nở, nhớ Nguyễn Xuân Hoàng





Nhan sắc Quỳnh hương


Ðêm như ngưng ngàn tiếng
Gió bỗng bát ngát hương
Em đang về hiện diện
Một đóa hoa vô thường



Trong hết thảy các loài hoa trên mặt đất, có lẽ hoa Quỳnh là một trong hiếm hoi những loài hoa đặc biệt nhất. Cây hoa giản dị, họ nhà xương rồng, ban ngày trông xoàng xĩnh tầm thường, nhưng về đêm là vua của muôn hoa. Hoa Quỳnh rất dễ trồng. Chỉ cần nửa chiếc lá cắm vào đất tơi xốp, vài tháng đã có một khóm Quỳnh nhỏ. Nhiều người hay trồng hoa Quỳnh trong chậu, hoặc ven hiên nhà phía ngoài cửa sổ. Thường những người đã có tuổi hoặc từng trải mới dám trồng hoa Quỳnh. Có người trồng cả đời nhưng Quỳnh không chịu nở hoa. Hoa Quỳnh kén người trồng như kén bạn tâm giao.

Ngắm hoa Quỳnh nở hoa là một cái thú vào loại bậc nhất trên đời. Còn gì hơn dưới ánh trăng sáng mờ như lụa bóng, trải chiếc chiếu nhỏ, bày độc ấm trà và thêm một ít mễ tửu, cùng với vài người bạn tốt uống rượu ngắm hoa. Nhân gian bảo hoa Quỳnh nở vào nửa đêm nhưng không phải vậy. Hoa Quỳnh nở sớm hơn rất nhiều. Từ chập tối, nụ hoa đã no tròn chúm chím. Ðài hoa mở dần, những đường gân hoa trắng xanh bung ra từ từ. Cuốn hoa mới buổi ngày còn rất nhỏ, vào đêm thoắt dài ra như một cánh tay con gái xanh xao. Thường vào cứ tám giờ là giờ hoa Quỳnh bắt đầu nở hoa. Nhìn nụ hoa mở lòng trinh bạch, ta nghe tim mình bỗng dưng đập rộn. Gió đêm thoảng nhẹ, cuốn hoa cứ vươn dài ra, những cánh hoa run run e ấp. Từ giữa lòng hoa, một bầy nhuỵ trắng đội mũ vàng trạng nguyên toả sâu vào lòng đêm. Mùi xạ hương bay ra ngất ngây. Hương Quỳnh ôm choàng lấy chút bóng đêm còn sót lại dưới tán cây lớn.

Có lẽ không có màu trắng nào sánh được với màu trắng cánh hoa Quỳnh. Là màu hoa Sen nhưng không phải hoa Sen. Là màu Bạch Mã mà không phải là màu Bạch Mã. Dường như có một chút gì đó rất liêu trai trong màu trắng hoa Quỳnh, khiến tôi nghĩ đến màu trắng của những chiếc lông ngỗng mà nàng Mỵ Châu đã đánh dấu sau chân ngựa, trên đường tình trốn giặc năm nào... Một sắc trắng trinh bạch đẹp đến xuyến lòng và dự báo những tai ương khôn lường ở cuộc đời này. Cho nên không lạ khi nhiều người ngắm sắc trắng hoa Quỳnh bỗng nghe trong mùi hương Quỳnh lan nhẹ có tiếng vó ngựa lao xao, tiếng reo hò một thuở, và tiếng bật khóc nức nở của ai đó bên ngoài hiên vắng...

Nhưng thương nhất vẫn là những nụ Quỳnh nở vào đêm ba mươi. Hoa nở thắm. Hết mình. Lặng lẽ như chưa từng có mặt trên đời. Có lần ngắm hoa Quỳnh nở trong đêm ba mươi, dưới bóng đêm u huyền, bỗng dưng tôi thấy sắc hoa trắng lay lắt như gương mặt một thiếu nữ nhồi phấn, miệng hoa cười rất tươi, ở một bên khoé môi trễ xuống một nhuỵ hoa nuột nà như chiếc răng khểnh mười sáu. Hoa Quỳnh của đêm ba mươi là hoa Quỳnh của niềm kiêu hãnh, cô đơn và trắng xoá đêm đầy.

Ðúng nửa đêm. Hoa Quỳnh nở chín rộ, phô phang trọn vẹn nhan sắc hoa. Ðêm ướt đẫm sương và hương thơm lẩn quất như vừa có một gót sen tiên nữ đi qua. Lúc này, cuốn hoa đã to bằng ngón tay út người lớn, màu hoa chuyển sang trắng ngà và hương thơm ngai ngái phủ phê lòng. Ngày nhỏ ngắm hoa Quỳnh nở bên hiên nhà chỉ thấy hoa đẹp và lạ. Chưa thấy rằng ngụ trong đời sống của hoa là bao nhiêu ý nghĩa thế nhân. Nở rực rỡ và lụi tàn trong một đêm, Quỳnh hoa là ngôi sao băng trên bầu trời của cái đẹp. Một cái đẹp ngắn ngủi như những hạt sương buổi sớm gieo thầm trên lối đi. Nó thổi vào tâm thức ngọn lửa của vô thường.

Nguyễn Xuân Hoàng


(ảnh: Đào Đức Tuấn)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 08:19 0 nhận xét  

VÌ SAO THÀNH DANH?

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2008




Kỳ ảo… gáo dừa SVC!
Phóng sự HÙNG PHIÊN

Trên 17.600 thông tin có liên quan xuất hiện nếu bạn gõ vào google cụm chữ “Bình SVC”. Dòng sản phẩm mỹ nghệ dừa cao cấp xuất xứ Phú Yên hiện đang nổi tiếng… gần bằng ông chủ Phạm Hồng Bình (nghệ nhân Bình SVC), người đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam nhờ... gáo dừa! Không nhiều dừa như “dáng đứng” Bến Tre hay “hàng xóm” Bình Định nhưng đột phá độc đáo của Doanh nghiệp Mỹ nghệ Bình SVC đã đưa dừa Phú Yên được “nghiêng mình” khắp năm châu bốn biển…
PHẢI “ẨU” MỘT CHÚT!
Đi làm Nhà nước ngay sau 1975 nhưng cái tính “lông bông” nên ít thấy hợp; vả lại, lương bổng khi ấy “hẻo” quá, Bình SVC bỏ về mở phòng tối chụp hình! Giai đoạn các lap hiện đại được người nhiều vốn đầu tư đại trà, tiệm ảnh ế ẩm, ông “buồn tình” bỏ đi chơi và kiếm sống bằng việc đào-trồng-bán cây cảnh, lâu lâu bắt được mối dựng “đồ chơi” non bộ cho các cơ quan, đơn vị… “Đa ky năng” như thế nhưng tóm lại: đói! Mấy năm trời loanh quanh “ăn bám” vợ, Bình SVC trong đầu lúc nào cũng ong ong nghĩ kế… làm giàu!
“Nghèo quá, đôi khi kiếm vài đồng uống cà phê cũng không ra, nghĩ giận… mình! Tôi lao vào đọc đủ thứ sách vở để tìm đường… nhiều tiền, nhiều tiền! Mà nói theo giọng xứ Nẫu, cái thân “ngợ sĩ… nghĩ sợ” thì lấy cái… đinh gì để làm giàu! Những năm đầu thế kỷ 21, nước mình nói nhiều đến chuyện WTO, tôi nảy ý làm mỹ nghệ với cái chất liệu rẻ tiền sẵn có ở quê là gáo dừa. Thế nhưng “trăm người bán… vài người mua” giữa cái đất Phú Yên hồi đó chủ yếu làm nông thì làm gì… có cửa mỹ nghệ! Phải tìm kế “quậy bung” rộng ra khắp nước và “đánh” sang Tây! Năm 2002, tôi treo biển mở doanh nghiệp từ… hai bàn tay trắng và chỉ một quyết tâm là “liều, ẩu, một là chết-hai là sống”…”- ông Bình “ốm nhách” ngồi lắc lư cái… đuôi gà trông đầy cổ quái nhưng tư duy nhanh nhẹn và hiện đại cực kỳ!
Miệt mài nhiều ngày, cha con Bình SVC xoay xở từ thu mua gáo dừa, nghiên cứu mẫu mã, nhất là công thức keo dán đảm bảo tiêu chuẩn kết nối chất liệu để tạo nên hàng loạt sản phẩm đa dạng kích cỡ… Đã nghèo lại còn “bày” ra đầu tư doanh nghiệp nên vốn liếng lúc nào cũng “cháy bỏng”; đã vậy, mới lơ ngơ ra thương trường, chẳng… ma nào mua, lại càng “hoàn cảnh” bội phần! “Không ai biết thì phải rao, phải “quậy, la lối” lên cho người ta biết!” – Bình SVC giải bày. Kiểu “quậy, la” của ông là phải dùng chất liệu hàng mỹ nghệ của mình để làm những thứ… to đùng cho mọi người trố mắt! Khi ấy, doanh nghiệp ông làm “đồ nhỏ” chẳng ai ngó ngàng, chạy tiền từng bữa để trả lương công nhân, vậy mà còn đòi làm “đồ to” để chơi! “Đúng là… điên khùng!” cùng nhiều câu nói tương tự của nhiều người lúc ấy khi biết ý tưởng “ẩu tả” của Bình SVC.
Thế nhưng cũng còn một số người hiểu và ủng hộ những sáng tạo táo bạo của Bình SVC. Để rồi doanh nghiệp ông liên tục được nhiều người biết đến qua các tác phẩm bằng gáo dừa được sách kỷ lục Vietbooks công nhận như chiếc độc bình Huyền sử đời Hùng cao 3,62 m (2005), chiếc đèn bàn Nguồn sáng Việt cao 6,2 m (2006) và con chim yến Biển gọi dài 4,5 m (2007). Đầu năm 2008, ông “buồn tình” đem gáo dừa tỉ mẫn dán lên mũ bảo hiểm, xe cộ, máy móc… với những hoa văn bắt mắt, cũng một dạo làm “nổi đình nổi đám” dư luận báo chí! Hiện, Bình SVC đang “dọa chơi” một tập thơ “tổ bố” bằng gáo dừa!
Việc chắt bóp liên tục quảng bá thương hiệu bằng kiểu “chơi ẩu” độc đáo như vậy đã góp phần chắp cánh dòng sản phẩm mỹ nghệ cao cấp Bình SVC có mặt ngày càng rộng khắp trên địa bàn… trái đất!
CÁI GIÁ CỦA… HÀNG ĐỘC
Sau 5 năm “lộ diện”, mỹ nghệ dừa Bình SVC đã có trên 500 mẫu mã từ các loại bình cắm hoa, bình trang trí, tranh phong cảnh, tranh thư pháp, các con giống, vật dụng lưu niệm, đến các loại bàn, đèn, mảng phối trang trí nội thất… với đường nét, kết cấu công phu, đa dạng hiện đang vô cùng hút khách, nhất là các đơn vị du lịch, doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Từ khoảng chục nhân công năm 2002, giờ này Doanh nghiệp Bình SVC đã có trên 100 nhân công. Đáng quý là khoảng một nửa công nhân ở doanh nghiệp này là người khuyết tật; và cũng từ những ngày doanh nghiệp còn “hàn vi”, Bình SVC cũng đã liên tục làm từ thiện thông qua việc đấu giá các tác phẩm kỷ lục.
Đến nay, sản phẩm mỹ nghệ từ gáo dừa đã không còn xa lạ với nhiều nơi nhưng dòng sản phẩm của Bình SVC được khách hàng đánh giá cao bởi chất tinh xảo, “liêu trai” và mẫu mã, công nghệ đổi mới liên tục. Theo rất sát thông tin báo chí, Bình SVC đang hứng khởi với đà phát triển đầu tư làm ăn của Việt Nam, và nhất là hàng loạt dự án du lịch đang mở ra ở Phú Yên; ông nói đấy là “cơ hội ngàn vàng” cho các doanh nghiệp làm hàng mỹ nghệ và những ai dám “động não”. Thỏa mãn, thõa mãn hơn nữa khách hàng là khẩu hiệu hành động của tập thể Doanh nghiệp Bình SVC để trụ vững và vươn lên trong thương trường. Nhìn lại con đường khẳng định trong vòng chưa đầy 10 năm, Bình SVC bộc bạch với tôi: “Tim, óc, mồ hôi, nước mắt… chảy tràn đó, ông ơi!”. Quả thực, giờ ngủ của ông trong mấy năm qua từ 8 tiếng/ngày đã rút dần chỉ còn 2-3 giờ, riết rồi quen, nay không thể ngủ nhiều hơn được! Cân nặng của ông giờ này cũng… ổn định ở 35 kg!
Khi tôi tỏ ra “lo lắng” cho cường độ làm việc quá cao đó, Bình SVC hề hề: “Đam mê và lạc quan thì mọi thứ đều… nhằm nhò gì…”. Tiếp xúc nhiều lần, tôi cũng thấy rằng: mặc dù ông “không thể mập” nhưng sức khỏe luôn dẻo dai và đặc biệt là vô cùng vui tính, có thể “chiến đấu trên trời dưới bể” bên chén rượu, cốc trà… vô tư đi em!


H.P

Bình SVC nhận xét: bài vì sao thành danh hơi hòanh tráng bút pháp có phần khác biệt.stop.

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 02:50 2 nhận xét  

Thơ của nhà văn Văn Chinh

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2008

Cổ điển hè 2008
Văn Chinh

Tháng bẩy mưa dầm không thấy Ngâu
Cave than vãn mối yêu đầu
Muốn chơi không chỗ, ăn không đói
Động mở ti vi là gameshow

Bạn gọi đi uống, thì đi uống
Làm gì cho hết buổi chiều đây
Chạy trốn ù lỳ vào ồn ã
Lòng không thông thống mấy cho say

Dân đến ủy ban đưa đơn kiện
Mệnh phụ lên chùa dâng xe hơi
Ủy ban bận họp chống tham nhũng
Tĩnh tọa đài sen Phật thoáng cười

Bia đẫm cả người như tải ướt
Chênh chao rồi cũng hết được chiều
May có cú gọi từ quê báo
Đã tìm thấy cốt của thằng Khiêu

Khiêu nằm dưới thành cổ Quảng Trị
Băm bẩy năm mới quy cố hương
Vợ chờ lâu quá thành không gặp
Con chờ lâu quá tóc pha sương

Khóc cha má sữa trên tường

CÂY CAU VƯỜN MẸ


Mẹ cõng con chạy đói lên rừng
Cha nặn quả đồi hoang thành một mảnh quê
Trồng chuối cho con trồng hàng cau cho mẹ

Chúng con rồi mỗi đứa mỗi nơi
Đến những nơi xa lạ có tên là Chân Trời
Con về khi em con vừa đi cửa nhà vắng vẻ
Mẹ bảo chúng mày như sao Hôm sao Mai
Mẹ thành đứa giữ nhà

Bốn mươi năm sau con mới đo xong độ dài từ đầu hôm đến sớm mai

Mẹ đã biền biệt xa *

Mẹ biền biệt xa vườn xưa giờ hoang lại
Hàng cau Nguyễn Bính sót một cây mồ côi
Lâu rồi không còn sức rụng lá
Rũ từ lưng chừng lên ngọn
Sống nhờ bố thí nước giời
Có thì thẳng đốt chăng sài đẹn
Cong queo nín nhịn thở dài
Rồi rụng xuống không phải tàu cau cũ
Không, không phải con cái ở đâu cha mẹ đó
Mẹ nói thế vì sợ chúng con buồn khi bỏ mẹ mà đi
Mẹ vẫn nằm thao thức dưới vườn xưa
Dưới bóng cau cỏ đã không còn chịu mọc *

Những sợi tóc xanh đã quên mất lối về
May là con còn biết hỏi thăm về vườn mẹ
Cây cau sài bị phụ tình
Không còn sức rụng lá
Nhưng lượng bao dung thì còn đủ cho con
Hoa cau hùng dũng rẽ đám tàu cũ đã thành mùn để tơ non
Sau một đêm thức giấc
Chùm hoa thành buồng cau
Buồng cau chín dần mà thành ga âm dương
Cho mùa thu về trọ
Con xin mẹ buồng cau
Con xin mẹ liền trầu
Mẹ mang thẻ hương sang nhà bên thưa chuyện với tổ tiên nhà họ
Xin em về cho conKìa mẹ
Sau lăn lóc cuộc đời, sau bao trầm luân và lầm lỗi
Đó là điều còn lại của con
Chúng con xin mẹ vườn xưa
Chúng con cày cuốc nuôi nhau
Chúng con xin mẹ trông chừng các cháu
Để chúng không ngã từ tầng mười một xuống đấtMẹ ơi
Kìa mẹ!

Hà Nội. 13 h ngày 5 tháng 8 năm 2007

(theo vanchinh.net)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 20:43 0 nhận xét  

sốc đầu đề



Sốc Tên Sách: Xin lỗi, em chỉ muốn câu khách

Tạp chí Bookseller (Anh) vừa phát động cuộc thi bình chọn tên sách kỳ quặc nhất trong vòng 30 năm qua. Từ trời Âu, cuộc thi này làm giật mình những người yêu văn học trong nước khi thời gian gần đây, việc xuất hiện các tựa sách “đầy kinh ngạc” hay còn gọi là “sốc” đang trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tác giả Tân Tường với bài viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng bình luận: “Nhiều người cho rằng, nội dung mới là điều quan trọng với một tác phẩm văn học. Điều đó không có gì sai, thế nhưng nhan đề sách cũng trở thành một yếu tố quan trọng thu hút người đọc. Để làm được điều đó bằng cách đặt tựa gây sốc cho người đọc như các tác phẩm dự thi như ở trên thì lại gây phản tác dụng. Đó là bài học cho các nhà văn Việt Nam trong bối cảnh văn học đầy tính cạnh tranh như hiện nay!”
SỐC TÊN SÁCHTÂN TƯỜNG Từ trời ÂuDanh sách các tác phẩm tham gia cuộc thi bình chọn tên sách kỳ quặc nhất của tạp chí Bookseller quả đúng là phải ngẩn ngơ trước những tựa sách được giới thiệu. Nằm ở đầu danh sách có: How to write a How to write book (Làm thế nào để viết cuốn sách Làm thế nào để viết?), Are Women Human? And other International Dialogues (Đàn bà có phải là con người hay không?), I Was Tortured by the Pygmy Love Queen (Tôi bị nữ hoàng tình yêu lùn cưỡng bức), Highlights in the History of Concrete (Những tiêu điểm của lịch sử bê tông)… Những cái tựa trên được xem là lạ lùng, khó hiểu, thế nhưng có những cái tựa dễ hiểu nhưng lại khiến người đọc phải bàng hoàng sửng sốt như: Living with Crazy Buttocks (Sống cùng mông đít điên dại), The Big Book of Lesbian Horse Stories (Cuốn sách quan trọng về những cô ngựa đồng tính), Highlights in the History of Concrete (Những tiêu điểm của lịch sử bê tông), Proceedings of the Second International Workshop on Nude Mice (Biên bản Hội thảo quốc tế lần hai về chuột khỏa thân)…Kết quả, cuốn sách có một nhan đề vừa dễ hiểu lại vừa khó hiểu đến mức kỳ cục là: If You Want Closure in Your Relationship, Start With Your Legs (Nếu muốn kết thúc mối quan hệ, hãy bắt đầu với cặp giò của bạn) đã đoạt giải nhất của cuộc thi. Với lịch sử 30 năm tồn tại của giải thưởng (tổ chức lần đầu năm 1978), cuộc thi tên sách kỳ quặc đã cho thấy trong lĩnh vực xuất bản, những nhà làm sách đã cố gắng làm mọi cách để tạo ấn tượng cho tác phẩm của mình.Đến đất ViệtRất may mắn là tại Việt Nam những tác phẩm có nhan đề như trên vẫn chưa có mặt để gây sốc cho độc giả. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những tác phẩm có tựa cũng không kém phần “đáng kính ngạc”. Mở đầu cho làn sóng tựa sách gây sốc có tựa: Xin lỗi em chỉ là con đĩ của nhà văn Tào Đình (Trung Quốc), tác phẩm này khi mới được xuất bản ở TQ đã gây xôn xao dư luận đến nỗi tác giả của nó đã phải đổi tên sách thành Món canh tình yêu, một cái tên vô thưởng vô phạt. Tuy nhiên, khi qua Việt Nam do nội dung truyện vốn khá lãng mạn và trữ tình, đã quá phổ biến trên mạng nên tựa cũ được giữ lại. Tiếp sau đó, những tác phẩm có nhan đề đầy ấn tượng khác xuất hiện, độc giả có thể thấy một loạt những Hễ sướng thì hét lên, Giường…Gần đây có các tác phẩm như: Quần Jean may mắn, Mùa hè thứ hai của quần Jean may mắn và gây xôn xao nhất là tác phẩm mới toanh do Công ty Nhã Nam thực hiện: Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường. Điểm khác biệt lớn nhất giữa các tác phẩm dịch ở Việt Nam có tựa sốc với những tác phẩm tham dự cuộc thi tựa kỳ cục của tạp chí Bookseller chính là ở nội dung của các tác phẩm. Các tác phẩm dự thi chỉ dùng tựa để gây sự chú ý của bạn đọc còn các tác phẩm dịch ở Việt Nam lại còn có thêm nội dung thường từ mức khá trở lên, thậm chí có tác phẩm còn thuộc dạng đỉnh cao. Tiêu biểu là tác phẩm có nhan đề Buồn nôn, mới nghe qua bạn đọc dễ lầm tưởng đây là một tác phẩm thuộc loại rẻ tiền nhưng đây lại là tác phẩm triết học quan trọng nhà triết học Jean Paul Sartre. Tác phẩm ra đời từ năm 1938 và được đánh giá là cuộc hôn phối toàn bích giữa nền văn nghệ thời mới với khoa triết lý, một tác phẩm giá trị của nhân loại trong thế kỷ 20.

(theo lethieunhon.com)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 20:38 0 nhận xét  

Người nghèo ăn chơi

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2008


Thu nhập thấp vẫn giải trí “hoành tráng”
Bài, ảnh HOÀNG YẾN

Đó là nhờ công đoàn đứng ra lo liệu. Lần đầu tiên ở Phú Yên, Công đoàn khối hành chính sự nghiệp TP Tuy Hòa đã tổ chức hội thi thể thao-văn hóa có môn bida và hát karaoke. Điều đáng nói nữa là địa điểm tổ chức hội thi là Khu giải trí Thuận Thảo Land-nơi khá xa xỉ đối với CNVCLĐ có mức thu nhập trên dưới 1 triệu đồng/tháng…
Đúng 7 giờ sáng ngày 22.8, hội thi khai mạc. Hội thi chỉ diễn ra trong một ngày và có các “món” ruột của nhiều người là bida, karaoke nên trên 150 vận động viên, “giọng ca vàng” cùng hàng ngàn cổ động viên, “thưởng thức viên” đã háo hức tề tựu trước đó khá lâu. Nhiều đoàn viên trong công đoàn khối này lần đầu tiên biết đến các dịch vụ vui chơi ở Khu giải trí cao cấp Thuận Thảo Land (TP Tuy Hòa) vừa được đưa vào hoạt động. Bởi ngày thường việc công, việc tư luôn cuốn hút, và cũng bởi túi tiền có hạn nên chọn địa điểm “vừa tầm” để đến là… thượng sách!
Sau khai mạc ngắn gọn của Trưởng ban tổ chức hội thi Nguyễn Văn Trinh (Trưởng Đài Truyền Thanh TP Tuy Hòa), các điểm đấu cờ tướng, “chọt” bida và “hét” karaoke với trang thiết bị sang trọng đã dậy sóng tranh tài. “Ở Phú Yên, đã có một số công đoàn tổ chức lẻ tẻ việc thi đánh bida và hát karaoke, lần này chúng tôi mạnh dạn đưa vào hội thi chính thức, bởi đây là hình thức giải trí lành mạnh, phổ biến, ai cũng có thể tham gia được”-anh Trinh phát biểu. Chủ tịch công đoàn khối hành chính sự nghiệp Tuy Hòa-Trình Khánh, bổ sung: “Hai lần trước, một số môn thể thao đưa vào hội thi, chủ yếu là nam tham gia, bởi nhiều chị em nữ vẫn chưa luyện thuần một môn nào. Lần này, đưa hát karaoke vào, chị em hưởng ứng nhiệt liệt…”. Chủ tịch LĐLĐ TP Tuy Hòa-Nguyễn Công Lộc thì âm trầm: “Việc đưa hai môn “nhạy cảm” này vào hội thi công đoàn khối lần này cũng là một… thử nghiệm để rút kinh nghiệm tổ chức các hội thi sau. Người lao động đang dồn về thành phố và nhịp sống đang gia tăng thế này, nếu không có các sân… xả stress bài bản kiểu này thì rất thiệt cho anh chị em có thu nhập thấp”.
Anh Tiến Anh (CĐCS khối Đảng TP Tuy Hòa), sau một đường “cơ” 3 điểm, quay ra với tôi: “Mấy lần anh em tui định lên phòng bida VIP này để chơi nhưng rồi… vào mấy chỗ bình dân cho “tiện” túi tiền. Thi xong bida, tui sang “chiến đấu” phần karaoke, vì có bà xã với hai đứa nhỏ đang… đón nghe!”. Các phòng karaoke âm thanh nổi ở Thuận Thảo Land khá rộng rãi nhưng đã chật ních người thi, người chấm và người thân của các “micro”. Chụp xong bức hình, tôi thò ra khỏi cửa thì gặp chị bạn Nguyễn Minh Thái (làm ở Trung tâm Y tế Tuy Hòa), Thái vừa thi hát xong bài “Tình đất đỏ miền Đông” nên tỏ ra rất phấn khích: “Âm thanh ở đây “đã” thiệt, vậy mà lâu nay hết ở bệnh viện, rồi về nhà lo làm thêm, chồng con, heo cúi… nên đâu có biết! Thi hát karaoke kết hợp giữa điểm chấm của máy và của ban giám khảo là công bằng nhứt, chứ nhiều máy nó chấm… nịnh mình lắm!”. Còn anh Hồ Văn Thanh, cán bộ Phòng VHTT Tuy Hòa thì tâm sự: “Chưa bao giờ thấy công đoàn khối tổ chức hội thi khí thế như kỳ này. Anh em tụi tui đa phần giải trí bằng cách.. làm một xị, hay đọc loanh quanh mấy tờ báo, nhiều khi làm mệt quá về nhà cũng xem tivi không nổi. Nói chung, thỉnh thoảng cũng có đi hát karaoke, đánh bida mấy chỗ bình dân nhưng lên đây thi thố “hoành tráng” như vầy mới sướng…”.
Người viết còn nhớ, cách đây chưa lâu, một công đoàn khối cấp tỉnh ở Phú Yên định đưa môn bida vào hội thao nhưng đã bị một số “ông bà già” phản đối: đó là môn chơi cá độ, sao đưa vào… công đoàn!? Một khối khác cũng định đưa môn karaoke vào thi nhưng lại bị mấy bà… ấn tượng karaoke “ôm” kịch liệt gạt ra…
Thì ra rất nhiều người vẫn còn nhập nhằng chuyện “giải trí lành mạnh” với “tệ nạn”! Thế nên Trưởng ban tổ chức Trinh dùng từ “mạnh dạn” ở trên là vô cùng xác đáng! Nhiều người lao động có thu nhập thấp đang mong chờ công đoàn “mạnh dạn” tổ chức nhiều sân chơi giải trí sôi động như thế này…
H.Y

(bài chưa đăng, tác giả giữ bản quyền)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 19:19 0 nhận xét  

Kỳ ảo mỹ nghệ Bình SVC

















(ảnh: Hùng Phiên)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 19:07 0 nhận xét  

Chuyện lạ ở Sơn thành



Hàng trăm con bò... biến mất
Đức Huy
Minh họa: DAD
Hàng trăm con bò của Nông trường cà phê Sơn Thành - nay là Công ty sản xuất kinh doanh và dịch vụ Sơn Thành trực thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam (huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) - biến mất nhưng giám đốc công ty này giải thích là do sổ sách theo dõi bị thất lạc!
Tháng 7.1990, ông Nguyễn Danh Hữu được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Nông trường cà phê Sơn Thành. Thời điểm này, nông trường đang phát triển chăn nuôi bò với số lượng 1.174 con. Sổ sách kế toán theo dõi đàn bò qua các năm thể hiện giá trị đàn bò tăng dần. Tuy nhiên, đến năm 1993, đàn bò chỉ còn... 699 con, trị giá 340 triệu đồng, nhưng tất cả sổ sách theo dõi đều không có chứng từ gốc. Hai năm tiếp theo, sổ sách kế toán không theo dõi, đến năm 1996 thì nông trường thanh lý 393 con bò trị giá 240 triệu đồng. Điều khá lạ là sổ sách kế toán theo dõi một đằng, báo cáo tổng kết hằng năm ghi một nẻo.
Số liệu báo cáo thể hiện, năm 1990 đàn bò của nông trường là 1.174 con, năm 1992 phát triển lên 1.203, đến năm 1993 giảm xuống chỉ còn 991 con và năm 1996 còn 535 con nhưng lại không thể hiện nguyên nhân giảm. Giám đốc Nguyễn Danh Hữu không lý giải được nguyên nhân giảm mà chỉ cho biết, sau khi thanh lý, cán bộ phụ trách chăn nuôi (trước khi chuyển công tác) có bàn giao chứng từ lại cho ông Nguyễn Viết Vinh - Phó giám đốc công ty - nhưng vì để lâu nên bị... thất lạc (?).
Ông Lê Cang - một đảng viên 52 tuổi đảng (trước đây là công nhân của nông trường) - đã làm đơn tố cáo vụ việc. Ông Lê Cang cho rằng, không có chuyện sổ sách theo dõi đàn bò bị thất lạc mà số lượng hàng trăm con bò biến mất là do lãnh đạo công ty thông đồng "xà xẻo" bỏ túi riêng. Từ đơn tố cáo của ông Lê Cang, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên vào cuộc và xác định Ban giám đốc công ty này quản lý tài chính thiếu chặt chẽ, chứng từ sổ sách theo dõi thanh lý đàn bò từ năm 1990-1997 đã bị thất lạc nên không có cơ sở chứng minh làm rõ giá trị tài sản đàn bò, gây thiệt hại tài sản Nhà nước. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên còn phát hiện Ban giám đốc công ty chiếm dụng gần 300 triệu đồng tiền nhân dân đóng góp xây dựng công trình điện. Bản thân ông Nguyễn Danh Hữu ký xác nhận hồ sơ cho bà Hoàng Thị Lan (em dâu ông Hữu) sai sự thật để hưởng chế độ hưu trí không đúng quy định của Nhà nước.
Từ những sai phạm đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kỷ luật ông Nguyễn Danh Hữu bằng hình thức cách chức đảng ủy viên, đồng thời đề nghị Hội đồng quản trị Tổng công ty cà phê Việt Nam cách chức giám đốc công ty.
Thế nhưng, gần hai năm trôi qua, ông Nguyễn Danh Hữu vẫn còn giữ chức vụ Giám đốc Công ty Sơn Thành. Điều này đang khiến dư luận bất bình.

(thanhnien.com.vn)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 16:43 0 nhận xét  

lucbat.com giới thiệu Đào Đức Tuấn

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2008



Đào Đức Tuấn
Sinh ngày: 09-07-1971
Quê quán: Phú Yên
Tốt nghiệp Văn khoa Đại học Đà Lạt.
Hiện sống và làm việc tại TP. Tuy Hòa.
Liên hệ: 0989076035; daoductuanpy@gmail.com; ductuanpy.blogspot.com

Chùm lục bát Đào Đức Tuấn



Nói với Hồ Xuân Hương

Cho em vào với chị ơi
em bơ vơ quá, chị lơi thơi buồn
Tìm đâu ra một nút chuông
vặn lòng thế cuộc linh lương nhập nhoà…



Sáng

Hồn ta lạnh lắm, người ơi
đẩy đưa phàm xác về chơi hở tình
Lăng cao, mộ vẫn u minh
sáng lòng cây lá bình sinh mỡ màng…



Yêu

Một đời thăm thẳm phân ly
yêu rồi còn lại chút gì trong nhau
Một đời góp nhặt nỗi đau
em là đay nghiến mai sau bây giờ?



Dậy

Chưa ngày mà đã vội quên
tương tư bao tấm mà tênh hênh buồn
Rắt lòng vào miếng ưu phiền
đã mang tiếng dậy thì tiên thiên ngời.
Đ.Đ.T



(theo lucbat.com)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 18:30 0 nhận xét  

Nhà thơ Hoàng Chương viết về lucbat.com





Ai yêu lục bát thì vào...
Ngày 6/8 vừa qua, trên internet, nhà thơ Đặng Vương Hưng và các cộng sự đã “trình làng” website lucbat.com. Đây thực sự là sân chơi thú vị và bổ ích đối với những ai yêu thích lục bát, một thể thơ quen thuộc dễ làm khó hay vốn gắn bó lâu đời với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam…
Trả lời phỏng vấn các phóng viên báo chí vì sao lại chọn lục bát mà không phải là một thể thơ nào khác, nhà thơ Đặng Vương Hưng giải thích: Vì lục bát là thể thơ đặc sắc của dân tộc ta, được nhiều người coi như “hồn vía” của người Việt, có mặt trong hầu hết các làn điệu dân ca, ca dao với sức sống lâu bền và phát triển liên tục. Chắc chắn thơ lục bát có trước chữ viết. Nhờ nó mà hàng vạn những câu dân ca, ca dao, tục ngữ của ông bà xưa đã được con cháu truyền miệng từ đời này sang đời khác, tồn tại cho tới hôm nay và mai sau. Cũng nhờ lục bát mà chúng ta mới có Truyện Kiều bất hủ, mới có thêm những hồn thơ “chân quê” Nguyễn Bính.
Có thể thấy rằng, website lucbat.com được sắp xếp rất chuyên nghiệp và “bắt mắt” với 12 mục giúp bạn đọc dễ theo dõi và cộng tác. Chẳng hạn, nhấp “chuột” vào mục “Sự kiện – Nhân vật” ngày thứ tư 20/8 vừa rồi, ta bùi ngùi vì thông tin đột ngột ra đi về cõi vĩnh hằng của hai nhà thơ tài hoa Trần Hòa Bình – tác giả bài “Thêm một” nổi tiếng và Ngô Quân Miện – giải ba thơ Tạp chí Văn Nghệ 1960 – 1961. Trong khi đó, “Mỗi ngày một bài lục bát” lại giới thiệu với bạn yêu thơ gần xa những bài lục bát đã “đóng đinh” trong trí nhớ nhiều người như Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa (Nguyễn Duy), Bờ sông vẫn gió (Trúc Thông)… và ưu tiên giới thiệu những tác giả mới với những sáng tác chưa được công bố. Lang thang vào “Thi viện lục bát”, ta sẽ gặp một tập hợp những bài lục bát của các tác giả quen thuộc trong thi ca nước nhà như Hàn Mạc Tử, Tế Hanh, Xuân Quỳnh, Tố Hữu, Nguyễn Trọng Tạo, Huy Cận… Ở một góc độ khác, “Lục bát xưa và nay” giới thiệu nguồn gốc, đặc điểm thơ lục bát và các vấn đề liên quan đến thể thơ này như một kiểu trang bị kiến thức cơ bản cho những ai quan tâm đến thể loại và kỹ thuật viết thể thơ “hồn vía” này. Những người nào thích các câu lục bát vui kiểu Bút Tre thì xin mời ghé thăm mục “Lục bát hài”, ví dụ như :
Đi xa, đi đó, đi đây
Vắng điếu thuốc hút lại gây buồn mồm
Chưa hút lòng dạ bồn chồn
Hút xong ngẫm lại, khôn hồn bỏ ngay.
Ai ơi ghi nhớ câu này
Hút thuốc mang bệnh, có ngày ung thư!!!
(Hút thuốc lá – Nguyễn Hoàng An)
Một trong các mục có phần rôm rả và được sự hưởng ứng khá nồng nhiệt của các cây bút thơ trong và ngoài nước là “Lục bát tự chọn”. Đến ngày 20/8, khi truy cập lucbat.com, người viết bài này tỉ mẩn đếm được có cả thảy 24 tác giả đã xuất hiện trong mục này với sơ lược tiểu sử, ảnh chân dung, số email, điện thoại và các thi phẩm (chắc là những bài tâm đắc nhất!?). Có thể nói, đội ngũ này thật phong phú, đa dạng về nghề nghiệp, tuổi đời, có người đã hoặc chưa là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, gặp nhau ở một điểm chung là các bài thơ tự giới thiệu đều có chất lượng khá đồng đều. Trong đó, quê hương xứ nẫu Phú Yên có tác giả Đào Tấn Trực - 33 tuổi, hiện là giáo viên Trường THPT Lê Thành Phương, huyện Tuy An – góp mặt đầu tiên. Với các bài Lục bát xa, Tin bão, Viết trong ngày em đi, Tự khúc chiều, Trước biển, Buổi về chọn ra mắt, Đào Tấn Trực đã cho thấy những cảm nhận mộc mạc mà tinh tế của mình về những xao xác bể dâu của cuộc sống, con người khi:
Chia tay buồn ngẩn, buồn ngơ
Con tim buồn ít câu thơ buồn nhiều
Thần kinh khuyết một miền yêu
Biết em còn nhớ những chiều… Huế mưa (Lục bát xa)
Mắt quê úp mặt vào lòng
Nghe rơm rạ cũng xót nồng bàn chân (Buổi về)
Một tác giả thơ khác ở Phú Yên là Đào Đức Tuấn cho biết vừa gởi 5 bài “cực kỳ máu thịt” của mình cho “Lục bát tự chọn” nhưng chờ cả tuần rồi vẫn chưa thấy tăm hơi mặt mũi mấy đứa con tinh thần. Anh băn khoăn: Chắc là phải sắp hàng chờ đến lượt đây?
Theo nhà thơ Đặng Vương Hưng, lucbat.com là một website “mở” và “động”, vì thế, càng có nhiều người tham gia cộng tác thì sân chơi sẽ ngày một phát triển tốt và càng thi vị hơn. Bạn là người yêu thích thơ lục bát ư? Thế thì, xin hãy nhấp “chuột” và bước nhẹ vào, bạn nhé…
BÔNG LAU
ảnh: Giao dien lucbat.com và chân dung nhà thơ Đặng Vương Hưng
(theo baophuyen.com)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 18:22 0 nhận xét  

Ủng hộ Châu Đinh Hưởng




Châu Đình Hưởng (phải) và tác giả bài viết; ... và thẩn thờ bên dàn máy tính phủ bụi tại nhà.

Đừng “đóng cửa” khát vọng của chàng trai tật nguyền!
Phóng sự HÙNG PHIÊN

Tay chân gần như liệt hẳn, chàng trai Châu Đình Hưởng, 26 tuổi, hiện sống tại khu phố 3, phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa (Phú Yên) đã vượt bao khó khăn, mặc cảm để theo đuổi học hành thành nghề. Thế nhưng hai năm rồi, chàng trai này đang “ngồi khóc” trên xe lăn với dự án mở cơ sở dạy nghề cho người cùng cảnh ngộ…

NGHỊ LỰC CHÁY BỎNG
Mới 4 tuổi, Châu Đinh Hưởng đã mắc phải bệnh sốt bại liệt; sau khi được gia đình đưa đi chạy chữa khắp nơi, giờ Hưởng vẫn bị liệt 2 chân và cánh tay phải, chỉ còn cánh tay trái có thể “quo que” được một số thao tác đơn giản. Vậy mà với quyết tâm học hỏi không ngừng, Hưởng đã vượt qua những năm phổ thông tại quê nhà, rồi tiếp tục vào TP Hồ Chí Minh để theo học ngành công nghệ thông tin. Điều mà nhiều đánh giá cao nhất ở chàng trai này là một ý chí kiên định vượt qua khó khăn, không bao giờ chấp nhận thua cuộc những ước mơ. Có lẽ bằng tấm lòng người mẹ thương đứa con tật nguyền có chí nên khi nhiều người khuyên cho Hưởng “ở nhà đuổi gà chớ học hành chi cho tốn kém”, bà Cao Thị Lan vẫn quyết lòng chắt bóp chiều ý cho con “lê lết” học từ trường làng, trường xã, trường huyện, rồi vào tận Sài Gòn học. Trong những lúc được bạn bè, người thân cõng trên lưng, bồng bế lên xuống xe để đi lại đã nung nấu trong Hưởng một khát vọng tự giúp mình và giúp đời.
Đang là sinh viên ngành tin học Trường cao đẳng Công nghệ quản trị doanh nghiệp TP.HCM, Hưởng đã tham gia làm việc tại nhiều đơn vị ở TP Hồ Chí Minh; và sau khi ra trường, anh cũng đã có việc làm ổn định tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, Nhà Bè. Thế nhưng Hưởng đã quyết định trở về với người mẹ già luôn thấp thỏm vì con ở nơi xa xôi, với một ước mơ mở cơ sở dạy tin học ứng dụng và Anh văn giao tiếp miễn phí cho trẻ em khuyết tật.
Với nét mặt thông minh, lập luận lưu loát và đầy chân tình, Hưởng đã thuyết phục được người thân ủng hộ dự định lập thân lập nghiệp bằng chính sức lao động của mình và trợ giúp cho người cùng cảnh ngộ. Mục đích của Hưởng là vừa dạy nghề vừa tạo việc làm cho trẻ em khuyết tật bằng dịch vụ vi tính văn phòng, internet tại cơ sở này; từ đó sẽ có nguồn thu để trang trải cho cơ sở hoạt động. Vay vốn ngân hàng, người thân và cả vay nóng bên ngoài được hơn 70 triệu đồng, Hưởng đổ tất cả vào sắm 10 chiếc máy tính cũ, cùng bàn ghế và hàng loạt thiết bị phụ trợ. Anh còn thuyết phục một người chị để tham gia vào phục vụ ăn ở tại nhà cho các học viên khuyết tật ở xa! Tháng 5.2007, Hưởng nộp đơn cho Sở Lao động-Thương binh xã hội Phú Yên để xin phép thành lập cơ sở “người khuyết tật dạy nghề cho người khuyết tật”. Tôi đã gặp những người kề cận với Hưởng trong dự án mở cơ sở tin học này, và ai cũng đều tin tưởng khả năng hoàn thành ước nguyện của Hưởng. Ông Trương Anh Tuấn, một thầy giáo cũ hồi phổ thông của Hưởng, cho biết: “Biết em từ nhỏ nên tôi thấy ước mơ của em không hề viễn vông, chắc chắn Hưởng sẽ làm thành công với dự án của mình. Thế nên tôi ủng hộ em bằng mọi giá”. Còn bà Cao Thị Lan thì vui mừng dành hẳn hai phòng rộng rãi nhất trong nhà để con thỏa nguyện ước ao…
Thế nhưng mọi chuyện đã bị… dội nước lạnh!

ƯỚC MƠ BAO GIỜ THÀNH?
Sau khi Hưởng nộp đơn một thời gian, Sở Lao động - thương binh & xã hội Phú Yên đã cử người đến kiểm tra và kết luận: chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, cần bổ sung trang thiết bị, giáo viên… Thế là Hưởng và mẹ phải chạy vạy vay thêm vốn để mở rộng phòng ốc, gia tăng trang thiết bị và liên hệ thêm giáo viên… “Chạy” xong rồi tiếp tục thăm nom chờ đợi, đến tháng 8.2007, Sở LĐ-TBXH Phú Yên trả lời: tháng 7.2007 đã có quy định mới về thành lập cơ sở dạy nghề và cơ sở của anh Hưởng tiếp tục chưa đủ các điều kiện để mở!
Lại những ngày buồn đau của Châu Đình Hưởng; bí quá, anh làm đơn xin mở dịch vụ internet vừa để tận dụng số máy tính đã sắm và để tiếp tục hy vọng mở được cơ sở dạy nghề. Thế nhưng cơ quan chức năng lại lắc đầu với ý do: cơ sở của anh cách một trường tiểu học 150m, trong khi theo qui định phải cách xa trên 200m!
Giai đoạn này, một số báo, đài địa phương đã phản ánh những bức xúc của Châu Đình Hưởng với mong muốn “kêu” cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn giúp anh. Thế nhưng khi báo chí lên tiếng, ngày 24.10.2007, Giám đốc Sở LĐ-TBXH Phú Yên Nguyễn Hồng Hải (nay đã nghỉ hưu) đã ký gởi công văn 1018 “V/v: Phản ánh của báo, đài về thành lập cơ sở dạy nghề của ông Châu Đình Hưởng”. Sau khi ghi nhận “Đây là một tấm gương tàn tật biết vượt khó và có ước mơ mở cơ sở dạy nghề để dạy cho trẻ em tàn tật; một ước mơ, một việc làm rất chính đáng và có ý nghĩa giá trị nhân văn rất quý báu”, công văn này viết tiếp “ông Châu Đình Hưởng phản ánh với báo đài là muốn đem ước mơ của mình mau thành hiện thực nhưng không tuân thủ pháp luật dạy nghề quy định và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn” (trích trang 1). Quá quắt hơn, công văn này còn… phán: “Có phải việc phản ánh của quý báo, đài và ông Châu Đình Hưởng về hồ sơ xin mở cơ sở dạy nghề là yếu kém trong chuyên môn, nghiệp vụ về pháp luật dạy nghề hay vì động cơ gì (…) Phải chăng vì nhà nước ta có chính sách ưu đãi dạy nghề mà ông Hưởng bất chấp quy định của pháp luật mà bắt cơ quan Nhà nước phải thực hiện theo ý kiến cá nhân Ông” (trích trang 2)…???
Chúng tôi cũng đã tiếp xúc, trao đổi với ông Nguyễn Văn Lãng, tân Giám đốc Sở LĐ-TBXH Phú Yên, ông cho rằng có biết việc này và hứa sẽ tìm cách tháo gỡ, hỗ trợ cho Hưởng. Thế nhưng đến giờ vẫn… chưa thấy động tĩnh?! Trong khi Hưởng đã gần như tuyệt vọng vì nghĩ quẫn và… lãi mẹ đang đẻ lãi con của dàn máy tính đang phủ bụi!
Với bài viết này, chúng tôi chỉ một mong muốn các cơ quan chức năng ở Phú Yên như UBND tỉnh, Sở LĐ-TBXH, Hội LHTN tỉnh,… cần có hành động cụ thể “khai thông” ước mơ đầy tính nhân văn cao cả của chàng trai tật nguyền Châu Đình Hưởng…

TRÍCH LUẬT:
Pháp lệnh về người tàn tật ra đời năm 1998 đã khẳng định “hàng năm Nhà nước dành một khoản ngân sách và vận động xã hội để trợ giúp người khuyết tật phục hồi chức năng, học văn hoá, học nghề…”. Pháp lệnh này cũng xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với người khuyết tật và chính sách ưu đãi đối với người khuyết tật. Cụ thể là:
“- Nhà nước, các cơ sở dạy nghề, các tổ chức kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật được lựa chọn nghề, học nghề, tự tạo việc làm, làm việc tại nhà phù hợp với sức khoẻ và khả năng lao động của mình. Người khuyết tật học nghề được giảm hoặc miễn học phí, được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế thu nhận người khuyết tật vào học nghề, làm việc và tạo việc làm cho người khuyết tật được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật lao động”.
Ngoài ra, Pháp lệnh cũng quy định chế độ ưu đãi riêng, “các cơ sở dạy nghề thu nhận người khuyết tật vào học nghề, cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật được xét giảm, miễn thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án dạy nghề, được địa phương giao và cho thuê đất tại những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề; được Chính phủ hỗ trợ ngân sách xây dựng trường lớp, mua sắm thiết bị, phương tiện dạy học, đào tạo giáo viên”.
H.P
(bài chưa đăng, tác giả giữ bản quyền)

Người đăng: Đào Đức Tuấn's Blog vào lúc 04:39 0 nhận xét