Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008

Tà tà làm ăn




Sống được bởi... lá rơi

Đoàn cộ bò đi giao bán rác dương. Ảnh: PHẠM VĂN
Ông Bảy Thơ đang "khớp" cô bò chuẩn bị giao hàng. Ảnh: HOÀNG YẾN
Công việc không ngơi tay nhưng hễ vào mùa mưa là ông Bảy Thơ buồn buồn. Hỏi cơn cớ gì, ông gọn lỏn: “Nhớ... rác dương, con bò nhà tao cũng nhớ...”
Thì ra, căn nhà hai tầng cùng đầy đủ tiện nghi cũng phần nhiều nhờ cái cộ bò và đi cào lá dương (phi lao) rụng, dân ở đây gọi là nghề rác dương.

Nghề cào gom cành, lá dương khô chỉ xuất hiện khoảng mươi năm trở lại đây ở Phú Yên, khi than củi bắt đầu đắt đỏ, nhu cầu xây dựng tăng cao, các lò nung gạch phải tăng tốc nhưng buộc phải tính toán lại chi phí chất đốt. Ban đầu, chỉ một vài lò gạch đốt bằng rác dương, sau thấy thứ này vừa rẻ lại vừa bảo đảm nhiệt lượng, thế là hàng loạt lò gạch ở các huyện Phú Hòa, Tây Hòa... đều chuyển sang “dương hóa”, mới nảy ra lực lượng rác dương chuyên nghiệp. Bình quân một lò gạch mỗi lần đốt phải “ngốn” cỡ 15 cộ rác dương (chưa kể hàng loạt lò tráng bánh, nấu rượu, làm đậu...) nên đầu ra của rác dương luôn không phải lo.
Làm chơi, ăn thiệt
Dù gốc gác nông dân nhưng ông Ngô Văn Thơ (tự Bảy Thơ, 57 tuổi, ở phường 9, Tuy Hòa) có dáng dấp khá... thư sinh, cày ruộng nửa buổi là oải. Trước đây chuyên nghề làm ruộng và trồng hoa Tết, chỉ đủ sống qua ngày, thế nhưng ông đã “phất” lên trông thấy sau mấy năm làm thêm nghề rác dương. Là một tổ trưởng tự quản dân phố, ông Bảy Thơ rất “thông kim bác cổ” nhưng tâm đắc nhất vẫn là chuyện rác dương. Vợ chồng ông thường thức dậy khoảng 3 giờ, tà tà cơm nước, cà phê đến 4 giờ là dong cộ bò thẳng hướng rừng dương cách nhà khoảng 4-6 cây số. Nhiều hôm, tôi đi bộ thể dục buổi sáng, thấy vợ chồng ông Bảy ngồi vắt vẻo trên cộ trò chuyện hết sức tình tứ. Vậy mà chỉ loay hoay hơn tiếng đồng hồ sau đã thấy một cộ đầy ngất nghểu rác dương cập bên sân nhà. Nếu dong thẳng cộ rác lên Phú Hòa giao lò gạch thì đi, về khoảng hơn tiếng đồng hồ nữa; thế là bỏ túi 300.000 đồng. Sau đó, nếu thấy khỏe thì vợ chồng ông lại ra rừng dương gom tiếp cộ thứ 2, thứ 3; nếu giao chưa kịp thì tập kết gần nhà để hôm sau chở đi giao. Còn nếu thấy hơi mệt thì ông Bảy chỉ làm mỗi ngày một cộ, thời gian còn lại là thăm ruộng, đúc chậu trồng hoa, làm vài việc “tù và hàng tổng”, nếu có giỗ chạp, hiếu hỉ thì... đi nhậu, hứng lên thì làm vài bản karaoke... thơm đời! Khơi khơi như vậy, ngoại trừ 2-3 tháng mùa mưa (rác dương bị ướt, lò gạch nghỉ), vợ chồng Bảy Thơ kiếm bình quân 7-10 triệu đồng/tháng.
Cạnh nhà ông Bảy Thơ, vợ chồng anh Nguyễn Văn Vỹ (38 tuổi) thì “cày cuốc” bài bản hơn, bởi trẻ, khỏe và vừa... xây ngôi biệt thự 3 tầng. Công việc lấy rác dương của vợ chồng anh thường bắt đầu khoảng 1 giờ mỗi ngày; chồng dắt cộ ra bãi “quỹ rác” nhà đưa đi giao một “phát”, vợ ở nhà nấu cơm; chồng quay về cùng ăn uống, phê pháo, giá chót khoảng 6 giờ là đã có mặt ở rừng dương để “rác” thêm một chuyến. Cứ thế, cộ 1, cộ 2, cộ 3 cho tới tối mịt. Năng suất cao như vậy, nhưng do công việc không quá nặng nhọc, nên cũng khỏe. Tính sơ sơ, nhà Ba Mỹ thường thu nhập gấp đôi nhà Bảy Thơ, nghĩa là 15-20 triệu đồng/tháng.
Tại vùng ngoại ô TP Tuy Hòa và các xã gần biển thuộc các huyện Đông Hòa, Phú Hòa (Phú Yên), hiện có ít nhất 100 hộ sống bằng nghề rác dương và hầu hết đều có thu nhập cao so với mặt bằng nơi đây.
Nguyên tắc và bi hài
Theo một số cán bộ quản lý rừng phòng hộ biển Tuy Hòa, những người làm nghề rác dương đã tham gia đáng kể trong công tác bảo vệ rừng, lại còn góp phần bảo đảm an ninh trật tự cho khu bờ biển (vốn là nơi “núp bóng” không ít tệ nạn); khoảng 400 ha rừng dương dọc biển Tuy Hòa, từ ngày có “đạo quân” rác dương thì đỡ hẳn công dọn vệ sinh, băng nhóm tụ tập... Còn Hạt Kiểm lâm TP Tuy Hòa thì cho biết: Thảm thực bì rừng dương được bà con thường xuyên gom sạch đã góp phần bảo đảm vệ sinh bờ biển, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng. Chúng tôi vận động bà con vừa cào rác dương vừa tham gia bảo vệ và phòng chống cháy rừng, nguồn sống gắn với rừng dương này nên họ rất tích cực hưởng ứng.
Anh Ba Mỹ cho hay: Nguyên tắc bất thành văn của nghề là không chặt, bẻ cây tươi, không đốt lửa “ẩu tả” trong rừng dương: “Tôi đã từng tham gia trồng rừng dương này, giờ nhờ nó mà mình có cơm ăn áo mặc nên phải luôn ý thức gìn giữ, bảo vệ tử tế. Có mấy thằng đi đào gốc dương về làm cây cảnh, tôi đã cảnh cáo rồi...”. Ông Bảy Thơ thì tỏ ra dứt khoát hơn: “Cũng có mấy đứa chặt, bẻ dương cây lung tung, anh em trong “hội rác dương” đã kiểm điểm rát rạt! Rừng dương bên bờ biển này như “lá phổi” của TP Tuy Hòa, là nguồn sống của bao gia đình nên việc bảo vệ là trách nhiệm của bọn tôi!”.
Nghề rác dương cũng lắm chuyện bi hài. Ví như anh Ba Mỹ trong một lần uống rượu đã... bật mí: “Bữa đó gần trưa, vợ chồng tao lóc cóc ra rừng dương An Phú, chưa kịp thả cào xuống thì đã thấy ngay bên cạnh một cặp sồn sồn đang quáng quàng... mặc quần áo sải ra xe máy. Nhìn quanh, tao thấy còn cái quần “sọt” khá mới, bèn ới theo: “... Quần, quên quần nè!”; thế là thằng chả bẽn lẽn quay lại lấy quần! Ui, còn chuyện “coi phim” cảnh trai gái “tâm sự” trong rừng dương thì cũng hơi bị nhiều”. Về cái “vụ” này, ông Bảy Thơ tỏ ra khá thoáng: “Ừ, thì trai gái cũng phải có chỗ tỏ tình tỏ cảm riêng tư chớ! Chỉ sợ không khéo là bị mấy thằng lôm côm nó “thổi” xe hoặc trấn lột. Tao ròm ròm vậy mà đã vài lần hù tụi trấn lột phải trả lại tiền và đồ đạc cho mấy cặp sinh viên, thanh niên. Một lần khác, tao đã cắp cổ một thằng lên Công an phường 7. Nói chung, cũng nhờ mấy cái dụng cụ lao động mang theo như rựa, gậy nêm cộ chất rác, cào cỏ,... như là vũ khí phòng thân, nhiều khi lúi húi một mình trong rừng dương vắng, cũng nguy hiểm chớ...”.
Anh Phạm Tấn Dũng (39 tuổi, làm nghề chạy xe công nông, ở xã Hòa Trị, Phú Hòa, Phú Yên) quan sát cuộc sống của những hộ rác dương, đã tâm sự với tôi: “Chắc tao phải “đẩy” chiếc “bục bịch” để chuyển qua cộ bò rác dương. Vừa đỡ tốn xăng nhớt, khỏi bị công an giao thông “thăm hỏi” thường xuyên, lại kiếm tiền nhiều hơn!”.
HOÀNG YẾN – PHẠM VĂN

(nld.com.vn)

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2008

Thêm một bóng thơ nằm xuống


Nhà thơ Cao Vũ Huy Miên từ trần
Hoa tím ngày xưa” là “Thời kỷ niệm”


Nhà thơ, nhà báo Cao Vũ Huy Miên mừng sinh nhật lần thứ 52
Từ 17 giờ chiều hôm qua (25-11) nhiều cú điện thoại gọi về tòa soạn và gia đình hỏi thăm, chia buồn nhà thơ Cao Vũ Huy Miên qua đời. Bạn bè, đồng nghiệp, đồng hương… ai cũng thương cảm và bàng hoàng. Dẫu biết chuyện đi xa của anh là điều sẽ đến.
Sáng thứ hai (24-11) Huy Miên còn điện thoại xin nghỉ dự họp giao ban vì mệt. Vậy mà 17 giờ chiều thứ 3 (25-11-2008) anh đã ra đi. Khoảng hơn 2 tháng nay, Huy Miên cố gượng đến tòa soạn làm việc.
Bữa nào khỏe, anh còn đùa giỡn một cách hóm hỉnh. Anh em bạn bè mừng và lại lo cho anh. Trông anh yếu lắm rồi. Căn bệnh tiểu đường quái ác đã quật ngã anh ở cái tuổi sung sức, chín chắn của một người đàn ông viết văn, viết báo.
Cao Vũ Huy Miên tên thật là Đinh Đoan Hùng, sinh ngày 31-12-1955 tại xã Xuyên Trà, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Dáng người thấp đậm, vững chắc và có phần bặm trợn, khiến ai mới gặp có phần e ngại. Ngược lại tính tình Huy Miên lại hiền lành, chân thành và ngay thẳng, dung dị. Chữ Huy Miên rất đẹp hiện đại và dễ đọc.
Thơ Cao Vũ Huy Miên cũng thể hiện cái cốt cách tấm lòng anh, điệu tâm hồn của anh. Những bài thơ rải rác trên các báo, những bài thơ trong 2 tập thơ của anh là “Thời kỷ niệm” và “Hoa tím ngày xưa” phản ánh một Cao Vũ Huy Miên dễ gần, dễ thương, dễ cảm.
Cao Vũ Huy Miên thường viết về những kỷ niệm đẹp, về cô bạn gái có tên, không tên và gần như bao giờ cũng có các loài hoa… Kỷ niệm đẹp, đẹp như là có chút tình yêu trong sạch mà e ngại, đẹp như kỷ niệm có chút man mác buồn, nhớ lâu và sâu.
Tôi gọi Cao Vũ Huy Miên là nhà thơ của kỷ niệm. Tôi nhẩm lại vài câu thơ của anh mới được NXB Trẻ in trong tập “Thơ tình Sài Gòn”:
"Anh xa em thật rồi Bỏ lại sau lưngChuỗi ngày dài mùa hạBỏ lại phía sauCó những chùm hoa nởTrên con đườngMà chúng ta vẫn thường qua” …
Hay hàng loạt thơ Cao Vũ Huy Miên trên các báo Xuân TP.HCM 2008
"Để rồi bỗng nhớRa mình cô đơnTừ nay thôi hếtCòn ai dỗi hờn”...
"Đôi khi ước mình trẻ lạiChiều mưa khăn gói lên đườngĐể được cùng em sống mãiMột thời phiêu bạt gió sương”…
Đặc biệt là bài thơ “Hoa tím ngày xưa” của anh, nhạc sĩ Hữu Xuân phổ nhạc, được đông đảo các thế hệ học sinh sau năm 1975 yêu thích, thuộc và hát.
Cao Vũ Huy Miên ơi, có điều gì trong thơ anh mà khi còn sống làm việc cùng anh, chúng tôi chưa thấu hiểu. Anh cứ nhớ về kỷ niệm. Bây giờ xa nhau thật xa, chúng tôi mới hiểu ra rằng, anh gởi lại những ngày chúng ta sống rồi sẽ là những kỷ niệm đẹp. Và thực ra, đó là những kỷ niệm đẹp.
Chị Hồng, vợ anh, một ca sĩ TNXP cùng thời với anh, kể lại rằng, trước khi đi xa, anh có nguyện vọng, đem đến Bình Hưng Hòa hỏa táng anh, lấy tro hài cốt của anh đổ xuống sông Sài Gòn.
Vợ và con gái hỏi, anh nói: Đừng xây mộ, vừa tốn kém lại thường xuyên phải viếng thăm tội nghiệp và vất vả lắm.
Anh ra đi mãi mãi trong giấc ngủ sâu, trầm tĩnh, yên lặng, đơn giản như tính tình của anh.
Mùa xuân năm ngoái, anh viết:
"Ta ngồi bên sôngThấy sông lồng lộng”…
mùa xuân năm nay, anh muốn được lẫn sóng sông… đi ra biển cả rồi, Cao Vũ Huy Miên ơi!
Nhắc đến Cao Vũ Huy Miên, ai cũng nhớ đến Hoa tím ngày xưa. Nhưng giờ thì Hoa tím ngày xưa vẫn còn đó, vậy mà…

Chúng tôi giới thiệu với độc giả bài thơ Hoa tím ngày xưa và bài viết của chính tác giả Cao Vũ Huy Miên về sự ra đời của bài thơ này!
Hoa tím ngày xưa

Con đường em về ban trưa
Hoa tím nghiêng nghiêng đợi chờ
Tuổi em vừa tròn mười bảy
Tóc em vừa chớm ngang vai
Con đường em về mưa bay
Ta đứng trông theo bao ngày
Từ bao giờ lòng cứ ngỡ
Yêu người mà nào có hay!
Con đường em về thơm hương
Ngọc lan khuya rụng trong vườn
Tiếng dương cầm đâu lặng lẽ
Đưa ta về phía cuối đường
Con đường em về năm xưa
Có biết hay chăng bây giờ
Hoa tím thôi không chờ nữa
Chỉ còn ta đứng dưới mưa...
Thời còn học trung học ở Đà Nẵng, mỗi sáng đến trường, tôi thường đi ngang qua một ngôi nhà đầy vẻ u tịch, phía trước có giàn hoa giấy màu tím sẫm và trong sân có cội ngọc lan già lúc nào cũng tỏa hương. Điều khiến tôi càng thêm chú ý là từ ngôi nhà, đôi khi lại văng vẳng tiếng dương cầm…Và một người con gái đẹp đi học chung đường…Tôi làm quen được em nhờ những tháng ngày kiên trì lẽo đẽo theo sau với một tâm hồn lãng mạn rất thơ ngây và những bài thơ hoa bướm vụng dại. Mối tình học trò nẩy nở nhẹ nhàng với những buổi hẹn hò đi ăn bánh bèo Huế, chè đêm, cùng những câu chuyện mưa nắng bâng quơ, đôi khi cũng có những dỗi hờn để không gặp nhau vài ba bữa…Nhưng rồi, đậu tú tài tôi phải đi học xa và xa mãi mối tình đầu. Em đi lấy chồng, gởi cho tôi một phong thư, bên trong chỉ là trang giấy trắng và những cành bông giấy màu tím sẫm ép khô! Nhìn những cánh hoa mỏng manh sắc tím, tôi có cảm giác như trong đó còn thấm đẫm những giọt nước mắt… Tôi trở về thành phố cũ, một buổi chiều mưa bay, dù ngại ngần nhưng không hiểu sao vẫn muốn đi ngang qua ngôi nhà cũ của em và bất chợt dừng lại trú mưa dưới giàn hoa giấy… Từ đây một tứ thơ sáu chữ bỗng hình thành trong đầu và trong đêm đó tôi đã viết nên bài Hoa tím ngày xưa: “Con đường em về ban trưa, Hoa tím nghiêng nghiêng đợi chờ - Tuổi em vừa tròn mười bảy - Tóc em vừa chấm ngang vai… Con đường em về thơm hương, ngọc lan khuya rụng trong vườn - Tiếng dương cầm đâu lặng lẽ - Đưa ta về phía cuối đường… Con đường em về năm xưa - Có biết hay chăng bây giờ - Hoa tím thôi không chờ nữa - Chỉ còn ta đứng dưới mưa…”. Bài thơ được đăng trên báo Tuổi Trẻ vào năm 1985, ngay sau đó được hai nhạc sĩ Võ Công Anh và Vũ Hoàng phổ nhạc, song lúc đó cả hai bài hát ấy chưa được chú ý. Vào khoảng năm 1998, trên thị trường băng, đĩa nhạc xuất hiện bài hát Hoa tím ngày xưa của tác giả Hữu Xuân với giọng hát của ca sĩ Lam Trường. Lúc đó tôi nghĩ, Hữu Xuân chắc là một nhạc sĩ trẻ sáng tác bài hát trùng tên với bài thơ của tôi. Một bữa, ngồi coi tiết mục tập hát “Bài hát được nhiều người ưa thích - Hoa tím ngày xưa” do ca sĩ Võ Thu Hà hát trên sóng VTV3, tôi mới nhận ra đó là lời bài thơ của tôi. Lúc đó, tôi thực sự băn khoăn và không hiểu vì sao nhạc sĩ Hữu Xuân phổ nhạc bài thơ, nhưng lại không liên hệ với tôi. Và vì sao tên tác giả bài thơ đã không được giới thiệu? Qua một bài viết trên báo, nhạc sĩ Hữu Xuân đã đến tòa soạn tìm gặp tôi. Thật bất ngờ, khi biết nhạc sĩ Hữu Xuân là một bậc cao niên thuộc lớp nhạc sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Nhạc viện Hà Nội, từng là Trưởng đoàn Ca múa nhạc Dân tộc (Nhà hát Ca múa nhạc trung ương). Ông than trời chuyện đi tìm tôi, bởi ông đã đến tòa soạn 10 lần, nhưng lần nào cũng được báo tôi đi công tác. Sau này, ngồi nhâm nhi với nhau, nhạc sĩ Hữu Xuân kể: Một buổi chiều trú mưa dưới hiên một quán sách, anh thoáng thấy tập thơ có tên Hoa tím ngày xưa khá lãng mạn, anh mua về đọc và rất yêu cách chia tay của mối tình trong bài thơ cũng như khổ thơ sáu chữ giàu ngữ điệu. Anh đã phổ nhạc và hoàn chỉnh bài hát ngay trong đêm. Bài hát này có phần hay hơn là nhờ phần hòa âm của nhạc sĩ, ca sĩ Nhật Trung- con trai anh (hiện đang học tập và hoạt động âm nhạc tại Mỹ)- với tiết tấu dạo đầu khá ấn tượng, chỉ cần trỗi lên vài nốt là người nghe đã nhận ra… Hoa tím ngày xưa… Thơ và nhạc thành duyên, điều quan trọng có lẽ là sự cảm nhận từ người nhạc sĩ. Tôi hết sức cảm ơn nhạc sĩ Hữu Xuân đã chắp cánh để bài thơ của mình thành một bản nhạc hay, được nhiều người yêu mến. Cũng từ bài hát này, giữa anh và tôi cùng ca sĩ Lam Trường đã trở thành những người anh em thân thiết...
Cao Vũ Huy Miên
Vũ Ân Thy - Sài Gòn Giải Phóng

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2008

Thêm một một người viết văn


truyện ngắn BÙI VĂN TUẤN

Chửa hoang



Ngồi thu mình vào sát góc bàn trong một quán nhậu trên đường Vĩnh Khánh quận tư, thỉnh thoảng ả đưa tay xoa xoa cái bụng đang ngày càng nhô cao, giấu dưới chiếc áo rộng thùng thình. Mắt nhìn chằm chằm vào cái mạng nhện đang giăng ngang trên trần nhà cũ kỹ. Khuôn mặt hốc hác của người đã nhiều đêm không ngủ, hai gò má nhô cao trên cặp mắt ngầu ngầu, dài dại được tô bởi lớp kem dày nhưng không sao che hết những vết bầm tím rịm.
Ả mới vừa bị đánh hôm qua. Với ả, đây không phải là lần đầu mà thời gian gần đây nó thường xảy ra như cơm bữa. Không ai biết ả nghĩ gì nhưng lâu lâu người ta thấy ả đưa tay lên quẹt nước mắt. Ả tủi thân? Ả hận đời? Hay ả xót xa cho cái bào thai bé nhỏ, sợ khi nó ra đời không có họ cha để đặt mà người đời thường gọi chửa hoang.
Tác giả cái bào thai đó là một gã trung niên tên Dậu làm nghề cò đất. Gã có dáng người hơi thấp, mặt mày trơ trơ như đá lót đường. Gã thường chạy chiếc xe Dylan và đi đôi dép Lào lẹp xẹp. Gã thường ghé đến quán vào giấc nửa đêm, có lẽ chờ cho thực khách ra về vì ngại mọi người dòm ngó. Từ khi đưa ả đến gởi ở đây (chủ quán vốn là người bạn già của gã vừa mới sang lại từ tay bà tư Lẹ chừng nửa tháng), trong vòng một tuần mà không dưới hai lần người ta nhìn thấy gã đánh đập, chửi bới, lôi kéo ả xềnh xệch từ trong ra ngoài như lôi một món đồ thừa trong nhà vứt đi cho rảnh nợ. Thực khách và mọi người xung quanh không ai thèm đếm xỉa. Người ta còn lạ gì cái cảnh đánh lộn, chửi bới nhau ở cái quán này vốn trước đây xảy ra hà rầm, nhất là bà chủ cũ với người tình hờ làm tiệm kiếng nhôm cách nhau chỉ có con đường.
Đêm nay, người ta nhìn thấy gã đến quán sớm hơn nhưng không ở lại lâu như mọi khi. Gã mở cửa tiến lại gần chỗ ả đang ngồi, đặt cái vai li Trung Quốc to đùng xuống đất, tay thò vào túi rút ra xấp giấy bạc hai mươi triệu đồng mới tinh, ném vào mặt ả:
- Tiền và đồ đạc đây, mày biến về quê cho khỏi mắt tao, đồ con đĩ! Bao nhiêu tiền đó tao nghĩ đủ cho mày sống dư dã đến ngày đẻ con. Đừng bao giờ lên đây tìm tao nữa… nhớ chưa?
Rồi không chờ ả nói lại nửa lời, gã quày vã bỏ đi. Còn ả ngồi thu lu, bất động. Chỗ ả ngả lưng là một góc nhỏ phía sau quầy thu tiền, nơi mà trước đây dành cho em út thay áo quần dã chiến. Hoặc ở trên gác xép có chừa một cái phòng nhỏ dành cho nhân viên nghỉ lại. Quán được thuê lại từ căn nhà cấp bốn cũ sì, sơn phết sơ sài và gắn thêm vài cái máy lạnh se-cân-hen. Dưới đất đặt được năm cái bàn và nhà bếp. Trên gác lửng được che chắn kỹ càng bằng tấm vách kiếng nhôm và chỉ dành riêng cho những tay ham của lạ. Quán rộng chừng bốn chục mét vuông mà trước đây dưới tay bà Tư Lẹ lúc nào cũng không dưới mười đào phục vụ. Đào ở đây thuộc loại rẻ tiền, đa phần là bà giá một hai con nhưng còn ngọt nước. Có người bị dạt về từ những cuộc mua bán hôn nhân với Đài Loan, Hàn Quốc. Có người đến từ những hòan cảnh khó khăn thật sự, song đa phần là hệ quả của những cuộc tình hờ. Ả cũng không ngọai lệ!?
Hôm nay quán ế một cách lạ thường, từ sáng đến tối mà chỉ có được vài bàn loe hoe. Chắc sắp đến Tết… Đêm cuối đông trời hơi lạnh. Mười một giờ, đường vắng người. Tiếng nhạc eo éo của mấy quán cà phê cũng tắt tự bao giờ. Ả vẫn ngồi đó. Dưới chân ả bây giờ là một mớ lộn xộn của vỏ đậu luộc, vỏ trái cây và một mớ vỏ chai bia nằm lăn lóc. Ả đã uống! Và đây cũng là thói quen mỗi khi ả có tâm trạng buồn bực trong mình. Nhưng riêng đêm nay thì khác? Không phải là sự bực dọc bình thường mà là một nỗi đau, một nỗi tủi nhục ê chề, một sự phản bội khủng khiếp đối với gia đình, đối với mẹ cha người đã sinh ra ả. Ả sợ và kinh tởm chính bản thân mình. Tất cả những quá khứ trong đời đã bắt đầu vây quần lấy ả một cách không đầu, không đuôi, lộn xộn. Ả vò đầu bứt tóc, ả hét lên, ả khóc rồi ả cười như một người tâm thần đang lên cơn. Nghe tiếng la, ở dưới bếp chị Duyên già chạy lên giỗ dành:
- Thôi đi cưng, đừng khóc nữa! Chuyện đâu còn có đó, tất cả rồi sẽ qua thôi mà. Nghe chị đi ngủ đi, sáng mai rồi hãy tính. Cái thứ đàn ông đó sớm muộn gì cũng bị trời tru đất diệt hà…
Ả càng khóc dữ, như mưa, như bão. Ả nhớ mẹ! Ả ước gì bây giờ có mẹ ở đây. Ả nấc lên từng tiếng:
- Em… không sao đâu. Chị cứ… đi đi...
Ả lại bụm ly bia uống một hơi dài và ra chiều suy nghĩ…
Ở dưới nhà, cô Tuyền với lên:
- Giờ này mà ông ngọai chủ quán còn chưa tới, thôi chị Duyên sửa soạn đưa ông Táo đi!
- Ờ… thôi em ngồi đây, đừng uống nữa…
Mọi việc đã xong, chị Duyên bưng dĩa bánh lên đặt trên bàn, lấy đưa cho ả một cái và nói:
- Nào, bây giờ kể cho chị nghe đi! Có những chuyện mình không nên giấu kín trong lòng, em cứ nói hết ra rồi sẽ thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn.
Từ khi được gởi đến ở đây cho tới giờ, ả có khi nào ngồi nói chuyện cùng với mấy chị em trong quán đâu. Đây cũng là dịp tốt để chị em tâm sự, hiểu và dễ thông cảm cho nhau hơn. Thật tình trong mười ngày nay chị Duyên và hai cô trong quán cũng chỉ biết lơ mơ ả là người đồng hương nhưng không biết ở huyện nào. Chỉ biết ả được đưa đến đây với cái túi xách nhỏ đựng mấy bộ đồ cùng với cái bụng bầu chừng năm tháng tuổi. Dưới nhà hai cô không ngủ được nên cũng lên nghe ả bắt đầu kể chuyện. Với cặp mắt ngầu ngầu, dài dại đó bây giờ lại thêm lờ đờ bởi hơi men, ả nhìn bâng quơ vào khỏang không rồi bắt đầu kể về cuộc đời của ả.
- Bèo dạt mây trôi, đời em rồi sẽ đi đến đâu hả anh Cường? Aû bắt đầu bằng một câu mà dường như vừa than thân trách phận và cũng vừa trách móc về một người đàn ông nào đó.
Cách đây năm năm, từ một xóm nghèo ở Chợ Lách - Bến Tre, em trốn chạy gia đình trong một đêm mưa bão, cũng như trốn chạy cuộc hôn nhân mua bán với một người Đài Loan xa lạ để đổi lấy hai chục triệu đồng. Cũng từ đó bắt đầu một cuộc kiếm tìm dai dẳng về mối tình đầu dang dở. Em và anh ấy yêu nhau tưởng chừng như trời sanh ra để trở thành một đôi giai ngẫu. Chúng em lớn lên cùng làng từ thuở nhỏ, từ thời còn hái hoa bắt bướm sau hè. Gần nhà nhưng xa ngõ, nhà anh ở phía sau vườn nhà em nhưng muốn đến phải lần qua hai con hẻm. Chúng em học cùng lớp, hàng ngày anh thường đạp xe đèo em đến trường. Tình cảm giữa hai gia đình vì thế ngày càng gắn bó hơn. Chúng em luôn ở bên nhau, thỉnh thỏang vào những ngày nghỉ em hay chạy qua giúp mẹ anh gói bánh chưng để bán. Mẹ anh rất thương em và xem em như con cái trong nhà. Anh cũng vậy! Những lúc rảnh anh cũng thường sang nhà giúp ba em trồng cái cây, đào cái ao nuôi cá hay đánh với nhau vài ván cờ. Tụi em thân đến mức nhiều khi nghe người lớn tính đến cả chuyện tương lai cho hai đứa sau này. Anh ấy là con trai lớn trong gia đình, sau anh còn có ba người em nhỏ. Còn em cũng là chị gái lớn của hai đứa em, thằng Thân và con Aùi. Khi chuẩn bị bước sang lớp mười hai, đùng một cái ba anh đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông. Mẹ và anh đau khổ đến tột cùng. Mất ba, gia đình anh vốn đã khó nay lại càng khó khăn hơn. Anh nghỉ học phụ giúp mẹ lo cho mấy đứa em được vui vẻ cắp sách đến trường. Một sự hy sinh cao cả. Nó lấy đi ở anh ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp giỏi, mai sau về phục vụ lại trên chính quê hương mình. Từ đó em cũng thường xuyên đến nhà anh hơn, để an ủi mẹ, để bù đắp phần nào nỗi đau mất mát của gia đình. Và cũng từ đó anh trở thành một con người khác hòan tòan: Anh hay ngồi tư lự một mình, tự ti với bản thân, anh trở nên ít nói và không còn cởi mở yêu đời như ngày trước. Nhưng với em, anh luôn là người mà em yêu thương nhất dù trong mọi hòan cảnh. Thương anh nhưng em không biết làm sao để giúp anh trở lại con người bình thường vốn thuộc về anh trước đóù. Con đường đến trường bây giờ như xa hơn, như đơn độc hơn vì không còn bóng anh cùng đồng hành ngày hai lần lên đó. Em không còn động cơ để học… Cuối năm thi rớt tốt nghiệp, bị gia đình la mắng, nhưng anh thì lại trách mình đã làm liên lụy đến em, anh thật không xứng đáng với tình cảm cao quý mà em ban cho. Em không buồn trách mình, không trách ai cả mà chỉ trách ông trời sao quá bất công với anh ấy… Và chúng em đã yêu nhau…
Sau ngày đó, tình yêu của tụi em luôn bị đe dọa vì mụ ta thường hay đến nói chuyện với mẹ em. Linh tính mách bảo chuyện chẳng lành, em thúc anh ấy đưa mẹ đến nhà xin cưới hỏi nhưng không còn kịp nữa. Mẹ hứa gả em cho Đài Loan và đã nhận tiền đặt cọc của mụ rồi. Em tức tưởi. Em không buồn cha mẹ, em chỉ trách cái nghèo đã bán rẻ đi nhân phẩm. Em tìm đến anh trong đêm, em tựa vào lòng anh, cần hơi thở ấm áp ở anh, cần đến sự che chở của anh và…và em đã trao anh cái quý nhất của đời người con gái.
Nhìn đám lục bình lững lờ trôi em hỏi:
- Cuộc đời em rồi sẽ trôi dạt về đâu hả anh? Xiết chặt em vào lòng anh nói:
- Em sẽ không trôi đi đâu cả! Anh sẽ giữ lấy em… Em là của anh! - Ngập ngừng một hồi lâu, anh nói tiếp: - Ngày mai chúng mình bỏ quê lên Sài Gòn? Anh sẽ nhờ người quen đang làm giám sát xây dựng khu nhà cao tầng ở quận bảy giúp đỡ…
- Không được đâu anh! Em vẫn còn cha mẹ, họ sẽ ra sao? Xóm làng nghĩ sao về chuyện mình bỏ đi? Rồi họ bảo em là đồ hư đốn, cái thứ bỏ nhà theo trai. Rồi gia đình em biết sống ra sao… Em không muốn họ phải gánh chịu những tủi nhục mà em gây ra. Không! Em không đi…
Hai ngày sau, em mới hay tin anh đã bỏ nhà ra đi biệt tăm. Ba tháng trôi qua, định mệnh cuộc đời em cuối cùng cũng đến ngày phán quyết. Đám cưới của em với người Đài Loan đã được tiến hành. Mặc trên người chiếc soa-rê màu trắng, bỗng dưng em thấy nhớ anh ấy vô cùng, cái cảm giác đê mê với hơi ấm nồng nàn mà anh cho như vẫn còn đọng trên da thịt. Nhớ ánh mắt anh nhìn em như van lơn, nhớ hai giọt nước mắt lăn dài trên mặt anh khi nghe em từ chối. Tất cả mọi thứ từ những cử chỉ hành động đến cảm giác bỗng chốc quay về trong tâm trí em, nó thầm nhắc em phải biết làm gì… Nhìn bản mặt trơ trẽn của người đàn ông mà em sắp phải ăn nằm, bỗng nhiên thấy người ơn ớn và lành lạnh. Nghĩ lại biết bao nhiêu cô gái ở đây qua đó làm nô lệ tình dục, làm vợ cho cả gia đình từ già đến trẻ. Những người đó ra đi không mong được ngày trở lại. Em sợ nhất là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương da diết: nơi đã nuôi lớn khôn em, nơi có con sông tắm mát đời em, nơi đã cho em biết bao kỷ niệm vui buồn của tuổi thơ, nơi có anh đã cho em nụ hôn đầu cháy bỏng. Nơi còn có mẹ có cha, nơi còn có hai em chờ chị chỉ bài khi đêm xuống… Ký ức từ mọi hướng cứ tràn về hội tụ trong em, nó tạo thành một sức hút mãnh liệt đã kéo bật em ra khỏi cuộc hôn nhân bệnh họan này. Em phản xạ như một người mộng du, em trút bỏ mọi thứ và vội vã ra đi khi đám cưới chưa kịp làm lễ bái đường. Trên trời mây đen vần vũ…sấm chớp giật liên hồi… Bão đã đến ???
Em gõ cửa hầu hết các công ty trong khu chế xuất Tân Thuận nhưng không xin được việc làm vì thiếu hồ sơ lý lịch. Cũng may có chị bán nước tốt bụng ven đường giới thiệu, em đến phụ bán cà phê cho quán Đêm Đông bên đường và ngụ luôn ở đóù. Trong suốt gần một năm trời, những lúc rảnh rỗi, em lang thang đi hết từ công trình này đến công trình khác trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng để tìm anh ấy. Những hy vọng cho dù rất mỏng manh cuối cùng cũng tan biến dần theo năm tháng. Anh vẫn biệt vô âm tín. Chán nản! Em chuyển qua làm phục vụ cho một nhà hàng Karaoke trên đường Trần Xuân Sọan và sa lầy luôn ở đó. Những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, những trận say bí tỉ, những cuộc hoan lạc tầm thường kéo dài dằng dặc, những trò đỏ đen, tình tiền … Đã biến em thành một cô gái giang hồ, dân chơi thứ thiệt. Chỉ có vài năm, mà những tệ nạn đen tối của xã hội đã biến em thành một con người khác. Cái ngây thơ, hồn nhiên trong trắng không còn. Thay vào đó bằng sự đanh đá, xảo quyệt và bất cần đời. Cái đẹp mặn mòi của người con miền sông nước đã tan đi đâu mất, thay vào đó bằng những lớp son phấn rẻ tiền và một cái thân tàn ma dại. Chỉ mới hai lăm tuổi thôi, cái tuổi mà lẽ ra giờ này đang tận hưởng tất cả những niềm vui, niềm hạnh phúc gia đình bên chồng và con cái. Nhưng em thì sao? Em đã không còn gì để mất. Và em gặp gã…
Gã đã có vợ cùng ba người con gái. Thoạt đầu, gã rất thích em, chiều em đủ điều từ cái ăn đến cái mặc. Em biết điều đó, em biết gã làm vậy vì muốn gì ở em? Em biết gã cho em một thứ tình yêu mà nơi đó không có chỗ cho thuyền đến đậu. Có còn hơn không! Mặc kệ? Em chấp nhận theo gã, làm bé cho gã, làm cho gã dịu đi mỗi khi nhục dục trong người nổi lên lồng lộn. Em được gì? Em được gã cho tiền, cho ăn, cho mặc, cho một cái gia đình hờ, cho một cuộc hôn nhân vụng trộm. Còn gã được gì? Gã được thỏa mãn bên em mỗi khi gã muốn, gã lấy em thay cho bà vợ béo đã đến tuổi mãn kinh để giao du với đám bạn bè chiến hữu. Và cái chính là gã muốn có một đứa con trai để nối dõi tông đường.
Ba tháng sau khi về ở chung với gã, em báo là đã có thai, gã mừng nhảy cẫn lên như cá gặp nước. Gã ôm chầm lấy em, gã cảm ơn em và cầu mong em sớm cho gã một đứa con trai như mong muốn. Trong phút chốc em cũng cảm thấy trong người lâng lâng hạnh phúc. Giá như nó là một gia đình thật sự để em làm lại từ đầu. Gã hứa sẽ cưới em, sẽ chính thức đưa mẹ con em về thay cho vị trí của bà vợ già mấy mươi năm ghẻ lạnh. Gã hứa và hứa rất nhiều…Từ đó nhen nhúm trong em một tia hy vọng, em đi chùa, em cầu xin bà hộ cho em tọai nguyện…
Nhưng không, ông trời đã trừng phạt em! Một chút hy vọng nhỏ nhoi chưa kịp đến thì bà vợ gã đã phát hiện ra em, còn biết em đang có thai với gã. Bà ta lồng lên như con hổ cái khi sắp bị đồng lọai bắt mất con. Mụ túm tóc lôi em ra đường, mụ đánh đập túi bụi vào đầu, vào bụng, vào phần dưới cũa em. Đơn độc một mình giữa bầy sói, em lạy lục van xin mụ cho mẹ con em được lành lặn mà ra đi. Nhưng mụ đâu có nghe và làm như chưa hả cơn giận, mụ bắt đầu ra tay cấu xé, không còn mảnh vải che thân, em trần truồng như nhộng. Chưa đã, mụ tiếp tục đánh chửi và gào thét. Em ngất đi khi nào không biết. Tỉnh dậy thấy mình đang ngồi trên xe taxi với gã đi đến nơi này. Cũng may nhờ mấy chị ở đây thương tình, nếu không em cũng không biết mình sẽ ra sao? Em cảm ơn chị rất nhiều.
- Còn gã đối xử với em ra sao? - Chị Duyên chợt hỏi.
- Gã xin lỗi em, vờ lấy làm tiếc về chuyện đó. Giá như có gã ở nhà thì không nên nỗi. Nói thế nhưng em đâu có tin gì ở gã! Em biết bọn đàn ông thường là vậy mà... Đau đớn vì bị mụ đánh, xấu hổ vì bị làm nhục giữa đường, em rắp tâm mượn tay gã trả thù.
Khi đến đây được hai ngày, em âm thầm đi siêu âm và mong nó sẽ là đứa con trai. Tới lúc đó mọi nỗi uất ức trong em sẽ được giải tỏa, em sẽ có tất cả, mụ cho em những gì em hứa sẽ trả lại gấp mười lần như thế… Đúng là người tính không bằng trời tính. Nó là con gái. Thế là hết! Một mái ấm gia đình trong mơ như tan chảy, lòng thù hận, sự kêu ngạo, sự nhục nhã ê chề và nỗi xót xa… tất cả như đã an bài. Xã hội không có chỗ cho mọi thủ đọan đê hèn tồn tại. Đổi ngôi ư? Thay thế vị trí của bà ta ư? Phá vỡ cái hạnh phúc gia đình mà mấy mươi năm người ta nâng niu và trân trọng? Không bao giờ, nhớ chưa? Mày nhớ chưa hả Thúy! Mày không được xen vào hạnh phúc của người khác. Hãy xem lại mày đi? Mày là hạng người nào chứ! Một con đĩ không hơn không kém..?
Không thể giấu được lâu chuyện này với gã. Hai hôm sau gã đến đây với bộ dạng chệnh choạng, mặt mũi đỏ kè, người đầy hơi men nồng nặc. Gã mắng chửi lung tung, gã đập phá, gã la hét, rồi gã uống. Tiếp đến thì gã khóc hu hu, gã rên xiết, gã lại cười hô hố, gã trợn mắt nhìn em, gã đánh và bóp cổ em… Gã điên thật rồi, tất cả niềm tin mà gã kỳ vọng ở em đều tan biến. Hết rồi, gã mất hết tất cả, mất luôn cái tên gọi “ba thằng Bi” mà gã hằng mong đến tội nghiệp. Gã nói xàm xàm… rồi thất thểu ra đi.
Buông…buông...buông…! Tiếng chuông từ chùa Liên Hoa vọng ra, báo hiệu bước sang một ngày mới. Nó thức tỉnh mọi người và kéo họ ra khỏi cái ma trận tình tiền để trở về hiện thực. Bên ngoài, tiếng còi xe inh ỏi. Chị Duyên phụ ả một tay đưa đồ đạc ra xe và không quên chúc ả lên đường bình an vô sự. Ả đưa tay vẫy vẫy chào từ biệt mọi người như tỏ lòng biết ơn. Chiếc xe chạy xa dần, xa dần và mất hút trong màn đêm…
Buông…buông….buông…!


Saigon ngày 28/10/2008



ĐÈN ĐỎ

Quớ bà con ơi… bác Thừa ơi! Cứu dùm má con…má con sắp chết rồi. Thằng Dện hốt hỏang chạy về hướng nhà ông trưởng thôn, vừa thở vừa la. Đang ôm vợ ngủ say, ông trưởng thôn liền bật dậy, chạy ra mở cửa và hỏi:
- Có chuyện gì mà nửa đêm gõ cửa la lối om sòm vậy Dện?
Thằng Dện đưa tay quẹt ngang qua khuôn mặt dem dúa đầy mồ hôi, run run nói:
- Dạ…dạ… bác Thừa đến cứu dùm má con… chớ ba con đi nhậu về quýnh má con hồi nãy giờ chắc chết quá. Con xin bác!
Thằng Dện vừa nói dứt câu ông liền quay vào nhà. Không kịp mặc cái quần, ông xỏ vội chiếc áo thun mắc ngay cạnh tủ, tiện tay với lấy cuốn sổ chạy ngay đến nhà vợ chồng thằng Beo con Mển. Vừa đến nơi, ông thấy bà con tụ tập lại khá đông, xí xô xí xà ỏm cả góc làng. Lách qua đám đông, vô tới sân ông tằng hắng mấy tiếng rồi nghiêm giọng hỏi:
- Thằng Beo, con Mển đâu? Sao vợ chồng bay đánh nhau? Chuyện đầu đuôi ra sao, kể khúc giữa cho tao nghe coi?
Nghe vậy thằng Beo nhướng nhướng cặp mắt đỏ kè nhìn về phía ông trưởng thôn, lè nhè nói:
- Tại… tại con vợ tôi nó… nó không cho tôi chạy xe vào phòng.
- Xe cộ gì mà chạy vào phòng? - Ông trưởng thôn quát lên! Tao chưa nói chuyện với mày? Anh em tụi bay tòan là Cọp, Hổ, Beo hung hăng nổi tiếng quýnh vợ cả thôn này ai mà không biết. Tao hỏi con vợ mày kìa? Con Mển đâu?
Nghe gọi tới tên mình, con Mển từ trong buồng chun ra với bộ mặt tái xanh, hai con mắt tím bầm, ậm ự:
- Dạ… dạ, em đây anh Thừa. Mong anh giúp em, đem nhốt thằng chả đi chớ em chịu hết xiết rồi! Mẹ con em đội ơn anh suốt đời.
Ông trưởng thôn có vẻ cảm thông với con vợ hơn nên xuống giọng nói:
- Được rồi tao sẽ giúp! Mà chuyện ra sao nói đi tao mới xử được? Tụi bay thiệt là…
Con Mển phần nào lấy lại được bình tĩnh, kêu thằng Dện đưa cho ly nước uống thấm giọng rồi chậm rãi nói:
- Dạ, chuyện là như dầy: Cách đây chừng hơn ba tháng, khi em mới vừa đẻ con Bông thì có đoàn cán bộ ở trên xã xuống. Họ làm ở phòng kế họach hóa gia đình. Biết vợ chồng em sinh đẻ vượt định mức cho phép, nên họ mới xuống làm công tác tư tưởng.
- Thì đúng rồi còn gì? Vợ chồng bay mới có ba mươi tuổi, lấy nhau chưa được bảy năm mà đã có tới bốn đứa rồi. Ba đứa thằng Dện; thằng Đốm, con Mực chưa đủ sao mà còn đẻ thêm con Bông nữa? - Ông trưởng thôn phân trần.
- Dạ biết! Nhưng em tính đẻ thêm con Bông là để gỡ gạt, mai mốt lớn lên nó làm kỹ sư bác sĩ, chứ em đâu có ngờ cả bốn đứa đều đi bốc bộc hết trơn hết trọi vầy nè! -Con Mển lầm bầm nói.
Ông trưởng thôn bắt đầu bực mình lớn tiếng: - Bay nói thẳng vào vấn đề đi? Nguyên nhân sao mà thằng Beo quýnh mày? Cứ vòng vo hoài làm sao tao xử?
Bên ngòai bà con đứng xem cũng bắt đầu xì xầm:
- Đúng rồi đó trưởng thôn ơi, tụi nó còn vòng vo thì cho nó chết, thôi bà con mình về. Ông trưởng thôn quay ra bên ngòai bảo:
- Xin bà con hãy bình tĩnh, giữ im lặng cho tôi làm việc - Nói xong ông quay sang con Mển:
- Bay nói cái gì con cái lớn lên làm kỹ sư, bác sĩ với bốc bộc, nó có liên quan gì tới chuyện này không?
- Dạ có chứ, chuyện là vầy! Con Mển bắt đầu kể:
Lúc tụi em mới cưới nhau, vợ chồng ra nhà ông hai Mẹo cắt lúa mướn. Em thấy nhà ổâng giàu cóù, ruộng đất quá chừng, con cái tòan làm kỹ sư, bác sĩ. Em tò mò hỏi, nên anh Dế cắt lúa chung mới kể: Hồi còn làm ruộng gần nhà ông hai Mẹo, tao hay vô nhà ổng xin nước uống. Một bữa tao thấy ổng với ông bạn ở dưới thị xã lên chơi, hai người vừa ngồi đánh cờ vừa lai rai tán gẩu. Tao nghe ổng nói với ông hai Mẹo rằng: Ông muốn con ông mai mốt lớn lên làm kỹ sư, bác sĩ thì cái lúc đó ông cày cạn cạn thôi, chứ cày sâu quá thì chỉ có nước mà đi bốc bộc. Nói đến đó cả đám đông ôm bụng mà cười rần rần. Nghe vậy em tưởng thật, về nhà bắt đầu thực hành với ổng. Lúc mới bắt đầu cày ổng hứa chắc như đinh đóng cột:” Kỳ này con mình sẽ làm bác sĩ, kỹ sư là cái chắc!” nhưng tới lúc nó chuẩn bị đi thi, tự dưng ổng hét lên: “ Không… không có bác sĩ, kỹ sư gì hết! Chuyến này tao cho mày bốc bộc luôn! Đến nước này chỉ có trời mới cản nổi ổng, còn em cũng chỉ biết nằm nhắm mắt đưa chân, hồi lâu giựt lên bần bật mấy cái… rồi bị bịnh đầy hơi luôn cho tới khi đẻ ra thằng Dện. Đến lượt thằng Đốm, con Mực cũng vậy! Dù có quyết tâm đến đâu, tụi nó cũng chỉ đứng ở cổng trường nhìn vô tiếc rẻ như anh nó. Tức không chịu được? Đến lượt con Bông em thủ sẵn cái náp chêm vào cẩn thận. Vậy mà khi con bò nằm lăn ra thở, nhìn lại cái náp mất tiêu từ lúc nào. Số em chỉ có thế!
Con Mển vừa kể xong, bà con đáp lại bằng một trận cười rồ rồ. Ông trưởng thôn không nhịn được, định quay mặt bỏ đi. Nhưng chợt nhớ ra điều gì, ông quay lại hỏi:
- Việc vợ chồng bay quýnh nhau tối nay, có liên quan gì tới chuyện đó không?
- Dạ… dạ có! Anh bình tĩnh, em xin kể tiếp khúc giữa cho anh nghe!
Con Mển kêu thằng Dện đưa thêm ly nước nữa, nó uống cái ực rồi nói tiếp.
Lúc đó đoàn cán bộ bảo em không được đẻ nữa và buộc phải đặt vòng. Sau đó ít hôm, em lên bệnh xá làm theo yêu cầu của họ. Khổ nỗi em bị dị ứng với mấy thứ này nên thất bại. Họ đành phải thuyết phục ông Beo đi thiến, bằng cách thắt ống dẫn tinh. Nghe họ nói vậy, em liền phản đối kịch liệt. Em sợ ổng bị thắt lâu ngày, nó tồn lên tới não làm cho khùng khùng, man man thì khốn. Cuối cùng, đoàn cán bộ dạy em cách tránh thai bằng phương pháp tự nhiên không dùng thuốc, phương pháp Ogyno. Họ dặn vào những ngày đầu và cuối kỳ của phụ nữ thì không sao, còn nằm ở quãng giữa giữa thì nên tránh. Nghe đến đó em mừng rơn và thống nhất với ổng rằng: Hễ bữa nào thấy tui treo bóng đèn xanh trước cửa buồng thì ông cứ thỏai mái. Ngược lại, khi thấy đèn đỏ thì ông ra ngủ với tụi thằng Dện con Mực cho chắc ăn.
Theo lệ, tối nay em treo đèn đỏ báo hiệu. Vậy mà ổng đi nhậu về không biết ăn phải cái pín dê, pín bò hay uống trúng rượu ngọc dương ngọc hòang gì đó, mà ổng xông vào đạp cửa ầm ầm. Khi cửa vừa mới bung ra em bảo:
- Ơ ! Đang đèn đỏ nghe cha nội, không được vào?
Không thấy động tĩnh, một hồi lâu em nghe tiếng bóng đèn nổ cái bụp. Ổng la lên: - Đèn đỏ tắt rồi! Tới luôn bác tài…khà khà… Thế là ổng phi ngay chiếc xe bò chở rơm lên người em. Em cố ra sức chống cự, lật chiếc xe bò xuống thì bị ổng cho một trận tơi bời hoa lá…
Nghe đến đây, cả xóm ngày mai không phải nấu cơm, vì bà con đã cười no cho tới ngày mốt. Mấy cô gái mới lớn nghe vậy mắc cỡ, rủ nhau chạy ra ngòai tủm tỉm. Ông trưởng thôn như trúng một đòn chí mạng, phán:
- Thằng Beo đâu, mày biết tội của mày chưa? Chỉ cần ghép vào cái tội danh bạo hành gia đình, đánh người gây thương tích thôi thì cũng đủ xé lịch mỏi tay rồi đó nghe mậy. Chạy đi mua dầu về thoa cho vợ mày! Sáng mai tỉnh táo, làm bản tường trình đem ra tao xử!
Thằng Beo cúi đầu dạ…dạ, em đi ngay. Quay qua con Mển, ông nói:
- Con Mển bây giờ yên tâm mà đi ngủ! Không cần phải lo treo đèn xanh đèn đỏ gì nữa hết. Tí nữa tao báo nhà đèn cúp điện cho tới sáng mai luôn.
Nghe ông phán, bà con xung quanh vỗ tay tán thưởng rào rào: - Đúng là xử án như thần...
Theo thói quen, ông lấy cuốn sổ ra ghi: Hôm nay, lúc 21h30 ngày 15 tháng 10 năm 2008, thằng Beo nó quýnh vợ vì lý do con Mển không cho nó làm chuyện ấy..ấy.!? Ông chép miệng mấy cái rồi vội vàng về nhà ôm vợ ngủ tiếp. Nằm bên vợ mà ông cứ tủm tỉm cười một mình, bà vợ tức quá gặng hỏi:
- Ông xử vụ đó ra sao mà về cứ cười hòai vậy?
Ông trưởng thôn ừ ừ …thì chuyện là vầy…nhưng ... nhưng… thôi! Ngu sao tôi kể…

Saigon, ngày 22/10/2008
Bùi Văn Tuấn

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2008

Một chuyện Ma

BỐN CÁI TÍCH TẮC ĐỒNG HỒ
Nha Trang, sau một trận thù tạc khá đậm đà, 18 giờ lên đường về lại Tuy Hoà, vượt qua hơn 60 cây số với một trạng thái sung mãn, vẫn giữ đều tốc độ 80 km/h nhưng khi đến gần đèo Cổ Mã thì lại khác. Tôi lờ mờ cảm thấy cơ thể có sự thay đổi nhẹ nào đấy, đoạn chuẩn bị lên đèo hơi dốc cao, uốn lượn vòng vèo nhưng với chiếc xe Excel 150 phân khối chẳng khó nhọc gì, khi định vượt qua một đoạn cua thì cơ thể tôi bắt đầu thể hiện một sự xáo trộn kỳ lạ và có cảm nhận sẽ có điều gì đấy sẽ đến, rồi hiện tượng bốn “cái tích tắc đồng hồ” xảy ra cực nhanh. Khi đấy tôi không còn là tôi nữa.
Tích. Tắc thứ nhất: Không nhận thức được mình đang làm gì?
Tích. Tắc thứ hai: Đầu óc xoay tròn và lơ mơ.
Tích. Tắc thứ ba: Có cảm giác ai đó nắm bàn tay phải kéo mạnh.
Sang “tích” thứ tư: lấy hết sức bóp chặt hai tay thắng, xe trợt ào đi
Đến phần “tắc” tôi hoàn toàn rơi vào hư vô.
Không rõ là tôi bị hôn mê hay ngủ khò do quá say, khi ngúc ngắc tỉnh dậy định thần lại thấy mình cùng chiếc xe rơi lọt tõm xuống đám cỏ dày như tấm nệm cao lút đầu người, toàn thân chẳng sây sướt gì nhiều, mũ bảo hiểm còn nguyên trên đầu, nhìn quanh thấy cách chỗ tôi chừng một mét có một cái thủ kỳ với những chân nhang còn mới tinh. Chỗ tôi rơi cách mặt lộ khoảng hơn hai mét, dựng đứng thành thử tôi không có cách nào đưa được chiếc xe lên, đành leo lên đường nhựa ngồi hút thuốc chờ người qua lại xin cứu hộ. Thấy chiếc điện thoại vẫn còn trong túi vội móc ra xem thử, đã hơn 22 giờ, vậy tôi đã nằm ở đây hơn hai tiếng đồng hồ.
Chờ hơn 10 phút, có hai vệt sáng đèn xe chạy từ hướng nam ra, tôi rối rít vẫy tay ra hiệu chưa kịp nói gì thì đã nghe một trong người la lên: Giờ này ông còn ngồi đây làm gì?
Tôi chỉ xuống vệ đường: xe lọt xuuống kia rồi nhờ hai anh phụ kéo giúp, hơn một tiếng đồng hồ, hì hục đủ cách mới lôi được chiếc Excel lên được mặt lộ, tôi chưa kịp lên tiếng cảm ơn thì một hai người nói: Ông mà chạy lố tới đoạn cua kia mà lọt xuống thì nát bấy như tương.
Trên đường chạy về tới đoạn cua nhìn xuống tôi thấy ớn lạnh sống lưng, phía dưới là một vực sâu hun hút với nhiều đá lởm chỡm nhọn hoắt, tôi bần thần liên tưởng lại và trong đầu thắc mắc tại sao mình lại may mắn rơi trước đó khoảng chừng mươi mét mà lại rơi trên đám cỏ dày đến độ còn quá nguyên vẹn và giả sử mình chạy lố chút nữa thì giờ đây mình sẽ ra sao? Đầu óc tôi rối loạn lung tung chả đâu vào đâu nên đề nghị hai ông mới quen dừng lại nghỉ uống nước ở Đại Lãnh. Vào quán nước ngồi giây lát để định tâm lại, đồng thời nhớ đến cái tích tắc thứ ba tôi có cảm giác là có một ma lực nào đó kéo mạnh tay tôi và sự có mặt cái thủ kỳ cạnh đấy khiến tôi bật hỏi chủ quán: Vừa rồi ở đèo “Cổ mã” có xãy ra việc gì không? Bà chủ quán mau mắn: Có đấy, một chiếc du lịch bị lật hai người chết. Khi được biết chỗ mình bị lọt xe trước đây đã có hai nguời bị tai nạn chết vậy giữa chuyện của mình với chiếc xe bị lật có sự liên hệ nào chăng? Tôi luôn mang câu hỏi đầy dằn vặt này vào cuộc sống thường ngày. Rồi sự việc được sáng tỏ dần, câu chuyện đầy dáng nét huyền bí liêu trai.
CƠN MƠ THỨ NHẤT
Tôi thấy hình ảnh mình rất rõ đang dạo bộ trên đoạn đường đèo na ná như chỗ mình bị lọt xe, có một cô gái thơ thẩn một mình, dáng thanh mảnh, tóc dài bay bay do gió biển dạt vào, thấy lạ tôi làm quen được biết cô tên là Xuân Mai đến đây du lịch, chỉ thế thôi rồi cơn mơ biến mất.
CƠN MÊ THỨ HAI
Trong một giấc ngủ trưa chập chờn, cảnh đường đèo lại tái hiện lần này với thời gian khoảng hơn nữa đêm; ngoài cô gái có tên Xuân Mai còn có cô gái khác đấy là Thanh Thanh. Có điều lạ là cô gái này cứ nhìn tôi đăm đăm miệng lỏn lẽn cười một mình, quá thắc mắc đến không chịu nổi tôi buộc phải hỏi: Sao giờ này hai em còn ở đây làm gì? Không được trả lời mà ngược lại tôi là người bị hỏi: Thế, anh ở đây làm chi? Tôi đang lóng ngóng không biết trả lời sao thì thấy Xuân Mai kéo nhẹ tay Thanh Thanh: Thôi đừng phá nữa. Nghe thế tôi ngẩn ngơ: Phá cái gì? Cô Thanh Thanh cười khúc khích: Bọn em ra đây để cứu người. Tới đây cơn mê thứ hai đột ngột biến mất.
CƠN MÊ THỨ BA
Bẳng đi một thời gian dài, cơn mơ lần thứ ba thình lình tái hiện vào một đêm tôi mệt mỏi ngủ vùi, lần này cũng vẫn hình ảnh của đoạn đường đèo cũ nhưng chỉ có một mình cô hay lỏn lẽn cười Thanh Thanh.
Nàng đến bên tôi miệng cười cười tay chỉ xuống đám cỏ dưới vệ đường hỏi: Anh còn nhớ đám cỏ này không? Tôi đáp: Nhớ chứ, chổ này anh và xe bay xuống đấy. Thanh thanh cau mày: Còn khuya anh mới bay xuống đấy được nếu em không ra tay. Tôi bần thần nhớ lại: Đúng rồi, lúc đấy anh có cảm giác ai đó kéo mạnh cánh tay phải.
Thanh thanh cười chúm chím: Thôi đủ rồi em đi đây. Tôi vội vàng hỏi: Anh chưa biết địa chỉ? Nàng đáp trong sương đêm mong manh: Rồi sẽ có. Sau đấy thân hình Thanh Thanh dài dần ra, trôi cao lên về phía biển và mất hút.
ĐIỀU KHÓ HIỂU ĐÃ XẢY RA
Với ba cơn mơ ngắn, được diễn ra trong những giấc ngủ có cả ban ngày và đêm, không đầu không đuôi, lần nào cũng kết thúc ngang xương nửa chừng làm tôi phải đau đầu bận tâm, nếu cho chiêm bao là điều không thực tế, vậy hai cái tên Xuân Mai và Thanh Thanh ở đâu ra? Tôi chỉ phỏng đoán mơ hồ chắc hai cô gái này bị chết của vụ lật xe ở đèo Cổ Mã và hàng đêm hiện hình lên mặt đường để ra tay cứu người không may bị nạn, nếu quả thật như thế thì tôi đây đang mắc nợ hai nàng một cái ơn trời biển.
Trong một buổi nhậu chiều, tôi có đem chuyện ra kể, ai nấy đều cho là chuyện tầm phào và thần kinh tôi có vấn đề sau sự cố xảy ra. Riêng tôi thì không hẳn như vậy, ở tận đáy lòng tôi vẫn dứt khoát tin rằng đây là chuyện có thật. Khi rút ví lấy tiền trả cho quán, tôi chợt thấy có một tờ giấy nhỏ nằm lẫn trong xấp tiền, tôi lấy ra xem thấy hai cái tên: Xuân Mai - 72 Phan Bội Châu, Thanh Thanh - 47 Duy Tân - Nha Trang; tuồng chữ rõ ràng do chính tay tôi viết. Vậy tôi viết khi nào? Chịu hoàn toàn không nhớ nổi.
Cuối cùng tôi phải rủ một ông bạn tháp tùng lên đường hú họa tìm sự thật, khi qua đoạn đèo Cổ Mã tôi dừng lại thắp nhang cho cái thủ kỳ dưới lề đường, âu đây cũng là một nghĩa cử tri ân với người đã khuất.
Vào Nha Trang đến đường Phan Bội Châu với tâm trạng cực kỳ hồi hộp, tìm nhà thấy số 68, 70, rồi 72; đấy là một căn biệt thự to, tôi bấm chuông xong chờ giây lát thấy có một người đàn bà trạc 65-70 tuổi ra mở cổng hỏi: Hai cậu tìm có việc gì không? Tôi vội hỏi: Dạ xin hỏi nhà này có ai tên Xuân Mai không ạ? Người đàn bà nhìn tôi rất lạ lùng rồi thong thả đáp: Có nhưng Xuân Mai đã mất rồi, mấy cậu là ai?
Tiếp theo là đến đường Duy Tân, kết quả là tìm có số nhà 47, nhà này có người tên là Thanh Thanh cũng vừa mới mất cách đây không lâu do lật xe.
Như vậy câu chuyện của những giấc mơ, hai cái tên Xuân Mai và Thanh Thanh, hai địa chỉ ghi trên tờ giấy trắng đều hoàn toàn có thật. Tôi rất hiểu và thật lòng tri ân, mong hai nàng được bình yên ở cõi vĩnh hằng, nếu không thì giờ đây tôi đã là người quá cố. Di ảnh của hai nàng dường như có nét cười cười.
Hoàng Lan

(nguồn: tác giả gởi)

Hoa Hoàng Yến



Hoàng Yến - một cây hoa tuyệt vời


Từng đợt đồng bào, du khách, các nhà chuyên môn về cây cảnh, nam nữ bạn trẻ không ngớt lời khen một cây hoa rất lớn và rất đẹp ở Hội hoa xuân 2005: - Đẹp quá. Đẹp thiệt. Trời, quá đẹp. Độc đáo. Độc quyền… Người thưởng lãm đọc tên cây hoa ấy: “Bò cạp nước. Muồng Hoàng Yến - Osaka”. Ai cũng ngước nhìn lên vòm hoa cao hơn 4m, rộng gần 4m, rực rỡ quá nhiều chùm hoa màu vàng xanh lạt buông xuống đung đưa nhẹ nhàng theo gió xuân thành phố và nhịp thở thư giãn giữa đô thành. Một nhà chuyên môn dự định sẽ nhân giống “Hoàng Yến” đưa ra thị trường để đồng bào chơi Tết như hoa mai. Bông “Hoàng Yến” đẹp như mai vàng và bền hơn bông mai, lâu tàn. 10 giờ đêm trước ngày khai mạc Hội hoa xuân, chiếc xe nâng từ từ đưa “người đẹp Hoàng Yến” từ vườn kiểng “Phú Cẩm” – Hiệp Bình Phước về đến Tao Đàn lúc 2 giờ khuya. Một chặng đường không xa mà phải mất 4 tiếng đồng hồ di chuyển. Đi một lúc lại phải chống dây điện lên cao cho cây hoa đi qua và phải đi đường vòng để tránh đoạn đường có quá nhiều dây điện trên cao. Không thể dùng xe cần cẩu để chở cây hoa kiểng quá cao, do xe cẩu cao hơn xe nâng. 2 giờ khuya ấy, anh Diễm - chủ nhân cây “Hoàng Yến” đứng trước cửa Hội hoa xuân mà trên nét mặt trẻ trung của anh hiện vẻ suy tư lo lắng về vị trí để cây hoa.Theo dự định, cây “Hoàng Yùến – Osaka” sẽ làm biểu tượng cho Hội hoa xuân 2005. Nhưng gần giờ chót có sự thay đổi vị trí để cây hoa vào sâu bên trái cửa chính. Đoạn đường hơn 200m có quá nhiều dây điện bên trên, bên dưới có cống ngầm khá nguy hiểm. Sau khi trao đổi với nhiều ý kiến, lúc 3 giờ khuya đã định vị xong cho cây hoa ở gần cửa chính. Mọi người yên tâm, thở phào để lo việc ngày hôm sau khai mạc Hội hoa xuân.“Người đẹp Hoàng Yến” sinh trưởng ở đồng bằng sông Cửu Long. Lúc 18 tuổi, chuyển về “thường trú” ở vườn kiểng Phú Cẩm. Anh Diễm - chủ nhân, anh Bích - người lặn lội ở miền Tây sưu tầm cây hoa ấy chăm sóc 3 năm trời. Mùa xuân này là năm cây hoa có nhiều bông tươi mướt từ trên cao đến gần sát gốc. Gốc rễ cây hoa đều đẹp, một thực thể cây cảnh đẹp toàn diện.Và, Hoàng Yến mới được một vị cố vấn Hội hoa xuân phát hiện 1 tháng trước khi đưa vô Tao Đàn trong mùa mai vàng đang gặp nạn do thời tiết quá nóng.Một cây kiểng có hoa vàng rực rỡ, lần đầu tiên xuất hiện ở Hội hoa xuân TPHCM lần thứ 25, thật tuyệt vời! Bao nhiêu công sức của người vun trồng 18 năm ở đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là công sức và kỹ thuật của anh Diễm, anh Bích để cây hoa đơm bông đúng Tết. Tấm lòng nghệ nhân yêu hoa, yêu Hội hoa xuân, đó là duyên hoa, duyên đẹp ý xuân đời.
NGUYỄN TRÍ VIỆT
(nguồn: SGGP)

Về thơ Uông Thái Biểu


Gió cao nguyên và Gió đồng
(Đào Đức Tuấn)
Cầm tập thơ “Gió đồng” Uông Thái Biểu gởi tặng, tập thơ đầu tiên sau 20 năm làm thơ của Biểu, tự nhiên kỷ niệm những ngày đèn sách Đà Lạt cứ dội về ăm ắp. Tôi lại muốn một chút lan man. Ngày đó, anh mới đi làm báo Lâm Đồng, còn tôi là sinh viên khoa văn năm cuối. Tuổi tác chẳng cách nhau xa nhưng vai vế xã hội thì không gần. Anh có lương của một nhà báo – nghệ sĩ nuôi sống mình và gia đình, còn tôi thì thường trực giấc mơ nhận phiếu tiền mẹ gởi. Nhà báo lúc đó cả tỉnh chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn sinh viên thì chật đất Đà Lạt. Nhưng Biểu đối đãi với tôi thật trọng thị chân tình, hào sảng trong một niềm yêu văn chương cháy bỏng,...
Có nhiều bài thơ, dẫu rằng thơ bạn, nhưng nếu không mới, không tình mà thêm không cá tính thì… nhạt lắm. Tôi theo dõi nhiều thơ Đà Lạt, chỉ có Biểu viết: Đà Lạt của tôi/ Người bạn vong niên/ Gậy trúc khập khênh/ Gõ đá chênh vênh quán nhậu/ Chén rượu ngoại ô/ Ngấm một tiếng khà (Ngẫu hứng phố). Đó chính là chữ Uông Thái Biểu, chính là Đà Lạt mà tôi cảm nhận. Một Đà Lạt khói sương nhưng nhưng gần gụi, ảo ảnh nhưng nhưng thực thà. Một miền đất để trở về và thả hồn lẫn xác, để xoa dịu những mỏi mê dặm dài đua chen, vứt bỏ ân oán giang hồ,...
Mà thôi, nói chi nhiều, xin nhấm chút thơ tình Uông Thái Biểu: Bằng lăng tím một màu như trói buộc / mặt hồ in sóng gợn nét ưu phiền / em vẫn thế gõ đều chân nhịp guốc / như có như không thoang thoảng hương ngọc liên… / xin thế chấp cả bầu trời / vay một trận mưa rào vui mặt đất (Thế chấp); Tuổi thơ tôi / cơn gió đi hoang không kịp đợi mùa / khát tiếng gọi cha / như ngọn gió trổ cờ trắng phau đại hạn (…) Lá ngằn ngặt xanh, hoa triền miên tím / khát một chân trời ở miền xa lắm / bàn chân trần úp đất rộn ngày / trăng lưỡi liềm lạnh buốt những giêng hai… (Khát).
Uông Thái Biểu, xin một lần nữa cảm ơn anh và thơ…
Đ.Đ.T


thơ Uông Thái Biểu
SERENATE

1.
Lồng lộn bầy ngựa hoang
hí thật vang và khua móng lên trăng
phi nước đại về mùa xưa phế tích
mười gã tình nhân gục mặt bè trầm
tấu khúc thánh thần
thả vào trần gian những thanh âm linh nghiệm
hồn phách rã rời
chiều trôi…
2.
Có đêm trăng thênh thang lá vàng
người đi mù khơi
một mình gã hát
đuổi theo ký ức mùa Thu và mệt nhoài lăn trên cỏ ướt
viên sỏi tình cờ bật trắng nguyên sơ
gặp tím hoa trinh bạch nở không mùa
gã ngắm bóng mình
hoà vào đàn cừu phiêu linh lạc xứ
nô giỡn trên cánh đồng vàng hoa bất tử…
3.
Mười kẻ tội đồ chấp chới những thanh âm chịu nạn
khát khao rờn rợn má hồng
chìm thật êm
thật nhẹ
thật không
cung bậc bè trầm
ngậm viên sỏi trắng độc hành giữa dòng sông quạnh hiu
gã hát
giai điệu rơi lả tả xuống phím đàn…
4.
Lạ lẫm thời gian
ngày rất mới mà mùa xưa đã khuất
bước chân khô lê qua cánh đồng vàng hoa giá buốt
tìm dấu ngựa hoang
trăng vàng thênh thang…
Valentine dalat, 2003
U.T.B

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2008

Thầy Nguyễn Đình Chúc

Ký ức về một người thầy
Lê Thiếu Nhơn

Mỗi lần tôi kể chuyện thầy giáo ngày xưa dạy tôi môn Văn, không mấy người tin, nhưng sự thật ấy đã tồn tại, đã góp phần giúp tôi theo nghề cầm bút. Bước vào năm đầu trung học, tôi được học môn Văn với thầy Nguyễn Đình Chúc.
Tôi tin rằng, nhiều thế hệ học sinh trường Lương Văn Chánh – Phú Yên không thể nào quên được người thầy đặc biệt này. Thầy Chúc dạy Văn không theo một giáo trình nào cả. Ông giảng Truyện Kiều bằng cách riêng của ông, ông giảng thơ Xuân Diệu hay thơ Chế Lan Viên cũng bằng cách riêng của ông.
Và bao giờ sau bài giảng, ông cũng thòng theo một ý khiêm nhường: “Đó là cách hiểu tác phẩm của thầy, còn các trò cũng có quyền tìm một cách hiểu tác phẩm của các trò!”. Có thể nói, giờ Văn của thầy Nguyễn Đình Chúc rất dễ chịu và rất thú vị!
Khi chúng tôi được gọi vào đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh để dự thi quốc gia, thì thầy Nguyễn Đình Chúc cũng là người đứng lớp chính. Ông đã nói với chúng tôi một điều mà thời gian gần đây, lúc vấn đề dạy Văn học Văn bị dư luận lên án kịch liệt, thì tôi càng thấm thía: “Những đồng nghiệp của thầy vẫn chấm Văn theo một mô thức đọc - hiểu cố định. Thầy không tin rằng có thể giúp các trò dành giải thưởng nào đó ở cuộc thi học sinh giỏi toàn quốc, nhưng thầy mong các trò có cái nhìn riêng của mình đối với từng tác phẩm bây giờ, cũng như từng con người, từng sự việc sau này. Các nhà văn, nhà thơ đã dùng sự sáng tạo của họ để tạo nên tác phẩm, thì người đọc cũng phải dùng sự sáng tạo của mình để tiếp cận tác phẩm!”
Và ông giảng câu thơ “Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi” với gợi mở rằng: “Có con sông thật trước mặt kỹ nữ đấy, nhưng cũng có con sông khác, con sông của sự đồng cảm. Có thể nước mắt kỹ nữ trào ra mà thành dòng sông nhạt nhòa trước mặt đấy!”. Chính nhờ thầy Nguyễn Đình Chúc mà tôi nhận ra một khái niệm: văn chương không chỉ dùng đôi mắt, mà còn phải dùng trái tim để đọc, để hiểu!
Cùng với việc giảng dạy trên lớp, thầy còn khuyến khích chúng tôi cầm bút. Học trò nào có bài in báo tỉnh thì được 9 điểm, còn học trò nào có bài in báo trung ương thì được 10 điểm. Nhờ thái độ thiện chí ấy, mà lớp chúng tôi có nhiều người trở thành những cây bút nhí ngay từ ngày ấy.
Tôi nhớ năm lớp 11, tôi có một bài thơ in trên tờ Diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam, thầy hộc tốc giữa trưa nắng chạy đi tìm tôi để reo lên: “Tờ báo này do nhà thơ Huy Cận làm Tổng Biên tập đấy. Thơ trò được in nghĩa là trò có năng lực làm thơ thật rồi!”. Đến nay tôi vẫn giữ tờ báo ấy, và giữ hình ảnh người thầy mồ hôi nhễ nhại trong cái oi nồng gay gắt miền Trung hân hoan vì thành quả nho nhỏ của học trò.
Bây giờ tôi được người ta biết đến như một nhà thơ, ngoài nỗ lực cá nhân, thì rõ ràng nhờ công ơn khai mở của thầy Nguyễn Đình Chúc, người thầy giáo già tận tụy ở cố hương!

(theo NNVN)

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2008

Nghề giáo

Một nghề bình dị

Ta thường thấy nhiều người có thói quen nói về nghề của mình như một sự chọn lựa tự thuở nào, và nói về nghề của mình như một sự hy sinh cao cả. Tôi cũng từng có lúc nghĩ ngợi lãng mạn mông lung như thế, để bây giờ sau hơn hai chục năm trong nghề dạy học, có dịp chợt nhìn lại, thấy mình đã nghĩ khác và cũng cần nghĩ khác.
Ban đầu, việc chọn nghề dạy học gần như tình cờ. Chắc là không có nhiều những con người hoàn toàn chủ động đi học sư phạm và chủ động biến mình thành một nhà giáo. Nhưng chọn nghề nào cũng thế, kể cả nghề giáo, cũng gần giống như chọn vợ chọn chồng, thường có hai phần ý thức và tình cờ. Nếu biết chắc ngay từ năm mười tám tuổi mà đã chọn được đúng “trăm phần trăm” một anh chồng hay một chị vợ lý tưởng cho đến tận cuối đời, thì tôi tin chắc khi đó loài người sẽ vô cùng hạnh phúc nhưng lại vô cùng bất hạnh. Bất hạnh, vì không còn việc gì phải làm để mà yêu vợ hoặc yêu chồng, để mà gây dựng một tình yêu hăm hở rồi có lúc như nó sắp bị tàn phá đến nơi.
Ngẫm lại đời mình, tự trả lời câu hỏi vì sao tôi yêu nghề dạy học, thì thấy đó là câu hỏi có phần rất riêng nhưng lại có thể rất chung. Trước hết, có câu trả lời: nay tôi đã sống được bằng đồng lương không ít quá, không nhiều quá để có thể ngày ngày tiếp tục công việc mà chẳng cần phải hy sinh cao cả gì hết.
Thầy giáo tôi lâu không gặp, cách đây vài năm gặp lại thì câu hỏi đầu tiên của thầy là: “Em làm cách gì cho giáo viên trường em đủ sống?”. Tôi kể thầy nghe về khoản “lương bố mẹ”, “lương chồng” của nhiều thầy giáo và cô giáo trẻ. Tôi kể thầy nghe về khoản lương tự tạo theo đúng hành lang pháp luật. Còn khoản lương chính thức thì dẫu sao cũng tăng dần từng chút một, chứ không đáng trông đợi như “triều cường”. Tôi những mong nghề giáo sẽ được đảm bảo đồng lương chắc chắn hơn nữa. Khi ấy, chúng tôi sẽ càng thêm yêu nghề.
Một yếu tố khác khiến tôi có thể yêu nghề, ấy là tôi có điều kiện gần gũi với những đổi mới đích thực về sư phạm, khiến cho công việc dạy học của mình ngày càng mang tính chất nghề nghiệp hơn, bớt cầu may hơn, hiệu quả hơn. Điều này trong hoàn cảnh một nền giáo dục ốm yếu như hiện nay, cũng tương tự như việc con bệnh gặp thầy gặp thuốc hay là chỉ gặp lang băm. Tôi phải nói luôn rằng, từ năm 1987, tôi hoàn toàn hạnh phúc khi bắt gặp hệ thống công nghệ giáo dục, khi ấy ở TP.HCM, hình như đâu đâu cũng học theo sách của thầy Hồ Ngọc Đại và tôi thấy mình rõ ràng là đã gặp may trên con đường nghề nghiệp.
Hệ thống Hồ Ngọc Đại dạy chúng tôi “Đi học là hạnh phúc - Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, khẩu hiệu đó đến nay tôi vẫn còn cho giữ nguyên ở phân hiệu của trường Tiểu học Lê Ngọc Hân.
Vấn đề là làm cách gì cho trẻ em thấy “đi học là hạnh phúc”, là một ngày vui thay vì cứ mù mờ với lễ nghĩa. Toàn bộ bí quyết sư phạm hiện đại nằm trong việc nhà giáo có nương theo được cách học của trẻ em để thay đổi cách dạy của mình hay không.
Đến đây, có thể thấy mối quan hệ qua lại giữa niềm vui nhà giáo và niềm vui học sinh đã tạo ra những sản phẩm giáo dục từ công việc giản dị hằng ngày, khỏi cần đến sự hy sinh ghê gớm của nhà giáo…


Diễm Linh (Giáo viên tiểu học)
(Nguồn: TNO)

Bạn đương thời



Văn Cầm Hải
Văn Cầm Hải ở Tây Tạng
NGÔ MINH
Trên hành trình văn chương thăm thẳm, mỗi nhà văn đều có một lối khởi hành riêng. Đối với nhà văn trẻ Văn Cầm Hải, con đường đó bắt đầu từ sự lựa chọn đầy nghị lực: Anh không ăn bóng một thời đã đi qua. Câu thơ Hải viết về Apolinaire như một tuyên ngôn của mình! Quen thân Văn Cầm Hải hơn 10 năm nay, tôi thấy chàng trai trẻ này là một mẫu thanh niên hiện đại trong suy nghĩ và sáng tạo nghệ thuật, ham học hỏi, có chí tiến thủ, không bao giờ bỏ phí thời gian vào những say mê vô bổ.
Mùa thu năm 1992, nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch, lúc đó là biên tập thơ của tạp chí Sông Hương, chuyển cho tôi tập bản thảo thơ mỏng chép trên giấy pơluya nâu của chàng sinh viên năm thứ 4 Khoa ngữ văn Đại Học tổng hợp Huế ký tên là Văn Cầm Hải. Anh Thạch bảo: “Thơ thằng này lạ lắm”. Tôi đọc và ngạc nhiên trước những câu thơ lạ lùng: ...Trên da bụng em nườm nượp tiếng khóc... nỗi đau vo ve từng hạt máu/ đong đầy nghĩa địa... Đời chị/ như viện bảo tàng/ có đầy mặt nạ đàn ông... Lá rụng rồi vẫn còn nhả máu... Tôi chuyển cho nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (lúc đó đang sống ở Huế). Anh Tạo đọc rồi thốt lên: “Đây là một lối tư duy khác, một cách lập ngôn khác, một điệu nhạc khác...”. Tập thơ đó được NXB Trẻ in với tựa đề “Người đi chăn sóng biển”. Lúc đó Hải mới 20 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học (nghĩa là anh vào đại học từ khi 16 tuổi). Qua bản dịch của nhà thơ Đinh Linh, thơ Văn Cầm Hải được một số tạp chí nghiên cứu văn học và nhà xuất bản ở Mỹ giới thiệu xuất bản. Có nhiều người không thích loại thơ của Hải vì cho rằng khó hiểu. Nhưng Văn Cầm Hải vẫn làm thơ theo kiểu không giống ai của mình. Hải có một tập thơ “Giấc mơ của lưỡi” mấy năm nay xếp hàng ở nhà xuất bản, vì biên tập viên nào đọc cũng bảo “không hiểu”. Năm 2003, Văn Cầm Hải giành giải 3 (không có giải nhất) trong cuộc thi thơ của Tạp chí Sông Hương với hai bài thơ Gánh lúa và Đỉnh em. Mọi người chưa hết ngạc nhiên về thơ Hải, thì liên tiếp trong 2 năm 2003 và 2004, hai tập bút ký xuất sắc của Văn Cầm Hải được ấn hành: Trên cánh chim di thê và Tây Tạng - giọt hoa trong nắng, những bút ký viết về những con người và miền quê bên ngoài Việt Nam. Tập bút ký Tây Tạng - giọt hoa trong nắng” đã được VTV chọn giới thiệu trong mục Mỗi ngày một cuốn sách. Lập tức nhiều bài bút ký trong hai tập sách này được báo chí văn học ở Mỹ và các nước phương Tây dịch đăng. Với hai tập bút ký này, Văn Cầm Hải đã trở thành một Hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn Việt năm 2004 (trẻ nhất là Nguyễn Ngọc Tư, 28 tuổi, Văn Cầm Hải 32). Cũng với hai tập bút ký này, Văn Cầm Hải đã dành chỗ đứng là một trong những cây bút viết bút ký giỏi và có giọng riêng của nước ta hiện nay. Tháng 6 năm 2005, Văn Cầm Hải được Tạp chí Tia Sáng mời tham gia đoàn khảo sát Con đường tơ lụa huyền thoại ở miền tây Trung Quốc và vùng Trung Á. Tháng 8 năm 2005, Chính phủ Mỹ mời đích danh Văn Cầm Hải tham gia Trại sáng tác văn học tại Mỹ cùng với hơn 30 nhà văn quốc tế. Trong những ngày ở Mỹ, mặc dù bề bộn với bao nhiêu công việc, Hải vẫn dành thời gian tập trung viết một lúc 3 cuốn bút ký mới: Cuốn “Bụi đường tơ lụa”, một cuốn về vùng đất Hồi giáo ; và cuốn “Sự trầm lặng của Mississippi ”. Thế là Văn Cầm Hải đã thực sự gắn sự nghiệp văn chương của mình với các vùng đất trên thế giới. Văn thơ nổi tiếng thế, nhưng hằng ngày Hải vẫn bình dị với công việc của một phóng viên thời sự của Trung tâm Truyền hình Việt nam tại Huế, lặn lội khắp phía bắc miền Trung từ Núi Hồng Lĩnh Nghệ An đến Đèo Hải Vân để làm tin tức, phóng sự. Hải còn làm nhiều phim chân dung văn nghệ sĩ cho Đài Truyền hình như phim Miền cỏ thơm dâng hiến về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chàng trai ấy còn có trong tay hàng chục băng hình phỏng vấn những nghệ sĩ nổi tiếng như Trịnh Công Sơn, Nguyễn Thiện Đạo, Đặng Nhật Minh, Lê Bá Đảng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Trọng Tạo.v.v.. Đó là nguồn tư liệu rất quý.Vốn liếng nào đã giúp cho Văn Cầm Hải khởi nghiệp văn chương một cách ấn tượng như thế? Tất nhiên muốn viết văn phải có tài năng, nhưng có lẽ cái đáng nói nhất ở Văn Cầm Hải là cái chí. Có chí thì nên! Quê của Hải là làng Trần Xá (tục gọi là làng Tràn), xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Miền quê bên ngã ba sông Nhật Lệ - Kiến Giang ấy mênh mông và thơ mộng, nhưng nghèo lắm. Từ nhỏ Hải ham đọc sách mà nhà nghèo, nên phải chạy mượn sách khắp làng. Năm tiểu học suýt chết vì nhiễm trùng uốn ván, thế mà lành dậy đã đòi cầm sách. Học lớp bảy lớp tám đã ngốn hết “Chiến tranh và hòa bình”, “Những người khốn khổ”, “Đông Ki sốt”... Một thầy giáo của Hải kể rằng, “mấy năm học cấp ba trường huyện hắn ít khi điểm được điểm trung bình về môn văn, vì toàn viết bài luận không đúng như ý thầy dạy, thế mà lại thi đậu đại học Tổng hợp văn, mới lạ”. Bốn năm học đại học Tổng hợp văn ở Huế là 4 năm “ăn mày tri thức” quyết liệt của Hải. Khác với đa phần sinh viên khác, trả bài cho thầy xong là cặp đôi nấu ăn chung, đi karaoke, lên đồi Thiên An... Bốn năm đại học, Hải không dám yêu một cô gái nào vì mải vùi đầu vào sách và ngoại ngữ. Gia đình cho tiền ăn học, Hải dùng mua sách hết cả. Bí quá, đành tìm nhà ở làm công để có cơm ăn. Ở nhà trọ, sáng tinh mơ mùa đông hay mùa hè, đều xuống ao hái rau muống cho bà chủ. Xong lại đạp xe thồ ra chợ Đông Ba, rồi thồ hàng về, mới lên giảng đường. Buổi chiều phải về sớm để ra chợ Đông Ba đón hàng về, mới được ăn cơm. Vất vả, nhưng lại có chỗ ăn, chỗ ngủ. Chỗ nào có tủ sách quý là Hải tìm đến lân la. Không cho mượn về thì đọc tại chỗ. Hải nghĩ ra cách vào chùa, vào tu viện để đọc các loại sách triết học, Phật học không có trong chương trình đại học. Văn Cầm Hải viết trong Trên dấu chân di thê rằng “... bao nhiêu năm trời ăn học ở Huế, bao nhiêu ngày lên chùa Thiên Mụ vùi vào kinh kệ và triết học Phật giáo, bao nhiêu buổi chạng vạng theo thầy lên chùa ngắm tiếng chuông u minh...”. Ở chùa, Hải vừa đọc sách vừa được các thầy nuôi cơm và luyện võ. Có thời gian Hải vào Tu viện xin các linh mục đọc các loại sách triết học phương Tây, đọc Nietzsche, Platon, Hégel, Kant... rồi các tác giả văn học hiện sinh như Camus, Jean Paul Sartre, phân tâm học Freud... Vùi đầu vào sách, có lần tranh luận với các cha, làm cho các linh mục vừa cáu vừa vui. Có được chút “võ vẽ” do các sư chùa dạy, Hải xin đi làm bảo vệ ban đêm cho các quán sách trước cửa trường Sư Phạm Huế. Mỗi quán góp năm bảy chục ngàn tháng để thuê Hải bảo vệ. Những ngày đó, ban đêm muốn đi tìm Hải thì ra công viên 3-2, thấy quán sách nào sáng đèn tìm đến là có. Đây là thời kỳ Hải đọc sách thâu đêm. Đêm đêm, bao nhiêu cô gái đứng đường gõ cửa, mời gọi, rồi chọc ghẹo, chàng trai cô đơn ấy vẫn miệt mài với Khổng Tử, Lão Tử, với Kinh Dịch... Đọc sách suốt đêm, sáng lên cơ quan ngáp dài ngáp ngắn, phải lấy sách che) mặt để người khác khỏi nhìn thấy (thời kỳ ra trường Hải làm thư ký ở Tòa án nhân dân tỉnh). Bảo vệ sách ban đêm có được chút tiền, Hải đi học tiếng Anh buổi chiều tối. Nhờ có chút tiếng Anh, Hải bắt đầu đọc văn học nước ngoài trên mạng từ rất sớm. Kiến thức Anh văn ấy đã giúp Hải giành được một suất đi học đạo diễn truyền hình tại lớp Báo chí quốc tế tại Trung tâm Đào tạo Phát thanh Truyền hình Hà Lan ở thành phố Hilversum vào năm 2002. Vốn liếng tiếng Anh cộng với kiến thức triết học, văn học thu nhặt được trong thời gian ở Huế đã giúp Hải đi khắp các nước Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Luxambur.v.v... để tìm hiểu và đối thoại với những thân phận lưu vong, cảnh đời éo le, trôi dạt, viết nên thiên bút ký Trên dấu chân di thê hấp dẫn. Với nhà sư người Việt trên biển La Haye vốn xưa là một thuyền nhân, rồi tuớng cướp, Hải viết... Tôi và nhà sư như hai hạt chữ quên mất ngữ pháp trong mấy bài thơ mưa Appollinaire viết theo lối mưa rơi miền Bắc Âu tràn từ trên xuống dưới trang giấy. Có giọt nào từng rơi qua phương Đông lưu lạc về đây hay từ vô biên trời cao trên mái đầu tôi xuyên thẳng xuống bãi bờ La Haye, tan rữa hai hạt đời nhà sư và kẻ lang thang”. Lang thang với người hát rong Casanova dưới lòng Paris, Hải nghĩ “Paris trong mắt tôi không chỉ siêu thực vần thơ Appollinaire, không chỉ hoành tráng với những đền đài văn minh nhân loại... mà Paris, trong tôi còn có một dòng nhạc rong đa chiều không ngững chuyển lưu những mạch ngầm thân phận buồn thương nhưng rất đỗi trong sáng và trân trọng âm vang trong lòng đất”.v.v… Không ngạc nhiên, không phê phán, không răn dạy, mà chia sẻ, thông cảm và đồng hành với mong mỏi vun đắp chút tình nhân loại. Đó là độ lớn tư tưởng nhân văn của Văn Cầm Hải. “Đây là khía cạnh văn hóa mang nhiều hơi thở triết học và lịch sử của tập sách” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Rõ ràng những năm tháng lên chùa, vào tu viện đọc sách đã không uổng phí.Mùa thu năm 2003, Văn Cầm Hải hành hương đến thăm miền đất tâm linh Tây Tạng nằm ở vùng Himalaya . Đó là một quyết định quả cảm. Tây Tạng là vùng văn minh Phật giáo thăm thẳm, mà lâu nay chỉ nghe nói tới. Nhờ có kiến thức Phật giáo và triết học, Văn Cầm Hải đã cùng với người hướng dẫn du lịch Trung Quốc Cao Quan Hong suốt ngày đi lang thang khắp thủ phủ Lhasa, chui vào các chùa gặp gỡ với các Lama để đàm đạo triết học, Tạng học, đến với người âm công làm nghề điểu táng ở chùa Đại Chiêu, chui vào cả nhà thổ ở Lhasa.v.v... Sau chuyến đi đó, Hải có tập bút ký “Tây Tạng - giọt hoa trong nắng”. Một chuyến đi không dài chỉ mười mấy ngày mà lấy được tư liệu để viết cuốn sách 276 trang, đòi hỏi phải làm việc cật lực lắm. Cuốn sách được giới văn học đánh giá rất cao. Viết về tục điểu táng của người Tạng, Hải nhận xét: “Tạng ngữ chỉ thân xác là tu - một cái gì ta để lại sau lưng! Con người chỉ là lữ khách ngụ cư chốc lát trong thân xác. Người Tạng không để tâm vào việc làm cho đời sống có thêm nhiều tiện nghi, với họ chỉ cần một mái nhà, một ít bột tsampa, một ít phân dê khô đốt lửa qua mùa đông giá lạnh là đủ... Và sống trên vùng cao nguyên khô lạnh, nhìn đâu cũng thấy trời xanh, ánh sáng chói lọi thì không có gì tuyệt vời hơn là chôn người vào cõi ánh sáng! Từ ý niệm huy hoàng ấy, tục điểu táng ra đời!”. Hải nghe người con gái Tạng trong nhà thổ tên là Yarlung kể về mình: “Ngay khi em ra đời, ngay sau khi được ném xuống suối lạnh, thầy chiêm tinh đã cho hay số phận em là vậy. Nhưng có hề chi, em là một kiếp nạn của một vị sư nữ tái sinh trong em... Huống chi đời em rồi cũng tan thành nắng, biến thành hoa, trôi chảy cùng cha em trên miền đất tràn đầy vũ điệu này”. Đợt đi Afghanistan, Pakistan , Hải cũng xông đến tận vùng núi non hiểm trở đang rất nóng bỏng phong trào Taliban để trò chuyện với người dân. Ở Mỹ, Hải tìm đến với người thổ dân da đỏ. Thì ra, Văn Cầm Hải không đi du lịch thuần túy mà đi tìm kiếm tâm linh, tìm kiếm những phận người tận xứ sở xa xăm. Văn Cầm Hải là người rất say mê đọc các bậc thầy bút ký lớn như Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường... tưởng chẳng còn lối nào để vượt qua nữa. Thế mà qua hai tập bút ký Trên dấu chân di thê và Tây Tạng - giọt hoa trong nắng, anh đã không bị rợp, mà đã dần mở cho mình một lối đi cả về đề tài và tư tuởng. Vâng, Văn Cầm Hải đã không ăn bóng một thời đã qua. Nhờ đất nước mở cửa hội nhập quốc tế, đề tài bút ký Văn Cầm Hải có không gian rộng lớn ra ngoài lãnh thổ Việt . Theo hiểu biết của tôi, Văn Cầm Hải là một trong rất ít nhà văn Việt trong nước khám phá về con người và cuộc sống của những miền đất xa lạ như Châu Âu, Tây Tạng thành công như thế. Hải viết về con người và cảnh vật ở Paris, La Haye, Afghanistan, Bruxelles, Amsterdam, Lhasa ... mà rất gần gũi với tâm linh Việt. Đó là nhờ sức liên tưởng, sáng tạo, liên kết đan xen chuyện trong nước và nước ngoài, quá khứ với hiện tại, đan xen lịch sử - địa lý - con người. Nhưng quan trọng hơn đó là nhờ người viết có tấm lòng và tình người không biên giới..

N.M

(nguồn: TCSH)

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2008

Truyện ngắn Hải Sơn

GOÁ PHỤ MIỆT VƯỜN

Tin chị Hà goá, chửa hoang lan nhanh khắp xóm Rộc. Mấy mẹ có chồng hay trăng gió, đú đỡn, dớn dác tụ tập, xì xầm bàn tán. Ra đường gặp Hà trề môi, khinh khỉnh,dò xét .Chị thản nhiên tươi cười, chào hỏi, niềm nở . Phải nói vẻ đẹp chị Hà không bao giờ phai nhạt . Gương mặt cứ phơi phới, ửng đỏ . Khối đàn ông nhìn chị như muốn lột trần thân xác. Đúng là hồng nhan bạc phận. Một lần lầm lỡ, nuôi con chả thiết . Ai ve vãn chị từ chối, tế nhị . Bây giờ cái thai lớn dần, dân tình không đàm tiếu sao được. Ai ? Ai là tác giả ? Người làng Rộc rối tung…
Một…Đêm nhà riêng !
- Anh Ba . Tính sao đứa con trong bụng . Hà nhỏ nhẹ.
- Làm gì có !Gì có !!! Chơi lần sao có con được. Ba Chiến giãy như đỉa phải vôi.
- Cũng tại anh ! Em đâu muốn : Anh rên rỉ, thèm khát, vì vợ ốm không đáp ứng . Sướng khổ phải chịu . Từ chối hả ?
- Phải con anh không ? Hay em đi bác sĩ phá ! Chiến lần lữa.
- Anh không tin, vô trách nhiệm ! Em báo cho vợ anh biết.
- Đừng ! Đừng ! Anh xin em . Để anh gửi hai triệu đồng lo ngày ở cữ, dấu kín anh nhờ…
Hai…Đêm khuya nhà riêng !
- Anh Sáu ! Anh hai đứa con gái. Vợ cắt dạ con, đâu còn sinh nở. Con phải có cha, anh tính sao ?
- Ba xạo ! Ngày trước anh ngủ nhà em trạng thái say mèm, làm ăn được quái gì đâu sao có con ? Sáu Đấu tỉnh queo.
- Đồ ăn cháo đá bát ! Lúc nào anh lén la lén lút, trốn vợ năn nỉ cho ngủ một đêm. Không cho anh nằm lì trước cửa . Em đâu phải loại đàn bà lăn lòn. Sướng rồi , giờ muốn quất ngựa truy phong hả ?
- Thôi thôi ! Vợ anh sư tử Hà Đông, ngán lắm. Tốt nhất em đi giải quyết hậu quả.
- Thật tồi tệ ! Nếu thế ngày mai vợ anh …Chị Hà lấp lửng
- Anh van em ! Có nước chui đầu xuống đất . Tối mai gửi ba triệu đồng, mong mẹ tròn con vuông. Nhớ giữ mồm, giữ miệng .
- Ba triệu sao đủ ! Anh thuộc loại giàu có keo kẹt
- Thì năm triệu ? Sáu Đấu dứt khoát về…
Ba…Đêm nhà chị Hà
- Anh Mười ! Vợ anh chanh chua nhất làng, người gầy đét như que củi, ghen tương chả ai bằng. Bệnh tim bẩm sinh. Xúc động lên cơn ngộp thở .Con của chúng mình, cần công bố thiên hạ biết.
- Trời đất , con anh ? Đừng đùa . Mười Mạnh chưng hửng.
- Ăn nằm vụng trộm người ta, anh can đảm lắm kia mà, hổng lẽ con của ông thần miễu . Chi Hà mỉa mai.
- Có đúng con anh ? Bà ấy người nắm giữ tiền bạc, anh là kẻ ăn theo. Căng quá ! Hay cứ sinh con rồi tính .
- Khốn nạn thân em , một mình vược cạn, nói nghe sao bạc bẽo quá chừng. Anh mà thoái thác, em yêu cầu vợ anh giúp đỡ .
- Từ từ em ! Bà ấy hay tin lăn đùng ra chết, có nước đổ nợ. Ba bữa nữa anh gửi ít triệu lo liệu . Cố gắng sống để bụng chết mang theo.
- Ít triệu là bao nhiêu ? Chị Hà cau có.
- Ba triệu được chưa ? Cho anh thơm cái nào.
- Đồ mặc dày ! Sợ vợ. Chị Hà đẩy ra…
Đêm mười sáu …
Nhà chị Hà đầy trăng . Khu vườn rộng mênh mông . Thi thoảng chó sủa râm ran . Giữa sân chị kê chiếc bàn tròn và sáu chiếc ghế . Hai con gà luộc xé muối,chai rượu Bầu Đá, ở đó đã có anh Là trưởng thôn và một người đàn ông lạ mặt.
Bảy giờ , ba Chiến quần áo tươm tất có mặt. Năm phút sau, sáu Đấu cũng lò dò tới . Chưa kịp uống ly nước, mười Mạnh xuất hiện, sững người nhác thấy toàn người quen.
- Mời ngồi ! Mời các anh ngồi !!! Chị Hà đon đả.
Có điều gì đó không bình thường . Mạnh , Chiến, Đấu lỡ cỡ muốn về. Ngồi ngại quá . Ba anh hồ nghi. Mỗi người đuổi theo ý nghĩ .Cái cô Hà này mà xì chuyện thai nhi, động trời, bể dĩa cả làng ???
- Mời ! Mời các anh dùng ! Rượu rót, đũa gắp . Chị Hà trịnh trọng : Thưa anh Là trưởng thôn ! Bữa nay em làm bữa tiệc nhẹ, có anh làm chứng, em công bố cha của đứa bé, để khi nó chào đời được khai sinh đầy đủ.
- Ồ ! Việc đó , đáng hoan nghênh ! Trưởng thôn thích thú . Mạnh , Chiến, Đấu đưa mắt nhìn nhau, họ đang ngồi trên đống lửa . Đi không thể, ở cũng không xong. Uống ! Uống đỡ căng thẳng.
Rượu vào, đấng mày râu thấy lâng lâng, chị Hà đem máy các sét đặt lên bàn, nhấn nút play, mở hết cỡ. Cuộc đối thoại giữa Hà với Chiến vang oang oang. Chiến rụng rời tay chân, mặt tái ngắt, chị Hà tắt máy. Vợ lão rình ngoài hè nghe, sấn bổ tru tréo:
- Hết đường chối cãi ông Chiến ơi ! Tiền cung cấp cho bồ nhí, con riêng. Đồ ham của lạ !!! Ông biết tay tôi.
Thoạt đầu chần chừ, sau thấy vợ xông vào la lớn, ba Chiến hoảng quá ôm đầu vọt lẹ. Vợ lao theo hò hét rinh cả xóm làng . Những người còn lại cười ngất Chị Hà lại mở vô liêm, đến lượt sáu Đấu mặt cắt không còn giọt máu . Anh Là cười rũ rượi . Sư tử Hà đông giận giữ thét :
- Trời đất chứng giám, tiền nhà đâu phải lá da, cho người khác ăn, con riêng, sướng cu mù mắt. Chiếc guốc gỗ bay vèo qua đầu Đấu, anh ta trùn xuống né, phi thẳng.
Thế nào cũng đến lượt mình. Mười Mạnh cao tay xin về trước, nhưng chị Hà liền mở máy lần ba, ấn anh ngồi xuống. Máy dứt lời .
- Ối giời ơi ,cô Mười ngất xỉu đây này!!! Con gái chị Hà la. Mười Mạnh hồn vía lên mây, xốc vợ chạy quên luôn cả dép…
Ba ngày sau chị Hà đăng ký kết hôn với người đàn ông lạ mặt, đó là anh Vũ cựu chiến binh, goá vợ. Chị gửi hết tiền lại cho vợ Mạnh,Chiến, Đấu. Một lần nữa người làng Rộc xôn xao, thiêu dệt,ca tụng…
- HẢI SƠN-
(nguồn: tác giả gởi)

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2008

Văn, rượu và tục


Không chỉ có nói tục và uống rượu

Lang thang trên mạng tìm thông tin về nhà văn Nguyễn Quang Lập, vừa để có cái mà “vặn vẹo” anh, vừa tránh đi những thữ cũ mèm mà các đồng nghiệp đã từng “hóng hớt”, tôi thật sự thấy choáng. Chẳng cần tính đếm tới cái blog đang nổi như cồn khắp ngôi làng văn nghệ từ đầu Bắc tới cuối Nam, chỉ loanh quanh với những tác phẩm văn học, những kịch bản cho sàn diễn – trường quay, những giải thưởng đình đám cho cả nghề tay trái lẫn tay phải của anh đã khiến báo giới hao tổn chẳng biết bao nhiêu giấy mực mà kể.
Chút khôn vặt, xúi tôi chọn cách tán chuyện lăng nhăng với 'bọ' (cách mà cư dân mạng gọi Lập và xem chừng anh cũng rát khoái danh xưng 'nhà quê' đó) về đủ thứ chuyện lăng nhăng mà anh thường đề cập trong cái blog 'quê choa' của mình.


“Mỗi ngày không nói tục một câu thì nhạt mồm lắm!'
Câu nói yêu thích trong blog “quê choa” của anh cũng là một “tuyên ngôn” rất ấn tượng. Nói tục ở đây có nghĩa là…?

Đa phần người ta hiểu câu đó của tôi theo nghĩa tiêu cực. Họ nghĩ, tại tôi nói tục thành thần nên mới phát biểu vậy. Nhưng thực ra ý nghĩa của nó đơn giản chỉ là, ngày nào tôi cũng gặp phải những chuyện bực mình, những điều chướng tai gai mắt. Cáu kỉnh quá thì muốn văng tục một câu cho giải tỏa. Thế thôi. Vô cảm trước những cảnh đời thì còn viết lách làm sao được.

Nhớ có lần tôi đi chơi cùng nhà báo Xuân Ba. Giữa một đám các em xinh đẹp, chân dài, ông ấy phải đạo mạo, nói năng lịch sự đâu ra đấy. Lúc rủ tôi chuồn vào toilet được một lát, ông ấy gào lên văng tục một câu rồi lại đường hoàng đi ra, lại đủ sức tiếp tục là người … thanh lịch!

Lại bàn về chuyện nói tục. Nhiều người, trong đó có khá đông chị em phụ nữ khen Lập “nói tục có duyên”, “nói tục rất giỏi”, nghĩa là nghe câu tục mà không thấy ghê. Tôi thì nghĩ cái tục cũng là một phần tất yếu của cuộc sống, chối bỏ nó hoàn toàn là không nên. Cái tục trong lối viết khẩu văn (theo cách gọi của tôi) mà vì nó, tôi bị khối người bỏ thời gian viết một comment dài thượt mắng mỏ là “vô giáo dục, vô văn hóa” cũng vậy.

Người ta vẫn nói, trong con người có hai phần : con – người. Người đã tốt thì phần con cũng tốt. Phần ý thức đẹp thì phần vô thức cũng không thể xấu. Với lối khẩu văn, tôi không làm văn nữa mà cố gắng tạo cảm giác như độc giả đang được nghe kể một câu chuyện, cảm giác được cả không khí- giọng điệu lẫn cảm xúc của người kể. Lời văn của tôi được sử dụng như một lát cắt giúp đi thẳng vào tính cách nhân vật. Loại bỏ lối kể lể, diễn đạt tâm trạng, cảm xúc. Bất chấp thể loại văn chương. Khởi đầu tôi cũng hoang mang lắm, chẳng biết làm thế có đúng không. Đều đặn hàng ngày post các entry lên blog là cách tôi đo phản ứng của độc giả. Và tôi mừng vì đa phần họ đều rất thích thú.

“Sa đà vào chiếu rượu thấy lãng phí thời gian kinh khủng”

Đọc blog của “bọ” có tới 5 cái entry từ “say 1” đến “say 5”, trong đó rượu luôn song hành với các văn sĩ nổi tiếng để cùng tạo ra những bức biếm họa “chẳng giống ai”?

Văn nghệ sĩ nhà mình nói chung thường chuộng bia rượu. Hội viết lách càng thấy cần hơn. Tôi nghĩ, tại nhà văn khi sáng tác thường phải đối diện với những vấn đề to tát, chữ nghĩa nặng nề. Ngồi chán, đầu óc âm u thì phải tìm chỗ để “xả”. Nhìn quanh thì thấy chẳng cái gì lý tưởng bằng cốc bia, ly rượu.

Hơn nữa, nhà văn luôn có nhu cầu bạn bè rất lớn. Gặp bạn là phải ngồi, ngồi mà không có thứ gia vị cay cay ấy thì biết nói chuyện gì? Mà với dân sáng tác, chuyện nhung nhăng trong chiếu rượu thường nảy ra khối đề tài hay, “thuổng” được khối câu thoại “đắt”, khối chi tiết “độc”. Khối người khen tôi sao thằng này thông minh thế! Mấy ai biết, chỉ cần lưu lại những thứ đó trong bộ nhớ, khi đặt bút biết tung vào đúng chỗ, đúng lúc là “ăn” thôi mà.

Nhưng uống đến mức quá đà thì cũng chẳng hay gì, đúng không anh?

“Không kể mấy năm bị tàn tật, sáng nào tỉnh dậy cũng ân hận sao mình uống nhiều đến thế, thôi từ nay không uống nữa. Nhưng chỉ được nửa ngày quyết tâm rừng rực, nửa sau lại đâu vào đấy. Sáng mai tỉnh dậy, lại ân hận”. Đó chính là tình cảnh của tôi, từ khoảng 25 đến 35 tuổi. Khi nhu cầu rượu chè trở nên quá lớn, uống đã trở thành quen mồm thì người ta lãng phí thời gian kinh khủng. Đến giờ tôi vẫn còn thấy tiếc nuối khi nhớ về quãng đời phí phạm đó. Ngày ấy, tôi mới tập tành viết lách lăng nhăng, cũng chẳng nghĩ mình sẽ thành tài. Cứ thấy nhà văn nào mình thích thích là sà vào, là hầu chuyện ông ấy đến lúc xỉn mới thôi. Thế là triền miên say, say kinh khủng, cứ đều đều mỗi ngày một trận. Bạn bè lắm, anh em yêu quý cũng nhiều. Cứ ai hô nhậu là đi. Đang sốt cao, người đau ê ẩm, miệng rên hừ hừ, vợ phải nấu cháo cho ăn mà nghe Lập ơi là tỉnh như sáo, chân nhảy ngay ra khỏi giường và thấy khỏe khoắn đủ sức tiếp tục … nâng lên đặt xuống. Vợ tôi thường bảo, may anh ra Hà Nội, nếu còn ở lại Quảng Trị khéo chết vì rượu từ lâu rồi.

Lấy vợ rồi mà anh vẫn tiếp tục uống?

Tôi còn uống ác hơn ấy chứ. Ngày lập gia đình, tôi đã 32, đã có chút nổi tiếng. Tính tôi ham vui và luôn là chân chạy. Tôi đi loăng quăng suốt, ai rủ rê là sà vào. Mà tôi uống kiểu buồn cười lắm nhé. “Khi mọi người phấn khởi, hồ hởi thì mình uống chưa vào, uể oải nhấp từng ngụm, ăn chẳng muốn ăn, nói không thèm nói. Đến khi mọi người phê rồi thì mình mới lên cơn, nói nói uống uống thành vô duyên”. Rồi say xỉn, vẫn chạy xe được về đến nhà nhưng ngã xuống giường là ngủ ngay, chẳng còn biết trời đất gì. Có nhiều đêm, vợ phải nhờ hàng xóm khiêng tôi vào nhà. Sáng ra, tỉnh rượu, lại lo lắng không biết mình có nói và làm điều gì lố bịch, bậy bạ trong lúc say không. Cũng may, sức khỏe tôi vốn tốt, người rũ ra, nhàu nhò như cái giẻ mà chỉ cần ngủ vài tiếng là lại đâu vào đấy ngay.

Thế từ ngày bị ngã xe, nửa người vẫn còn mang tật, anh có còn dám uống?

Bỏ làm sao được, nhưng giờ phải uống ít đi. Tuần một lần thôi, vào chiều thứ bảy. Sức khỏe kém đi, tửu lượng giờ cũng kém. Trước vài chục vại bia không nhằm nhò gì, giờ dăm cốc đã thấy mệt mệt. Bạn bè vẫn gọi suốt, nhưng tôi đã hạn chế hơn. Chỉ băn khoăn, số mình thế nào mà bao lần say không ngã, lần tỉnh táo rõ ràng thì lại ngã. Ông Ngô Minh nói, mày say thì Trời tỉnh, Trời tha. Khi mày tỉnh thì Trời say, Trời có biết mày là thằng nào, Trời hành cho chết . Nghe cũng có lý.

'Ông Ngô Minh nói, mày say thì Trời tỉnh, Trời tha. Khi mày tỉnh thì Trời say, Trời có biết mày là thằng nào, Trời hành cho chết . Nghe cũng có lý...'. Cứ nhậu triền miên thế, vậy “bọ” viết lách vào lúc nào?

Chẳng biết người khác ra sao, chứ sau mỗi lần rời chiếu rượu, hay trở về từ một chuyến lang bạt dăm ngày, tốc độ làm việc của tôi nhanh kinh khủng, gấp ba bốn lần bình thường. Tôi nghĩ, nhà văn luôn phải đi, phải đảo pha liên tục cho cuộc sống của mình. Đi ở đây là đi chơi, ra vào chỗ bụi bặm, trần ai. Đi để kích thích, mở mang trí óc chứ không phải kiểu đi thực tế khụng khiệng, hình thức đâu nhé. Đi – rượu – say – tỉnh – lại đi. Nhìn đi, nhìn lại, bạn tôi chơi đều là những người uống được cả. Và tôi có thể khẳng định, 90% nhà văn Việt Nam mình, rời rượu ra chẳng viết được cái gì. Mà nếu không biết uống thì văn cũng nhạt mà thơ cũng nhạt.

“Bọ đang phổ cập hóa giọng miền Trung”

Với những người yêu mến bog của anh, mảnh đất Quảng Bình – Quảng Trị, với những ngôn từ rặt địa phương lạ lẫm – đã dần trở nên quen thuộc và hấp dẫn. Nhiều người bảo, những “ua chầu chầu”, “ẻ vô” … của bọ Lập nghe mãi đâm nghiện?

Haha, tôi vẫn đùa với bạn bè là đang cố gắng phổ cập hóa giọng “bọ” mà. Tôi chọn cách kể bằng ngôn ngữ tượng hình và cả tượng thanh. Có hình ảnh, có âm thanh. Những ngôn ngữ địa phương, khi vang lên trong một ngữ cảnh hợp lý, sẽ rất hấp dẫn. Những nhân vật trong blog của tôi mang đặc thù tính cách người miền Trung. Họ sống thuần chất, không lai căng, giả tạo. Họ yêu – ghét rạch ròi và dám sống đến tận cùng với những tiếng gọi bản năng con người. Đặt vào miệng họ, những ngôn ngữ miền Trung ấy trở nên rất thật, rất hay.

Anh có định hoàn tất quá trình phổ cập ấy, bằng cách xuất bản một cuốn sách tập hợp những entry có sức hấp dẫn khó cưỡng của mình?

Có chứ. Những bạn văn của tôi đã lần lượt xuất hiện đều đặn trên báo Thanh niên. Cuối năm nay, chắc tôi sẽ ra sách, dày cỡ 400 trang. Rồi tiểu thuyết “Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi”, đã viết xong một nửa nhưng tôi quyết định bỏ đi để viết lại hoàn toàn bằng giọng khẩu văn nữa. Blog đã kích thích tôi làm việc. Và sự chờ đợi của độc giả buộc tôi phải vận động trí óc liên tục, để có thể mỗi ngày “sản xuất” một entry mới cho họ khỏi trách móc. Niềm vui của tôi giờ nằm ở số lượng comment. Xấp xỉ hàng trăm thì mừng húm. Mà lèo tèo vài chục là buồn kinh khủng...
(Ảnh chân dung Nguyễn Quang Lập trong bài của Nguyễn Đình Toán).

Theo Hồ Cúc Phương (Vietimes)

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2008

Con gái Hoàng Yến





































GHÉP CÂY

Muốn cây xương rồng ra hoa bát tiên


Cây xương rồng ra hoa xương rồng đó là điều đương nhiên, tuy nhiên có người lại tạo được cây xương rồng ra hoa bát tiên thế mới lạ. Người đó là nghệ nhân Ba Thật (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp.HCM). Và tác phẩm của ông đã đoạt Huy chương bạc tại Hội Hoa Xuân Tp. HCM cách nay vài năm.

Trao đổi với chúng tôi ông cho biết cây hoa bát tiên vốn là một cây có nguồn gốc từ châu Phi, được du nhập từ Thái Lan vào nước ta cách nay khoảng hơn chục năm. Do có nhiều mầu hoa đẹp nên các nghệ nhân Thái Lan rất thích, họ đã lai tạo ra được trên 100 loại khác nhau. Ở Việt Nam tuy chưa được thống kê một cách đầy đủ nhưng có lẽ cũng có đến vài chục loại.

Hoa bát tiên nếu để mọc đơn lẻ trên từng cây thì cũng đã rất đẹp và lạ mắt, nhưng nếu biết cách ghép nhiều mầu hoa trên cùng một gốc ghép cổ thụ lớn thì sẽ còn đẹp hơn. Với ý tưởng này sau một thời gian tự tìm hiểu, mày mò nghiên cứu và thử nghiệm ông đã ghép thành công nhiều giống hoa bát tiên lên cùng một gốc ghép là cây xương rồng đuôi phụng (một loại xương rồng có dáng, thế cổ thụ, khi được ghép nhiều mầu hoa bát tiên lên nhìn chúng rất đẹp và lạ mắt).

Cách làm của ông như sau: Trước hết sưu tầm một cây xương rồng đuôi phụng (loại này thường được trồng làm cảnh khá nhiều ở các vùng nông thôn), trồng vào trong một chậu lớn để làm gốc ghép, chăm sóc cho cây phát triển tốt. Khi thấy cây phát triển có dáng thế đẹp đạt được yêu cầu mong muốn thì ghép nhánh của cây bát tiên lên. Trên cây xương rồng đuôi phụng có rất nhiều nhánh, có nhánh dẹp, có nhánh tròn, ông chọn những nhánh tròn để ghép (vì chúng có dạng tròn giống cây bát tiên khi ghép sẽ dễ dính hơn).

Sau khi đã chọn được nhánh cây xương rồng có kích thước tương tự với nhánh định cắt làm cành ghép của cây bát tiên, ông cắt bỏ ngọn của nhánh xương rồng đuôi phụng (cắt ở vị trí bánh tẻ), tại chỗ vừa cắt lấy lưỡi dao lam cắt vạt hai đường đối diện nhau tạo thành hình chữ V, chỗ cắt vạt dài khoảng 1,5-2cm. Trên cây bát tiên chọn nhánh có độ lớn tương đương với nhánh vừa cắt hình chữ V trên cây xương rồng, cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 5-6cm.

Tại phần gốc của đoạn ngọn này dùng lưỡi dao lam vạt hai bên tạo thành hình nêm (chỗ vạt cũng dài 1,5-2cm) để khi ráp vào hình chữ V trên cây xương rồng sẽ vừa khít. Lắp ráp xong dùng dây nilon mềm quấn vừa đủ chặt, sau đó dùng bao nilon (loại trong) trùm kín chỗ vừa ghép, để giữ cho ngọn của cây bát tiên không bị khô và chỗ ghép không bị nước mưa làm hư thối. Ghép xong đưa cây vào chỗ mát hoặc che nắng cho cây. Sau khi ghép 15-20 ngày mở bỏ bao nilon. Muốn chỗ ghép đễ dính thì ghép vào buổi chiều mát. Sau khi ghép một thời gian nhánh ghép của cây bát tiên sẽ ra bông rất đẹp.

NGUYỄN KHANG THÁI

(Nông Nghiệp VN)

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2008

Gia đình, gia đình!


BIA NHÀ

Kiếp đàn ông, xin trừ đi dân hiền hơn bụt, còn lại đa phần cơm ngoài nhiều hơn cơm nhà.
Ngoài đường lỡ vui vầy với bạn bè bỏ cơm nhà là bình thường, lỡ trớn đi luôn tới tối mịt hơn mười, mười một giờ đêm là chuyện thường ngày. Vợ mặt nặng mày nhẹ, đá thúng đụng nia, dắt con về ngoại là chuyện thường xuyên. Vợ nói mãi đâm nản, thôi muốn sao thì muốn: Đây cũng đếch cần. Rồi vợ bỏ lơ, hàng lô thứ “không” treo lơ lửng trên đầu: quần áo không giặt, không ủi, không đi chung, không nói chuyện, không ân ái. Thế là tởn, hết dám tung tẩy, mười phần bớt bảy còn ba. Vợ cười cầu tài: Ôi nhà ta vẫn còn tí phúc
Trở lại truyền thống ăn cơm nhà, vợ biết tính chồng thích ăn cá đồng, bữa nào cũng thế, cá tràu, cá trê, cá rô, quý hiếm hơn như cá nhét, cá ngừ đại dương vợ cũng cho ăn đầy đủ.
Cơm nhà hạnh phúc, cạnh vợ cạnh con, dăm bữa đầu cố gắng làm kịch sĩ tạo bộ mặt tươi như hoa, gắp gắp xới xới y như rằng vợ con là trên hết, dăm bữa sau và sau nữa chịu hết xiết nhai trệu trạo, uể oải như người bịnh thương hàn, vợ tinh ý hỏi: sao thế! không ngon à? Chồng đáp: Quá ngon, nhưng thiếu thiếu cái gì đấy. Vợ thuộc hàng siêu sao nên hiểu ngay: Thiếu bia chứ gì?
Gật cũng dở mà không gật càng dở hơn, đành liều gật, ngờ đâu vợ chiều liền, thế là bữa nào cũng kèm bia, vợ đẹp con xinh-cá đồng như ý, bia có sẵn nhưng sao uống vô thấy đắng nghét. Thế là ăn ít hẳn, ít nói ít cười hơn rồi chồng xọp hẳn, vêu vẩu thấy rõ, vợ đâm lo không khéo mắc bệnh gì chăng? lại càng cưng hơn, bia chất đầy tủ lạnh, nhưng thấy ít vơi đi.
Sau đại hội gia đình, phân tích các điều hơn lẽ thiệt, vợ thống nhất đảo lộn nguyên tắc “hết bảy còn ba”, tức là nay được “hết ba còn bảy”. Ôi chao, con cá sống nhờ nước, con chim mà bắt bỏ trong lồng, đàn ông mà thiếu bạn bè rượu bia có khác gì bậc tăng tu!
Với khí phách của trụ cột gia đình, chồng long trọng tuyên bố: Gia đình vạn tuế, anh hạn chế tối đa cơm ngoài để cơm nhà với vợ con. Xin thề.
Vợ chỉ biết cười trừ bởi nàng biết không thể nào cạnh tranh nổi với “Thần tửu” và thầm ước ao: Nếu là tổng thống, nàng sẽ hạ sắc chỉ:cấm kinh doanh nước có cồn trên toàn quốc. Chỉ là mơ thôi. Vợ ơi!
BÌNH SVC

PHAM DUY hầu kí

  "HỌC NHƯ THỂ CHẲNG DÀI LÂU... " (Đọc Hồi ký Phạm Duy 2)    Tôi chưa định viết những dòng dưới đây trong vài bài ghi chép khi đọc...