Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2008

Tạp bút ĐINH VĂN HÙNG


Khóc, cười của người làm công tác kỹ thuật

Lao động tri thức, vốn là một loại hàng hoá vô hình, thiên biến vạn hoá, song nhiều nhà hoạch định vẫn luôn cố gắng cân đo đong đếm nó như là một sản phẩm công nghiệp, một loại lao động giản đơn. Những nỗ lực của các nhà quản lý nhằm lượng hoá nó bằng những đại lượng vật lý, số hóa nó bằng các thiết bị đo lường đã tạo ra những vỡ bi hài, cười ra nước mắt. Chuyện thật thì nghe như bịa, chuyện bịa thì được ký tên, đóng dấu… !!!
Người viết bài này đã hơn nửa đời người làm công tác kỹ thuật, đã từng “nằm gai nếm mật”, có đủ vui buồn cùng nghề nghiệp. Nay viết bài này những muốn chia sẻ cùng người đọc. Tôi xin kể ra vài câu chuyện trong số 1001 để chúng ta cùng suy ngẫm:
Câu chuyện thứ nhất:
Có lần, một thiết bị kỹ thuật của cơ quan X bị hỏng. Cơ quan ấy đã năm lần bảy lượt thuê đoàn chuyên gia "xịn" bay từ Hà Nội vào, ăn nghỉ khách sạn hàng tuần để sửa chữa, tốn kém không phải là ít. Kết quả thì chứng nào vẫn nguyên tật ấy, tiền mất tật mang. Sau đó tôi được may mắn (?) tham gia nhóm sửa chữa thiết bị này. Công việc nghiên cứu, chuẩn bị mất gần nửa tháng. Khi tháo máy sửa chữa, chỉ mất hai tiếng đồng hồ thì công việc thành công ngoài mong đợi.
Để trả công sửa chữa, cô kế toán áp dụng thông tư liên tịch số 08/ 2005/TTLT-BNV-BTC ra ngày 05/01/2005 của bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Theo đó, chúng tôi mỗi người được trả khoản ba mươi nghìn đồng, cho hai giờ làm thêm!!!
Chúng tôi khóc!
Câu chuyện thứ hai:
Gọn nhẹ, tiện lợi là một trong những tiêu chí mà người làm công tác thiết kế kỹ thuật chân chính phải nghĩ đến đầu tiên. Điều này có đúng không? Chúng ta hãy nghe cô kế toán phàn nàn tại hội đồng nghiệm thu:
- Cái máy có chút bẻo mà giá thành lên đến gần chục triệu đồng!
Ờ nhỉ, cô ấy nói cũng có lý. Lần sau, rút kinh nghiệm, tôi thiết kế vỏ máy thật to. Công tắt, đồng hồ, đèn… giá cả chẳng đáng bao nhiêu, tôi mắc thật nhiều. Nhìn chiếc máy do chính mình làm ra, tôi cũng phải kính nể. Khi nghiệm thu, cũng cô kế toán ấy, nhìn và gật gù:
- Được!
Chỉ có anh cán bộ kỹ thuật vận hành hai chiếc máy ấy thì hiểu rất rõ. Thông cảm với tôi, anh kết luận: “Việt Nam ham to”.
Chúng tôi cười!
Câu chuyện thứ ba:
Có lần tôi có tên trong hội đồng (bên A) nghiệm thu một chiếc máy nhập ngoại. Theo hợp đồng, chiếc máy có công suất là 2,5Kw. Điều kiện thực tế khi nghiệm thu là không có thiết bị đo lường công suất. Hội đồng nghiệm thu căn cứ theo đồng hồ báo của chính chiếc máy ấy. Máy báo công suất là 2,45kw (sai số 2%). Những người làm công tác kỹ thuật đều thừa nhận rằng: sai số ấy là quá nhỏ, hoàn toàn chấp nhận được đối với một thiết bị điện tử. Một thành viên quan trọng trong hội đồng, nắm rất vững nguyên tắt, tuyên bố như đinh đóng cột:
- Về nguyên tắt, phải đúng 2,5kw mới chấp nhận nghiệm thu.
Giờ giải lao, một đại diện bên B, gặp riêng tôi:
- Anh thông cảm cho phép em chỉnh lại đồng hồ chỉ thị nhé.
- Về nguyên tắt, máy chưa nghiệm thu, chỉnh như thế nào là quyền của anh – tôi trả lời.
Không khó khăn gì khi chỉnh lại để đồng hồ báo vượt trên 2,5kw, còn công suất thực thì… chỉ có chúa mới biết. Hợp đồng ngay sau đó được nghiệm thu đúng nguyên tắt.
Chúng tôi không dám cười!
Kiến nghị:
Tôi hiểu rằng để đánh giá loại hàng hoá lao động tri thức là một bài toán nan giải. Tự cổ chí kim, chưa có một giải pháp, một nguyên tắt quản lý nào khả dĩ được xem là vẹn toàn, thấu tình đạt lý cả. Vậy nên, theo thiển ý:
- Nên phân biệt rõ lao động tri thức với lao động giản đơn để tránh áp dụng các văn bản quản lý một cách gượng ép, khập khiễng. Không nên cố gắng thiết kế một cái cân để cân những quả bong bóng bay.
- Mạnh dạn hơn trong việc tư nhân hoá các các cơ sở thiết bị kỹ thuật. Cơ quan nhà nước chỉ hợp đồng với tư nhân theo sản lượng, chất lượng sản phẩm. Theo hướng đó thì sẽ tránh được lãng phí ngân sách nhà nước, sự đầu tư sẽ hợp lý hơn về thiết bị, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy nhà nước, giảm bớt hiện tượng tiêu cực, và đôi ngũ làm công tác khoa học – kỹ thuật bớt… khó.
Đinh Văn Hùng
(ảnh: Hùng Phiên)

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2008

Tạp văn Bình SVC


LCL: Xin chúc mừng sự ra đời của "binhsvcpy.blogspot.com"; dip này xin mail tặng một số ảnh "trên các chiến hào ăn nhậu". Và rất cảm ơn lời góp ý của anh Bình SVC, "ductuanpy.blogspot.com" đã xóa phần liên kết CT-XH, (mới mở log mà... bày đặt ý kiến ý co!).

Tôi và kỷ lục việt nam

Gần quá nữa đời người, làm ăn trầy trật, lều phều nghèo khó . Thôi nhắm mắt làm liều, kỷ lục là cái chi chi, thiên hạ khinh bỉ không thèm làm bởi vô tích sự hao tài tốn của. Ừ ! hao quá đi chứ làm một cái kỷ lục tốn hơn trăm triệu như lật bàn tay. Đã thế miệng đời còn rủa: À. Thằng này muốn chơi nổi, bạn bè cũ ngày xưa ra đường nhìn lé phé nữa con mắt, bạn bè mới thì miệng thơn thớt: ôi dào chào kỷ lục gia.
Cái cục cứt. tao thích thì làm thế thôi, bọn mày có thích thì cũng thế. Tao vì tao, vì gia đình tao, vì nghề nghiệp tao và nói dóc hơn là vì quê hương tao. Tao cóc cần biết,sống phải có định hướng, miệng lưỡi thế gian là cái chi chi, phóng viên báo chí phỏng vấn lung tung: Ông làm kỷ lục vì động cơ gì?. Cái cục cứt. Kỷ lục là cái chi chi ?việc gì phải có động cơ, mục đích. Ông Bùi giáng làm thơ điên có phải động cơ là ông Bùi Giáng muốn làm người điên.
Nhẹ hều, muốn bán được cái nhỏ thì phải làm cái lớn nhất để quảng cáo, để PR, để nói dóc. hết

(theo binhsvcpy.blogspot.com)

(ảnh: Hùng Phiên)

Tạp văn về "màu đỏ" Nguyễn Mỹ


Màu đỏ kỳ ảo trong thơ Việt!

Đào Đức Tuấn

Không phải đến lúc nhà thơ Nguyễn Mỹ được Nhà nước trao tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật 2005 người ta mới đắm đuối với thơ ông. Tỷ như tôi đây chẳng hạn. Từ ngày còn ngồi phổ thông đến giờ, tôi luôn cố lý giải về sự cuốn hút và sức sống của hình tượng màu đỏ trong bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ. Bản chất của cuộc chia ly nào cũng buồn, chia ly để ra trận lại càng buồn hơn, bởi “xưa nay chinh chiến mấy kẻ về”… Nhưng sắc độ đỏ - chia ly của Nguyễn Mỹ thì rực lên tin yêu.

Câu chuyện ly tình thiết tha xúc cảm nếu không trở thành “cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ” thì sẽ dễ nhuốm màu Kinh Kha qua sông Dịch, ví như: “Đưa người ta không đưa sang sông / Mà sao có sóng ở trong lòng” (Tống biệt hành - Thâm Tâm) hay “Người ra đi đầu không ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” (Đất nước - Nguyễn Đình Thi), và “cái màu đỏ ấy” cũng không quyền quý như trong Chinh phụ ngâm: “Áo chàng đỏ tựa ráng pha / Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”. Bởi, đó là màu “bông hoa chuối đỏ tươi” trong rừng cây quê hương, giản dị như hàng triệu triệu lần chia tay người tình, vợ con trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta đánh Mỹ. Tức là một sắc đỏ thật sự hiện đại.

Bịn rịn là thế, rứt ruột là thế, và họ cũng không giấu diếm niềm đau thương. Họ nhìn thẳng vào thực tại và ý thức được giá trị của cuộc tình, cuộc chia ly này. Cao trào của bài thơ không hẳn ở lúc “và người chồng ấy đã ra đi…” mà chính là điệp khúc “Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy / Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy / Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi / Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người”.

Nếu thơ hay thì sẽ làm được chức năng “vẫy gọi đoàn người” nhưng chắc chắn một điều là màu đỏ “cháy không nguôi” đó đã nói được sự thủy chung đến cùng của người vợ trẻ, cần gì phải nhủ đi nhủ lại: “Em ơi, đợi anh về / Đợi anh hoài, em nhé / Mưa có rơi dầm dề / Ngày có dài lê thê / Thì em ơi, cứ đợi”(Đợi anh về - Ximônốp, Tố Hữu dịch).

Cái độc đáo của Nguyễn Mỹ trong nền thơ Việt là dùng “bông hoa chuối” làm biểu tượng cho sự xa cách trong tình yêu. Cái đẹp dung dị của màu đỏ quê mùa đã vào thơ anh một cách tự nhiên mà sang trọng nhường kia. Cũng như ý tưởng “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau” đã được thi sĩ phổ vào thơ tình thật mềm mại, đắm say.

Màu đỏ của cuộc chia ly đã trở thành điều cao cả, thiêng liêng mà một thời vạn vạn người trẻ đã làm được và hoàn tất sứ mệnh vinh quang- chiến đấu vì đất nước, hy sinh tình riêng vì nghĩa lớn. Sức ngân của tứ thơ “màu đỏ chia ly” mang tư tưởng thời đại nhưng xuất phát từ trái tim yêu đương cháy bỏng và trở về trái tim yêu đương cháy bỏng nên “màu đỏ ấy theo đi” suốt qua tâm hồn bao thế hệ.

Phải nói rằng “màu đỏ” trong bài thơ này có sắc độ nén, sức chất chứa bậc nhất trong thi ca Việt Nam hiện đại vì đã thắng nhiều “màu đỏ khác” ở tay nghề kết cấu xoay vòng chặt chẽ đến hoàn hảo.

Dẫu viết về chuyện chia tay ra trận ở năm 1964, giữa lúc cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta đang hồi cam go nhưng bài thơ không hề cương mà nhuần nhị một tình yêu quê hương đất nước thuần khiết và một cảm xúc tin yêu dạt dào.

Thi sĩ đã sống trọn với tứ thơ đặc sắc, đôi vợ chồng trẻ sống trọn trong nhau, cũng như Tổ quốc sống trọn trong họ nên “màu đỏ ấy” của Nguyễn Mỹ sống trọn trong dặm dài thi ca Việt Nam là điều dễ hiểu.


Cuộc chia ly màu đỏ - NGUYỄN MỸ

Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai sắc hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ

Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa

Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy.
Không che được nước mắt cô đã chảy
Những giọt lonh lanh nóng bỏng sáng ngời
Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi
Và rạng đông đang bừng trên nét mặt
- Một rạng đông với màu hồng ngọc

Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Ðã toả sáng những tâm hồn cao đẹp!
Nắng vẫn còn ngời trên những lá cây si
Và người chồng ấy đã ra đi...

Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
"Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau..."

Tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét...
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly...

(ảnh: Hùng Phiên)

Ký ức một thời cộ xe


Những chuyến xe mùa tết...


Chẳng còn nhớ trong đời mình đã đi trên bao nhiêu chuyến xe. Sót lại trong ký ức tuổi thơ là chiếc xe lam ba bánh bành bạch, mẹ dắt tay tôi ngồi chen cùng thúng mủng trên đường về quê nội.
Những chiếc xe lam mà bạn tôi đặt tên là "xe lam lũ” nay đã gần như vắng bóng trên các con đường phố thị và nghe đâu loại xe này cũng sẽ bị xóa trên những con đường quê. Bởi "tội" của xe lam là quá già cũ, ô nhiễm môi trường... Một đời lam lũ chuyên chở bao người rồi cũng thành quên lãng sao?
Có lẽ chuyến đi xa một mình trong đời tôi là ngày khăn gói vào Nha Trang học lớp mười, khi Phú Yên và Khánh Hòa còn chung tỉnh. Đó là chuyến đi tôi phải dậy từ ba giờ sáng để gò lưng đạp xe lên bến xe thị trấn. Cả đêm đó tôi hầu như nằm nhìn trần nhà, phấp phỏng mường tượng những kỳ thú trên đường, những khung cảnh mới, những con người lạ mà mình sẽ gặp. Hồi đó thời bao cấp nên chuyện luân chuyển đi lại khá gian nan, mỗi tuần chỉ có hai chuyến xe từ thị trấn Chí Thạnh chạy Nha Trang, lơ mơ dậy trễ là coi như tiêu. Thế rồi cơm niêu nước lọ ba năm đằng đẵng, đoạn đường Nha Trang - Tuy An đã trở nên thân thuộc, cả những khúc quanh, rặng núi ven đường, ngôi nhà nào mới xây thêm cũng không "qua mắt" được tôi...
Đủ mười tám tuổi, tôi phải đi xa thêm mấy giờ xe, đó là lại khăn gói về thành phố sương mù Đà Lạt để học văn khoa. Đà Lạt khi ấy thật buồn và lạnh, lạnh từ ngoài vào trong chiếc áo khoác mỏng của thằng sinh viên quê nghèo. Vẫn còn như in những lỉnh kỉnh của túi xách đựng áo quần, sách vở, chai mắm, bịch gạo... từ nhà vào thị xã Tuy Hòa hoặc không có xe Đà Lạt thì phải "tăng bo" vào Nha Trang, Phan Rang, đôi khi phải hai, ba ngày trời mới vác được xác về ký túc xá.
Ấy là vòng lên, còn những khi về nhà nghỉ hè, đón tết thì xe đò càng diệu vợi. Vẫn những chiếc xe ca không còn được mới, những khúc cua gấp qua đèo Sông Pha làm tim cứ muốn... bay xuống vực. Ấm áp nhất của ngày sinh viên chắc là những khi được cô bạn gái người Đà Lạt tiễn ra bến xe. Khoảng hơn hai giờ sáng là phải rời cổng ký túc xá, lòng vòng lụp cụp qua đồi Cù sương kín lạnh bưng mà trong ngực nóng ran chộn rộn. Có lần chở cô bạn sau lưng, tôi đã lơ đễnh suýt lao cả xe lẫn (hai) người xuống hồ Xuân Hương...
Có lẽ một trong những điều mê man nhất trong đời tôi là ngồi uống ly cà phê "kho" lúc ba, bốn giờ sáng ở bến xe Đà Lạt, trong khi chờ xe về quê ăn tết. Thời sinh viên bảng lảng, cộng với đất trời xứ mộng mơ, ngồi co ro bên mấy ông ba gác, mấy bà bán rau, nhấp một ngụm cà phê đen, hít một hơi thuốc đen... mà thấy lòng rưng rưng nửa không muốn rời Đà Lạt, nửa muốn về tức thì bên gia đình để hít mùi nhang trầm tỏa giữ xuân quê.
Ở nơi đâu lâu và có nhiều gắn bó thì nơi sẽ thành quê. Bốn năm mài ghế giảng đường, bốn năm mộng mơ, đói no, yêu đương bạt mạng, Đà Lạt đã thành quê hương thứ hai của tôi. Riêng cô bạn thuở nào giờ đã yên phận với... người khác. Cảm ơn những chuyến xe đã đưa tôi đi về giữa Tuy An - Đà Lạt...
Một chuyến xe không thể "bỏ qua" trong tuổi trẻ của tôi là lúc về Sài Gòn lơ láo tìm "chỗ đứng". Đang yên đang lành, vậy mà tôi dứt áo lên xe hướng theo ngọn đèn Sài thành. Chuyến xe này khá háo hức nhưng đầy bất an và rồi tôi cũng không trụ lại được lâu với hòn ngọc phương Nam. Những chuyến xe Sài Gòn - Phú Yên bây giờ đối với tôi đã không còn dằng dặc nữa. Mọi chuyện đã định hình. Đoạn đường nửa ngàn cây số này giờ đã có xe chất lượng cao, tàu nhanh, máy bay...
Gọi điện thoại, Internet cái rẹt là đã có thể... uống qua mạng với mấy chiến hữu đất Sài Gòn, Huế, Hà Nội... Lại một mùa tết đến rồi, còn nhớ không những chuyến xe đã đưa mỗi người mỗi ngã, mỗi số phận...?
Bài, ảnh: ĐÀO ĐỨC TUẤN

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2008

Khánh thành trùng tu Nhà thờ Tộc họ Đào tại thôn Định Phong, xã An Nghiệp, Tuy an, Phú Yên (28.5.2008)





<a href="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiJ-j-m6Qa4IDY4uSGuMoNxg0Ryua1b34ZEgTT0RSQ5th1sjQn_CsDbW5rc3v004XPi1bFqexlRzho3Yyj7Jx7lsFu_zkxK5Ka2r1KgfnQu_OHKkYQhL223oU_YsyqdLuiksgnzuFfG8OY/s1600-h/hodao1.jpg">







(ảnh: Đào Đức Tuấn)

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2008

Thơ ĐÀO TẤN TRỰC

Thương người quan họ
Tặng : Cao Nhật Quyên
Xuôi Nam một chuyến đò ngang
Gửi câu Quan họ lại ngàn dặm xa
Người về xứ biển quê ta
Bước qua quán Dốc xót xa lặng thầm
Quai thao nón lược tay cầm

Mấy năm khăn gói quê chồng mù khơi
Lạ người lạ đất lạ nơi
Nghĩ thương dáng mẹ xa xôi một mình…

Lần theo câu hát sân đình
Khi nghe đài nhắc quê mình hội Lim
Lỗi người Quan họ đi tìm
Bóng hình xưa đã khuất chìm phương Nam.




Đôi dép

Mẹ ngồi cột đôi dép lê
Để đi hết đoạn đường về nhân gian
Nửa đời bạc phận hồng nhan
Nửa đời vất vả gian nan… một đời
Dép theo chân mẹ lâu rồi
Quanh co là những sườn đồi hoàng hôn
Thời gian cạ đôi dép mòn
Nâng bàn chân trẻ mãi còn vẹn nguyên
Tóc mẹ giờ bạc như sương
Nhìn đôi dép cũ bỗng thương một thời
Khom khom là dáng mẹ ngồi
Tay run có cột được thời gian trôi




Tự khúc chiều

Nắm chiều chầm chậm trên tay
Tự dưng tôi thả một ngày dần trôi
Nắng không xin nữa chỗ ngồi
Mà nhường cho cả đất trời vào đêm

Con thuyền dan díu dòng sông
Trong tôi trống một khoảng không cánh bèo
Ngẩn ngơ thương mái tranh nghèo
Lạt đơn mẹ buộc những chiều bão xa

Chiều về rồi chiều lại qua
Đầy vơi kí ức nẻo xa về gần
Chiều trôi rớt ngọn phù vân
Chiều trôi ai đứng tần ngần… nhìn ai

Vội vàng lên, kẻo ngày mai
Thời gian đổ xuống đôi vai còn gì
Biết rằng chiều cứ ra đi
Sao tôi vẫn đứng trước khi chiều tàn.




Lỡ thì

Gánh sen để trước sân chùa
Váy đụp bốn mùa chị bán chợ xa
Chiếu chèo vướng bận lời ca
Trai làng xuôi gió giờ ra thị thành

Cũng đường đất đỏ mong manh
Chị đi như thể vòng quanh đời mình
Đi chưa hết một cuộc tình
Một ngày quay lại nhận mình chân không

Lục bình nở phía bờ sông
Mùa xuân mấy độ qua không đợi mùa
Gánh sen để trước sân chùa
Chị vào xin cái lá bùa bình yên.




Viết trong ngày em đi
Cho Liên
Em về lục bát đã xa
Mù sương đổ xuống chiều qua cổng thành
Câu thơ anh viết chòng chành
Non tay nên khuất một vành nón nghiêng

Em về bữa ấy nửa đêm
Trăng Vĩ Dạ đã ướt mền sông Hương
Nghe tim buôn buốt con đường
Rời ga tàu chuyển phố phường lặng câm

Em đi Huế mãi nhũ thầm
Em đi. Tôi ở lũi lầm thời gian
Thức mình giấc mộng phù tang
Vỡ tay đếm tuổi em sang ngang rồi.

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2008

Viết về người ly hương


Những đoàn người xình xịch lao đi…
ĐÀO ĐỨC TUẤN

Những đoàn tàu xình xịch lao đi/ngược hướng miền Trung tuổi nhỏ/chới với sau lưng từng cơn bão nhớ/chới với sau lưng mùa xuân tha hương… Chẳng hiểu sao mỗi độ trước và sau Tết, đón rồi tiễn người thân về lại TP Hồ Chí Minh, tôi lại nhớ mấy dòng thơ của anh bạn Phan Hoàng-một người… tha hương Phú Yên. Dẫu biết, sống xa quê hay gần quê ấy là do công chuyện làm ăn, sở thích lựa chọn của mỗi người (nhất là thời kinh tế mở hiện nay), thế nhưng cứ mãi bâng khuâng trước những cuộc chia tay với người thân…
Mỗi trước Tết, những chuyến bay-tàu-xe từ miền Nam về Trung luôn kìn kìn chật ứ, chuyến ngược lại thì trống không; và sau Tết thì ngược lại. Trước Tết thì người người thân quen đón nhau rộn rã tung hê bởi tháng năm xa cách, sau Tết thì bịn rịn hanh hao không dứt; cả hai cuộc gặp mặt và chia tay đều có những giọt nước mắt chứng nhân… Thế mới biết, sức hút của quê nhà sâu xoáy biết nhường nào! Đến nỗi năm hết Tết đến, đưa tiễn bạn miền Trung về quê sạch sành sanh, làm cho đường sá Sài Gòn luôn nêm cứng bỗng trở nên rộng hẳn ra, làm cho thi sĩ Đỗ Trung Quân chợt muốn… leo theo lên xe, dẫu quê nhà của họ Đỗ đích thị Sài thành!
Chuyện công danh gắn với vùng đất sống luôn đau đáu trong mỗi người ở tuổi hai mươi, thế nên mới có nhiều người trẻ dứt áo mẹ cha đi về chốn đô hội để thi thố, dẫu biết trụ được xứ người phải đâu như trở bàn tay! Vất vả lắm, khổ khó đến cùng cực những buổi ban đầu nhưng tấm gương của bao người thành đạt cứ mãi “trêu ngươi” nên đành phải cắn răng chịu đựng mà đày ải vượt lên. Công danh và miếng cơm từ thời bắt còng cho đến thời a còng luôn là điều hệ trọng. Ai đi cứ đi, ai ở cứ ở, đi không được thì về, về không được thì đi… Ai đi có có không không/ai về có có không không ai về...
Rồi năm tháng bon chen, đến tuổi ba-bốn mươi, nhất là khi đã chiều tà, mọi chuyện bắt đầu định hình, danh vọng áo cơm cũng dần định đoạt, cái tình quê lại bồn chồn thống thiết. Cũng có người càng xa lâu thì tình quê càng nhạt, thế nhưng phần nhiều thì điều ấy lại nồng đượm như rượu mạnh ủ lâu. Bạn tôi bảo, sống ở Sài Gòn lâu, lâu lắm rồi, bên ngoài đã thành người Sài Gòn thứ thiệt, vậy mà trong lòng vẫn đau đáu nhà quê, cứ thấy cái gì mang hơi hướm quê cha là vồ lấy, hôn hít khư khư, kể cả chuyện ăn nói ứng xử buộc phải thay cũng dứt khoát không chịu đổi.
Tết về, ngồi với kẻ hồi hương, nghe tôi chọc anh bạn là “người bỏ xứ kiếm danh”, con cháu tôi ngồi cạnh chêm vào: “Tụi cháu thì cực chẳng đã phải rời… hơi mẹ đi kiếm cơm chứ ở nhà thì biết làm gì…”. Nghe vậy, anh bạn tôi cũng đốp lại ngay: “Danh cái gì mà danh, hồi tao ra trường về đây xin việc, có chỗ nào nhận đâu…”. Quả thực, ông bạn tôi phải cơ cực bao năm ở xứ người mới có được công ăn việc làm tàm tạm và một chút tiếng tăm, giờ bắt đầu hơi mỏi. Còn đứa cháu tôi thì đi Bình Dương làm thợ may công nghiệp trèo trẹo chớ… công danh gì! Ăn Tết rồi, nó muốn ở lại tìm việc quanh quất nơi quê vì hết chịu nỗi cảnh làm ca thâu đêm mà dư dật chẳng là bao; “Để coi nhà máy lấy công nhân đâu mà làm…”(?)- nó nói. Thằng anh nó thì vào quận 1… chạy bàn cho một quán nhậu, còn chỗ trọ của tụi nó thì phải nói là không đủ để… thở; tám đứa chung một phòng chỉ hơn năm mét vuông. Thấy tôi “la làng” lúc vô thăm, nó cười hì hì: “Còn hơn mẹ con cô Năm, mỗi đêm ngủ ba ngàn đồng, lạng quạng mất đồ như chơi…”. Mẹ con cô Năm nó nói đây là hành phương Nam để… bán vé số, rã cẳng hết ngày rồi về khu “trọ chuột” cạnh ga Sài Gòn với vuông chiếu “ba ngàn” qua đêm, đã có lúc đang ngủ thì bị mất sạch mấy triệu bạc gom góp chuẩn bị về quê ăn ăn Tết với chồng con… Thương cảm chẳng kém là chồng cô Năm và con bé bảy tuổi ở nhà nấu cơm cho cha làm ruộng-làm mướn, miệng suốt ngày đòi mẹ, làm cho chú Năm lắm khi vừa khóc vừa rên: “Tao cũng nhớ mẹ mày muốn chết đây…!”. Ôi, cơm áo không đùa với… khách quê!
Thế nên, mỗi mùa Tết, sự sum họp của những gia đình này thực sự vui… hơn Tết! Tíu ta tít tít quấn quýt tối ngày. Mâm cơm Tết cũng bia bọt… như ai. Hỏi chuyện cuộc sống làm ăn thì đều ổn cả, vì cuộc mưu sinh riết rồi mọi cảnh trái ngang cũng trở nên quen thuộc. Cũng như người quê đã quen sống chung với bao thử thách của thiên nhiên, xa cách có nhằm nhò gì, phải vậy không các… nhà thơ?
Đ.Đ.T

(ảnh: Hùng Phiên)

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2008

Tôn vinh những "chiến trường"












Tạp văn ĐÀO TẤN TRỰC



VỀ NGANG TRƯỜNG CŨ
Về ngang trường cũ, chiều nay tôi thấy lòng mình xốn xang chi lạ. Ngôi trường cách đây bao nhiêu năm xa lắc chính mình là cậu học trò ngây thơ đã từng gắn bó yêu thương. Bây giờ mái ngói rêu phong, tường vôi đã loang lỗ đi nhiều. Ừ, có lẽ cũng tại nắng gió thời gian đã làm cho nhiều điều ở đời mau chóng đổi thay.
Về ngang trường cũ, đôi cây phương vĩ đã già nhưng đến hẹn vẫn cho hoa đỏ rực. Hàng vú sữa trước sân trường chính tay cả lớp mình trồng năm nào nay không còn nhớ tuổi. Có những khoảng không gian ngày xưa bây giờ thay đổi đi nhiều. Sân trường vẫn cỏ, vẫn chưa được bê tông, gốc phượng thèm mấy chiếc ghế đá ghi hàng chữ kính tăng cho các em ngồi… Có lẽ cuộc sống quê mình còn nhiều khó khăn…
Về ngang trường cũ, thầy cô đứng lớp một thời bây giờ đâu rồi. Thời gian cứ trôi, dòng đời cứ chảy. Có người còn đó, có người đã ra đi, về hưu hay chuyển công tác. Không biết trong phòng truyền thống nhà trường có ghi tên những thầy cô đã từng đến, từng đi.
Về ngang trường cũ, cô bạn một thời ngày xưa chung lớp bây giờ đã là cô giáo. Gặp nhau, tôi muốn chào bằng hai tiếng thưa cô nhưng hình như cô không nhận ra. Không biết tại ai! Có lẽ mình đã già đi và khác xưa nhiều quá.
Về ngang trường cũ, đám học trò lau nhau nô đùa giống như mình năm nọ. Ước chi mình được trở lại như chúng nó bây giờ để được mặc những bộ đồ đồng phục, khoác chiếc cặp xinh xinh trên vai đến trường hàng ngày…
Về ngang trường cũ, nửa vui mừng xen lẫn cái buồn man mác như chính cảm xúc của một đứa con trở về quê cũ sau bao nhiêu ngày đi xa.
Đ.T.T

(ảnh: Hùng Phiên)

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2008

PHÓNG CÁI SỰ HỌC PHÍ

HUN HÚT HỌC PHÍ "VÙNG TRŨNG"...



Một lớp học ở Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (xã An Cư, Tuy An, Phú Yên).

Tại nhiều làng quê Việt hiện còn khá nhiều vùng đất mà mỗi con chữ phải đổi quá nhiều mồ hôi và nước mắt phụ huynh, thậm chí cả sự khó xử của những giáo viên quanh chuyện học phí.
Ở đây, tôi muốn nói đến câu chuyện học phí cho các vùng nông thôn khó khăn nằm ngay ở giữa đồng bằng, cạnh quốc lộ 1A nhưng lại là những "vùng trũng" thật sự về giáo dục. Trong lúc, Bộ GDĐT lại đang có đề án tăng học phí lên gấp nhiều lần...

Nỗi khổ của phụ huynh nông thôn...
Xã An Cư thuộc huyện Tuy An, Phú Yên nằm bên quốc lộ 1A, hiền hoà như bao làng quê Việt. Ghé vào một quán nước ven đường nhựa để tránh nắng, cái quán tuềnh toàng thuộc thôn Phú Tân.

Chủ quán là chị Năm Hà, có 4 con, trong đó 2 con đang tuổi đi học nhưng 1 đứa đã nghỉ cách đây 2 năm, còn 1 đứa học lớp 8 ở Trường THCS Đinh Tiên Hoàng. Tôi hỏi: "Sao lại cho cháu nghỉ học?"; chị chủ đáp: "Không có tiền nộp học phí, tiền xây dựng trường... chớ sao!".

Trước đó, chị Trần Thị Bích Loan, giáo viên Anh văn của Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, có nói với tôi: "Nhiều gia đình ở đây, đến chuyện ăn mặc cho con còn được chăng hay chớ, huống hồ chuyện lo cho đi học. Có phụ huynh khi tôi đến vận động cho con họ đi học trở lại, đã nói té tát: Cô có lo được tiền học, hay cô làm đơn cam kết không thu tiền thì tui mới cho nó đi học! Thiệt hết biết nói sao...".

Xuống đến ven đầm Ô Loan, cuộc sống lam lũ ở đây càng lộ rõ, với những mái nhà tạm sống bám quanh đầm bằng nghề đánh bắt. Vẫn có một vài hộ khá lên nhờ nuôi tôm sú nhưng rồi cũng đều "cụt vốn" do dịch bệnh, đành phải quay lại với mảnh ruộng thường xuyên bị nước biển xâm thực, nhiễm mặn.

Đồng tiền làm ra đã khó nên mọi chuyện chi tiêu ở đây đều phải tính toán, chắt bóp từng đồng. Thế nên mới có chuyện nhiều gia đình khi đến kỳ học phí thì không thể vét được đồng nào trong nhà, cũng không thể mượn được hàng xóm để đóng cho con..., mặc dù mức học phí đang áp dụng không phải là quá cao.

Theo quyết định số 2078/2005 của UBND tỉnh Phú Yên, học phí từ lớp 6 - 9 tăng dần theo từng lớp là 6.000 - 10.000 đồng/tháng/học sinh; thu quỹ xây dựng bậc học THCS là 35.000 đồng/tháng/học sinh (mức thu ở vùng đồng bằng). Như vậy tính ra, mức học phí THCS của mỗi học sinh tại đây mỗi năm chưa đến 100.000 đồng...

Theo chỉ dẫn của cô Bích Loan, tôi tìm đến ngôi nhà mà phụ huynh có câu nói "cô có lo được tiền học cho nó thì tui mới cho đi học". Đó là nhà vợ chồng ông Nguyễn Thanh N - bà Hồ Thị H ở thôn Tân Long, xã An Cư, nằm ở một bãi bồi ven đầm Ô Loan. Ngôi nhà trông không đến nỗi nào so với xung quanh, nghĩa là vách đất, mái tôn, cái sân gạch...; ông N đánh lưới trên đầm, bà H làm ruộng và nuôi heo.

Bà H tiếp tôi khá lơ đãng, nhất là khi nói về chuyện học của em Thường (con bà): "Nó đi học phổ cập rồi, mấy thầy cô tới nói miết... Ôèi, được đến đâu thì được... Học làm gì tốn tiền rồi ra cũng thất nghiệp... Tui chỉ muốn nó ở nhà làm mướn quanh quất rồi cưới vợ thôi...".

Hỏi ra mới biết, cháu Thường (con của bà) mới 13 tuổi... Có thể ai đó sẽ "dị ứng" với kiểu nghĩ của bà H, nhưng nhiều ngày ở An Cư, tôi mới thấy bà H không phải là cá biệt... Để một đứa con đến trường, ngoài nỗi lo học phí, tiền xây dựng trường còn có nỗi lo thất nghiệp...

Giáo viên thu học phí không đạt, cắt thi đua...

Thầy giáo Nguyễn Tấn Nam - Hiệu phó Trường THCS Đinh Tiên Hoàng tiếp tôi trong căn phòng giám hiệu chật chội, được dùng chung cho cả hội đồng giáo viên của trường.



Thầy giáo Tô Minh Phụng: "Tôi đã bị cắt thi đua do thu học phí không đạt...".

Xoay quanh việc thu học phí, thầy Nam nói: "Việc thu học phí và tiền xây dựng của nhà trường được làm rất chặt chẽ. Kế hoạch thu của từng giáo viên chủ nhiệm gắn vào công tác thi đua theo tháng của nhà trường; nếu giáo viên thu được trên 50% thì được cộng thêm điểm thi đua, 10 điểm trên học kỳ. Nhà trường làm như vậy là để giáo viên chủ nhiệm tích cực hơn trong việc thu học phí và tiền xây dựng trường. Đây là một quy định chung của ngành...".

Nói rồi thầy Nam đưa tôi một văn bản "đốc thu" của Phòng GDĐT huyện Tuy An do lãnh đạo phòng ký ngày 24.11.2005; xin trích nguyên văn: "Kính gửi: Các trường THCS trong toàn huyện. Hiện nay tình hình ngân sách được phân bổ của ngành ta hết sức khó khăn, đến giờ này nhóm mục chi thường xuyên đã hết nhưng phong trào hoạt động của năm học 2005-2006 chỉ mới được 2 tháng.

Trong khi đó dự toán ngân sánh năm 2006 được giao trên cơ sở tính toán của số lao động là biên chế, số còn lại hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế được giao phải lấy chi thường xuyên để trả lương và các khoản khác theo lương do đó cũng hết sức khó khăn.

Trước tình hình khó khăn về ngân sách, Phòng GDĐT đề nghị các đơn vị THCS cố gắng thu quỹ học phí năm học 2005-2006 đạt tỉ lệ 100% để một phần hoàn thành việc trích nộp 20% cho Sở Giáo dục - Đào tạo điều tiết chung cho toàn ngành; 40% để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 204/NĐ-CP và Nghị định 118/NĐ-CP của Chính phủ và 40% còn lại để cùng với ngân sách chi các khoản thường xuyên như: Điện, nước, công tác phí, hoạt động dạy và học (...). Nhận được công văn đề nghị hiệu trưởng các trường THCS triển khai thực hiện một cách nghiêm túc"...

Về việc này, thầy giáo Tô Minh Phụng, giáo viên chủ nhiệm lớp 9C của trường, bày tỏ: "Chuyện thu học phí học sinh là vấn đề rất bức xúc đối với các giáo viên chủ nhiệm! Nếu giáo viên chủ nhiệm nào thu không đạt chỉ tiêu thì những phấn đấu của họ trong năm học đó, như đăng ký giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua... sẽ bị cắt!

Áp lực này dẫn đến giáo viên phải tăng cường thu học phí, mà tăng cường thu đối với vùng nông thôn như ở đây thì dẫn đến việc học sinh bỏ học. Phụ huynh ở đây rất khó khăn về tiền bạc, con em đi học thiếu thốn tứ bề, trang thiết bị nhà trường cũng eo hẹp; học phí và các khoản đóng cho trường mỗi năm mỗi tăng, nên việc thu cho đúng cho đủ là vô cùng khó khăn, không thể đảm bảo... Bản thân tôi năm ngoái đã bị cắt thi đua do thu không đạt chỉ tiêu...".

Trò chuyện với nhiều giáo viên, tôi nhận thấy một thực tế trong suy nghĩ của họ: Giáo viên thành thị là "vua", giáo viên nông thôn là "tôi"! Bởi theo cô Bích Loan, "Hầu hết các trường ở thành thị, làm gì có chuyện giáo viên phải đến từng nhà để vận động con em đi học trở lại...

Rất nhiều nhà ở quê, cho con đi học không nổi, nói gì chuyện "học cua, học còng" như ở thành thị. Tụi em dạy ở đây chỉ có đồng lương chay, chứ không thể có khoản này khoản kia như giáo viên nhiều trường thành thị... Còn các khoản thu ở nhiều trường thành thị mà tôi biết, giáo viên chủ nhiệm chỉ nói ra một lần là cha mẹ nộp ro ro ngay, nhất là ở mấy trường điểm, lớp chọn...".

Đây cũng là một trong nhiều lý do để việc "xin xỏ" chuyển vùng của giáo viên trong ngành giáo dục mãi luôn là vấn đề nóng bỏng; đơn vị quản lý giáo dục nào cũng dày cộm những chồng hồ sơ của giáo viên nông thôn "chạy" chuyển về thành thị. Chỉ riêng việc này cũng là một môi trường phát sinh tiêu cực triền miên...

Vẫn biết, có không ít giáo viên vùng nông thôn tâm huyết với nghề phấn trắng bảng đen, và cái tình nghĩa thầy trò bao giờ cũng là sợi dây tươi đẹp khoả lấp bao điều, nhất là ở những vùng có truyền thống tôn trọng thầy cô, chữ nghĩa...

Tôi nói chuyện thầy cô để dễ dàng suy ra chuyện học trò và học phí: Có lẽ phải đến lúc Chính phủ, Bộ Giáo dục-Đào tạo và các cấp ngành hữu quan cần có một cuộc rà soát thật khoa học việc ưu đãi, miễn-giảm toàn diện hơn nữa học phí và các khoản đóng góp trong nhà trường vùng nông thôn, nhất là những vùng "không thuộc diện nào"...

Bài, ảnh: Hoàng Yến

Chùm thơ thời sinh viên vừa "lụm lại" trên mạng

Khoảng Trời Mận Chín


Ai bảo trưa hè màu hoa mai?
Vườn xưa dáng nhỏ em học bài
Khoảng trời trưa ấy màu mận chín
Lung linh trong anh suốt một đời

Đời lỡ ruổi rong thương sắc màu
Trưa xưa tìm được trong mắt nhau
Mà anh nông nổi, anh nông nổi
Giờ màu mận chín biết tìm đâu?


(ảnh: Hùng Phiên)

Ký Ức


Tìm công việc để dập vùi ký ức
Nhưng chiều mưa
Chiều mưa có tha bổng ta đâu.

Một khúc hồn nhiên
Một nhịp sủi hờn.
Trưa lưng còng
Nắng đổ chênh vênh
Em và mẹ
Tóc tim lá mạ
Tôi huyên thuyên đứng bóng câu thơ

Chiều nay trời mơ
Ký ức căm căm ngầu bọt.



Chiều Tuy Hòa

Núi nhạn xanh màu cao nguyên giữa lòng thị xã
Chiều buông trôi câu hát lưng chừng
Em giặt áo cho sông Ba thêm trong
Cánh gió dường như không ngủ

Chiều Tuy Hòa bao giờ cũng rực
Những con đường như chưa một lần qua
Ai đó ngóng trông ngút tầm eo lúa
Suy tư có bao giờ bình yên.

Chiều Tuy Hòa tươi thì con gái
Lồng lộng như là không tuổi không tên.


Đào Đức Tuấn

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2008

VĂN HÓA...ĐỚP


HEO NÚI NƯỚNG LU
Bài, ảnh: Hùng Phiên

Nằm trên một con đường "không tên" ở khu phố Ninh Tịnh 3, TP Tuy Hòa (Phú Yên), thế nhưng quán Hai Bầu đã được nhiều thực khách sành điệu thường xuyên lui tới nhờ tay nghề chế biến độc đáo các món heo mà "ác liệt" nhất là món heo núi nướng lu.

Cái tên "Hai Bầu" cũng là một chuyện được nhiều người bàn tán. Khách thì đoán già đoán non: Hai Bầu nghĩa là hai bầu (can) bia hơi, hay là quán lúc nào cũng có hai... bà bầu (?); thế nhưng chủ quán rằng: đó chỉ là hai trái bầu "eo" như logo của bổn quán thôi... Món heo nướng lu tại đây nguyên liệu chính đã hẳn là... heo, nhưng mà phải là heo núi.

Đây là giống heo có lông và da màu đen xám, dáng thon gọn, được nhiều hộ đồng bào miền núi Phú Yên nuôi thả rông quanh nhà hoặc trên rẫy; hầu như chuyện ăn uống, sinh đẻ, nuôi con của các "cô-cậu" đều tự túc, tự ý. Giống heo này, nếu có nuôi "hết cút" hơn 1 năm cũng chỉ nặng khoảng 30 kg hơi, tuy nhiên, heo để làm món nướng lu chỉ cần sinh trưởng khoảng 3 tháng, nặng cỡ 5-6 kg (gấp đôi, gấp ba con gà) là... a lê vào chum! Theo thợ nướng của Hai Bầu, heo núi cỡ 3 tháng tuổi khi đem nướng lu thì thịt ăn không béo, vị ngọt đậm, mềm và ráo, chứ nếu để lớn "hết cỡ" thì "anh, ả" đã có nhiều mỡ, vị không ngon bằng. Với lại, đường kính cái miệng lu để nướng chỉ chừng 0,5m, đem nguyên con heo lớn "hết cỡ" bỏ vô sao lọt để xoay trở cho heo chín vàng đều?

Để mua được loại heo không được nuôi rộng rãi này phải cho người đi "săn" dạo khắp vùng miền núi, đặt vấn đề mua giá cao hơn lâu nay bà con bán loanh quanh tại địa phương. Nhờ vậy nhiều hộ gia đình ở miền tây Phú Yên đã chú trọng hơn đến việc bảo tồn loại heo này, bởi bắt đầu thấy có thu nhập khá, lại nuôi ít tốn kém so với các giống heo cao sản.
Bây giờ xin nói chuyện... cái lu dùng để nướng; đây là loại lu sành cao khoảng 1m, dưới đáy có kê vỉ đựng than củi, bên hông đục một lỗ nhỏ để gắn mô-tơ quạt gió cho than hừng nóng. Trong lúc thợ đang bắt heo để mổ thịt thì lu than đã được thổi bùng, đậy nắp để tạo độ nóng cao nhất. Heo nướng lu phải mổ sạch lòng, nguyên liệu ướp chủ yếu là muối hột giã nhỏ và ớt sim còn xanh, ướp chừng hơn nửa tiếng đồng hồ để thịt heo thấm gia vị là có thể đưa vào lu nướng. Thợ nướng phải dùng các loại móc chuyên dụng để con heo không đụng vào than, thịt heo chín bằng độ nóng của than đỏ bị "bưng bít" trong lu sành.

Quá trình để thịt heo chín vàng đều, người thợ phải mở nắp trở trăn đôi ba lần; chừng một giờ là heo chín. Xin mở ngoặc, dù đậy kín nắp nhưng mùi heo nướng trong lu cứ thoảng ra ngào ngạt không cách gì... ngăn cấm được; chỉ riêng ngửi cái hương ngon ngót thơm lừng này, thực khách đã có thể làm được vài cốc! Chú ỉn núi khi đưa ra khỏi lu nướng có màu vàng ươm trông rất ngon mắt; thế là đầu bếp dùng dao lớn chặt đều miếng lớn xếp ra đĩa, kèm theo một ít rau húng đứng, húng dũi, hành tươi. Món này chấm với muối ớt. Miếng thịt nướng có cái giòn của da, cái ngọt của thịt, cái mềm của xương... (tôi không đủ chữ để tả!). Cuối bữa, quán sẽ "khuyến mãi" món cháo nấu từ lòng của chính chú ỉn vừa đem nướng; cháo lòng heo núi cũng có hương vị khác với cháo lòng heo... đồng bằng!


Món heo nướng lu này thực khách có thể dùng kèm với bia hoặc rượu tùy “gu”, tùy mùa. Thế nhưng theo nhiều người thì ở Hai Bầu mà ăn món heo nướng lu với rượu Sa-kê hâm nóng thì quả là tuyệt cú... heo! Có thể khái quát, cái ngon của món heo nướng lu này chủ yếu là ở sự chọn lọc nguyên liệu và cách chế biến, không cần nhiều gia vị nhưng đã có thì phải có cho đúng bài! Kiểu chế biến này còn là một cách tân của truyền thống nấu nướng vùng miền núi; hương vị món này lại đậm đà rất "toàn cầu" nên nhiều khách nước ngoài thường đến quán thưởng thức cũng là điều dễ hiểu.

H.P

Lãng mạn cá dìa


Ơ kìa, dìa nướng!

Bài, ảnh: Hùng Phiên
Anh Đặng Phong Dinh, 45 tuổi, một "sát thủ" cá dìa ở TP Tuy Hòa (Phú Yên) tuyên bố: "Trên đời chỉ có ăn cá dìa là... đỉnh điểm sung sướng!" và đặt tên ở nhà cho 3 con trai của mình là Dìa Anh, Dìa Em và Dìa Út.

Hò hẹn mãi, tôi mới tháp tùng được Dinh để đi câu cá dìa ban đêm. Cơm chiều sớm, chuẩn bị xong xuôi, khoảng 4 giờ chiều, hai anh em lên xe máy nhằm hướng vùng bè tôm hùm thuộc xã An Chấn (huyện Tuy An, Phú Yên). Đồ nghề của dân câu cá dìa chủ yếu gồm cái cần rường (câu lưỡi chùm 6-8 cái), mấy chùm lưỡi câu dự phòng, một ít mồi cơm dẻo trộn với ruốc và rong biển. Dân câu chuyên nghiệp phải thủ kỹ áo ấm, mì gói và đôi khi là một vài xị rượu, lạng trà để "giao lưu" với chủ bè tôm hùm. Gửi xe lại nhà quen, chúng tôi theo thuyền một quãng ngắn ra bè. Cá dìa là chuyên gia núp bóng bè tôm hùm để kiếm thức ăn thừa nên dân câu bám bè là thượng sách. Theo anh Dinh, vùng biển Phú Yên có thể câu cá dìa quanh năm; mùa cá dìa "ăn" nhiều nhất là vào khoảng tháng 2-3 và tháng 7-9 âm lịch.

Chiều tà, nhúm cục mồi dẻo bọc kín chùm lưỡi thả quanh bè tôm - chúng tôi bắt đầu thả câu. Chủ yếu là phải canh lúc cái dé gắn ở đầu cần câu rung đúng "độ" (lúc cá đang ăn mồi) thì giật là chắc ăn nhất. "Dé" là một bóng đèn lân tinh, nhỏ như đầu đũa, tự phát sáng ban đêm, tương tự cái phao trong câu cá sông hồ. Đúng lúc nước lớn nên cá ăn mạnh, tôi đang còn loay hoay thì cái dé của cần anh Dinh đã rung dữ dội, chỉ một động tác ghìm cần giật mạnh, một chú dìa phải hơn nửa ký đã "tung bay". Cầm sợi cước, anh Dinh lắc nhẹ vào cái rộng (giỏ) ngâm ở đầu bè, thế là được một "thằng tù binh". Vây cá dìa rất cứng và nhọn , chích rất nhức nên phải khéo để bảo toàn tay chân. Cá dìa miệng nhỏ chỉ rỉa chứ không nuốt mồi, và chùm lưỡi câu này chủ yếu móc vào mép và thân cá. Quan sát những con dìa dính câu anh Dinh, tôi thấy lưỡi câu móc vào... lung tung chỗ ! Chỉ khoảng 3 tiếng đồng hồ, anh Dinh đã "dứt dạt" trên chục con cá dìa cỡ trên dưới 1 kg, có chú chàng đến gần 2 kg, thấy mà mê! Trầy trật mãi, tôi cũng giật được một chú cỡ 3 lạng. Càng vào đêm, ngồi câu cá dìa càng thi vị; chút lành lạnh và cô độc giữa biển trong màn đêm mông lung đem lại một cảm giác thật khó gì sánh bằng...


Câu đến gần 10 giờ đêm, anh Dinh xếp cần: "Tạm nghỉ, ăn!". Mau thấy nhất lúc này trên bè là món mì gói... cá dìa luộc hoặc cháo cá dìa. Với món cháo thì nửa chục cá chỉ "gánh" một nắm gạo, nước cháo vừa sôi một lúc, cá dìa để nguyên con nguyên vây thả đành đạch vào nồi cỡ 15 phút, nêm nếm qua quýt là có một nồi cháo cá dìa tuyệt cú mèo giữa đêm biển vắng! Ôi trời, húp chén cháo ngút khói nồng nàn, đưa đũa vào con cá chín cong đuôi, thịt trắng tinh rạn nứt lớp da mềm, ngọt đậm đà cứ muốn dựng tóc! Ăn cháo xong, anh Dinh xem con nước, cài báo thức 3 giờ sáng để dậy câu tiếp đến khoảng 5 giờ sáng là thu dọn "chiến trường" trở về nhà. Giấc ngủ sâu 4-5 tiếng đồng hồ trên bè đêm đó thật khác xa trên bờ...

Trung bình mỗi đêm anh Dinh câu được 15-30 con cá dìa (khoảng trên dưới chục kg), tùy theo thời giá có thể bán được trên dưới 500.000 đồng! Riêng dịp sau Tết này thì giá cá dìa tại Phú Yên ở mức 70.000 đồng/kg. Thường thì anh ghé bán cho một hàng quán nào đó khoảng 1/3 số lượng câu được, còn lại đem về cho "mẹ con thằng Dìa" và biếu tặng người thân. Đến đây mới là lúc "dân trong bờ" triển khai các món khác với cá dìa. Với món nướng, ta dùng dao rạch vài đường trên thân con cá rồi đem ướp muối và ớt trái giã nhuyễn, ướp khoảng 10 phút là có thể đem quấn lá chuối nướng (nếu nướng dã chiến thì cũng chả cần lá chuối); tùy con cá to nhỏ, trong vòng 20-30 phút là cá chín.

Cái mùi thơm của cá dìa nướng muối ớt luôn ngất ngây hương vị trùng khơi và kích thích... toàn thể giác quan. Thịt cá dìa nướng săn trắng như thịt càng cua biển, có vị đậm đà chuyên biệt và thơm như chưa từng được thơm trong lửa than hồng; ăn kèm với rau thơm, chấm thêm với muối ớt chanh là một món hảo hạng! Cá dìa nướng chẳng những ngon phần thịt mà xương cá cũng ngon không kém! Đưa cả đầu và xương lên vỉ nướng vàng, nhâm nhi có hương vị giòn thơm rất lạ; nhiều anh em trong hội đi câu giành nhau ăn chính là thứ xương xẩu này! Còn cá dìa mà nấu canh chua thì chỉ có "ba nong cơm..." trở lên!

Cá dìa ngon đến nỗi người ăn "mòn răng" như anh Dinh mà mỗi khi nói đến là... lên cơn “ghiền”!

Hùng Phiên

Tạp văn XUÂN HÒA

GIẤC MƠ

Thao thức mãi, tôi trở dậy, lặng lẽ ra vườn.
Trời khuya vời vợi ánh trăng. Bốn bề yên ả.
Theo con đường nhỏ lát đá, tôi lững thững tới chiếc xích đu ở cuối vườn nhài. Gió mang theo hương hoa mát lạnh.
Dường như tàu về quá khứ khởi hành từ đây. Mỗi khi hờn dỗi thực tại, tôi đến ngồi chốn này, thả hồn theo dĩ vãng.
Dạo ấy, tôi hai mươi, em mười tám. Em sắp tốt nghiệp phổ thông. Tôi học năm thứ hai đại học sư phạm. Vào một đêm trăng sáng, tôi đã cầm bàn tay mềm mại ấm áp của em. Sau đó, không biết bao lần, tôi đưa lên môi những ngón tay đẫm hương nhài, dịu mát.
Một lần, chúng tôi nói chuyện màu sắc. Em thích màu hoàng yến. Tôi ưa màu tím hoa mua. Em bảo tôi uỷ mị. Tôi chê em quê mùa. Hai đứa giận nhau. Rồi những lần cãi vã nặng nề, dai dẳng...
Chúng tôi chia tay vào một sáng tháng hai. Nắng sớm dịu dàng ấm áp. Mưa bụi bay trên những cánh đào, bám trên những búp bàng mơn mởn. Em mặc áo dài hoàng yến, gương mặt nhợt nhạt. Cả hai nhìn phía trước, lặng lẽ bước đi. Đến cuối đường, chẳng ai bảo ai, mỗi người mỗi ngả.
Số phận xô đẩy mỗi đứa một nơi. Tôi vào Nam. Em lên phương Bắc. Em ra đi, mang theo những ngón tay thon trắng mịn màng, ướt đẫm hương nhài lẫn ánh trăng.
Ngày tháng qua đi. Tôi lấy vợ, có con, bươn chải. Mưa nắng khiến quá khứ nhạt nhoà. Riêng những búp tay thon trắng mịn màng kia cứ đeo đẳng tôi, chập chờn trước mặt.
Tôi dạy phổ thông trung học ngót chục năm. Cứ mỗi kỳ thi tôi lại ngắm nghía những ngón tay thon mềm, nhẹ trôi trên giấy trắng. Khi gặp thiếu nữ, tôi kín đáo quan sát bàn tay. Tôi say mê tìm kiếm những ngón tay đẹp nhất mà tạo hoá đã tạc. Có lần, tôi ngỡ tìm được. Nhưng rồi cảm thấy dường như chúng thiếu hương nhài lẫn ánh trăng. Linh cảm mách bảo tôi đừng tìm mà uổng công.
Từ đấy, tôi nảy sinh ý định gặp lại em. Song tôi bỗng giật mình vì những ngón tay ấy đã chai sạn theo đời làm mẹ. Nhiều đêm, tôi ao ước trở về quá khứ để nâng niu bàn tay thơm mát hương nhài. Tôi gặp em trong mơ. Hai bàn tay gầy guộc, đen sạm ôm khuôn mặt hốc hác, đẫm lệ...
-Muốn có giấc mơ đẹp, trước khi ngủ, hãy uống một ly nước quả lên men! Một lần em khuyên tôi như vậy.
Tôi vội vào nhà tìm bình rượu nho. Cầm ly rượu mỏng manh, tôi thầm cầu Chúa: “Xin Người cho con được như ý nguyện!”.
Vị ngọt thấm vào cổ. Men rượu xông lên mũi. Tôi đến bên giường nhẹ nhàng ngả lưng.
Chẳng biết nhờ Chúa hay rượu, ít phút sau, tôi như bồng bềnh trôi vào cõi hư vô...
Tôi gặp em dưới đêm trăng ven biển. Vẫn như xưa, em mềm mại trong chiếc áo dài hoàng yến, bước chân thanh thoát dịu dàng. Em cười trong sáng, hồn nhiên mà không nói. Tôi vội nắm tay em. Vẫn những ngón tay mềm mại, ấm áp, thơm ngát hương nhài, ướt đẫm ánh trăng. Tôi nắm tay em đi, hạnh phúc vô cùng...
Bỗng nhiên, tôi đói cồn cào. Tôi rủ em đi ăn. Em lắc đầu từ chối. Tôi nâng cằm em. Làn môi hé mở. Hàm răng đều đặn bỗng nhoà đi, hoá thành bắp ngô tươi trắng bóng. Tôi ghé miệng, ngốn ngấu...
Khi lõi ngô trơ ra hết, tôi mới giật mình vì em biến đi rồi.
Từ đó, đêm nào tôi cũng uống. Không có nước quả, tôi dùng rượu nho. Hết rượu nho, tôi chơi rượu đế. Lâu rồi đâm nghiện. Uống hoài mà vẫn chưa gặp lại em...

Nha Trang tháng 5-1993

Xuân Hoà
(ảnh: Hùng Phiên)

Chùm thơ thiếu nhi ĐÀO ĐỨC TUẤN



BÀI HÁT MÀU THU

Mùa thu của con
Ươm bằng màu hoa cúc
Lá rực rỡ đường con bước
Mùa thu con tới trường
Cánh cò đồng lúa thương thương
Lật trang vở
Nghe mùa thu thầm nhắc nhớ.

Trung thu mênh mông
Con xếp đèn lồng
Ngày thơ ngọt ngào chiếc bánh
Trời thu cho con đôi cánh
Bay lên thăm chị Hằng
Rồi con lại về bên mẹ
Nghe mẹ ru
Bài hát mùa thu.


CÁNH CÒ LÒNG MẸ

Cánh cò trong mắt mẹ
Mãi miết trên đồng làng
Dù những mai gió buốt
Dù bao trưa nắng chang.

Chiều nay mưa làm ướt
Một khoảng trời bên đông
Đôi cánh cò chập choạng
Kéo ngàn mây mênh mông.

Cánh cò về với mẹ
Theo điệu lý ngọt ngào
Nương lời ru của mẹ
Cò bay qua chiều nào.



CHUYỆN LẠ

Ông nội già rồi tóc vẫn ngắn
Bông hoa sao lớn hơn thân cây
Mèo con mà râu thật dài
Nhưng mào vẫn nhỏ hơn chuột.

Còn quạt thì biết lắc đầu
Cái đèn bỗng nhiên nháy mắt
Em Cún mới sinh nói được tiếng Anh
Trái cây trong vườn cũng than “khổ quá!”.

Anh Bi chín tuổi được làm bộ đội
Chàng gà thấy vậy kêu lên “ô!ô”
Riêng mùa nghỉ hè trùng tên với má,…

Nhà bé bao nhiêu chuuyện lạ
Không tin cứ đến mà xem!



ĐỒNG QUÊ

Tiếng dế rỉ tai nhau
Dàn đồng ca chân sóng
Bờ bãi xa lồng lộng
Lúa chen vai rì rào.

Ban ngày xanh trong nắng
Đêm về áo toả hương
Ban ngày bận làm hạt
Đêm về nhâm giọt sương.

Con mắt lúa mơ màng
Khép đòng là lúa ngủ
Đứng đợi mùa gặt sang
Vui vạn con mắt vàng.



LẢNH LÓT

Nắng sớm
Tưng búi
Long lanh.

Đong đưa
Hạt sương
Ngũ sắc.

Bờ cây
Cuộn lá
Mơ màng.

Lảnh lót
Bầy chim
Thức giấc.



GẦN, XA


Người lớn
Ở bên nhau
Thường giận dỗi.

Còn bé
Không muốn xa ai cả

Ba
Anh
Chị
Và hết mọi người.

(ảnh: Hoàng Yến)

Viết về ngọn tháp quê hương


Ai chưa tin vào sức mạnh của Thơ?
ĐÀO ĐỨC TUẤN

Có một đêm đã thành thông lệ nơi cuối dòng sông Ba trên một phần tư thế kỷ nhưng mỗi khi nghĩ đến lại thấy bồi hồi linh cảm. Ấy là đêm thơ Nguyên tiêu truyền thống trên núi Nhạn (thành phố Tuy Hoà) do tỉnh Phú Yên tổ chức, xuân Mậu Tý rồi là lần thứ 28. Đỉnh núi Nhạn không phải là quá cao đối với những người trẻ tuổi những cũng đủ “mỏi gối chồn chân” những người cao niên; vậy mà không sót một ai yêu thơ, yêu đêm hội trăng rằm của xứ Nẫu này vắng mặt; người lớn thì thành kính, người trẻ thì vui tươi, trật tự leo từng bậc thang, vòng theo những con dốc của Vườn thực vật núi Nhạn để tề tựu thành kính trước Nàng Thơ bên cổ tháp đang được đàn sáo và gió ngàn ve vuốt, nâng cung. Có lẽ Thơ dưới bóng Nhạn Tháp uy nghi, trải lên hạ lưu sông Ba hùng vĩ, toả rộng ra bốn phương tám hướng của biển cả, núi non và lòng người đã làm làm nên sức hút kỳ diệu của đêm thơ này?
Tôi để ý có một nhà văn đã làm thơ rất nhiều từ khi biết đến đêm thơ Nguyên tiêu Nhạn Tháp; bây giờ ông ở Nha Trang nhưng dù trước đó có ở đâu, dù nơi đó cũng có đêm thơ Nguyên tiêu nhưng bao giờ ông cũng về Tuy Hoà để leo núi, đọc thơ, nghe thơ, hít thở thơ và… uống thơ. Ông là Nguyễn Gia Nùng với những câu thơ đầy uy lực: Ai chưa tin vào sức mạnh của Thơ không gì thay thế / Xin hãy về với Hội Thơ núi Nhạn đêm nay (Đêm Nguyên tiêu thơ và gió), Từ ấy trong tôi thành khắc khoải đợi chờ / Dẫu chưa nói, Nguyên tiêu thành điểm hẹn / Em là bài thơ bất ngờ toả sáng (Bất ngờ từ Nhạn Tháp), Không bom đạn nào giết nổi những ước mơ / KHI CON NGƯỜI MUỐN SỐNG ĐỂ YÊU NHAU / VÀ LÀM ĐẸP THÊM TRÁI ĐẤT / THƠ và TÌNH YÊU là những giọt hồng cầu tươi đỏ nhất (Thơ từ Nhạn Tháp),… Nhiều và còn nhiều thi sĩ lừng danh đã xem Tuy Hoà – Phú Yên như là một nỗi khắc khoải đợi chờ mỗi khi Mùa Thơ đến.
Tôi lại suy nghĩ mãi, xứ Phú Yên này vẫn được xếp vào hàng miền đất trẻ trên bước đường mở cõi của cha ông, truyền thống văn chương cũng khó thể bằng nhiều vùng với những tên tuổi kỳ vĩ trên văn đàn, vậy mà sao có được một bạt ngàn công chúng mến mộ thơ đến như thế! Chẳng những đêm thơ Rằm tháng Giêng leo núi độc đáo này đã thành vô địch thiên hạ khi giữ vững liên tục suốt gần ba mươi năm qua, nơi trực tiếp gợi ý cho Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tổ chức Ngày Thơ Việt Nam nay đã là lần thứ 6, mà các hội thơ lại được tổ chức với đủ kích cỡ quy mô khắp trong tỉnh, đặc biệt mỗi độ xuân về là hầu khắp các xã-phường-huyện-thành-cơ quan-xí nghiệp đều tổ chức các đêm thơ dìu dặt, lâng lâng tận tâm can mỗi một người, dẫu ai đó chưa từng đụng biết đến thơ…
Sức mạnh của thơ ở đất này thì đã rõ và thơ đã làm đẹp cho đời, làm sang cho đất này thì ai cũng biết. Cái lợi của thơ thì nếu cảm thì thấy, còn cái hại của thơ thì cũng dễ biết nếu như nhiều người cứ tưởng mình là nhà thơ lớn! Thế nhưng không sao, làm thơ vẫn thuộc trong khung làm việc thiện, bởi bản chất thơ luôn tồn tại, nâng niu, neo giữ, đỡ nhịp cho mỗi trái tim người, dẫu có khi ai đó không hề nhận biết hoặc đôi khi vô tình xúc phạm đến Thơ!
Một tour du lịch-thơ đã và đang thành hình. Tuy nhiên, lại là chữ tuy nhiên, ứng xử với văn chương, cũng như với thiên nhiên, di sản là điều khó, cần phải am tường và đồng cảm. Một cái cụ thể nữa, nhiều người làm thơ đã tình thiệt giãi bày với tôi: mỗi độ xuân về dự hội thơ ở Phú Yên là hình như cảm thấy làm thơ… lên tay, được nhiều nơi đăng hơn và dĩ nhiên được nhiều nhuận bút hơn để đầu tư vào… Thơ!?

(ảnh: Đức Tuấn)

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2008

truyện ngắn Đinh Văn Hùng



CÀNH MAI GÃY

Ông Thung dựng cái cuốc vào nọc rơm cạnh hàng rào dâm bụt, bước lại lu nước rửa chân một cách qua quít rồi vào nhà. Ông đang rót ly nước thì nghe vợ ông rên rỉ:
- Đã giáp tháng rồi, tiền đâu mà gởi vào cho thằng Sáng? Tui lo lắm ông ơi. Một thân, một mình giữa Sài Gòn mà không có tiền thì…
- Thì bà cũng cho tui xì hơi một chút đã chớ. Bà đúng là: ăn ít nói nhiều… Miệng lúc nào cũng kêu tiền tiền.
Bị chạm nọc, bà Thung phùng mang đốp lại:
- Sao ông không rủa: mau già, lâu chết luôn thể?
Ông Thung phì cười, ly nước đang uống bắn tung toé ra bàn. Ông dã lã, chống chế:
- Cái đó bà nói chứ tui không có nói à nghen! Còn chuyện tiền bạc thì thủng thẳng tui tính. Kẹt lắm thì nói thằng Quang nó gởi tiền cho em nó cũng được. Trước kia mình nuôi thằng Quang ăn học còn cùng quẫn gấp mười bây giờ, cuối cùng cũng qua được. Thằng Sáng, đã học năm thứ tư, ráng thêm một năm nữa, rồi đâu cũng vào đấy thôi. Đừng lo nhiều, mau già.
Bà Thung vui vẻ, bắt sang chuyện khác:
- Tội nghiệp thằng Quang! Hết gởi tiền cho em nó, rồi tháng nào cũng tốn tiền mua quà cáp cho cha mẹ nữa. Thằng Sáng sau này mà được như thằng Quang thì nhà mình không còn phải lo gì nữa, ông hè?... Nhưng dạo này thằng Quang nó ít về thăm nhà hơn trước đấy.
Những cọng râu cứng ngắt, trắng đen lổn nhổn như trãng cỏ mọc trên vùng đất sỏi khô cằn, co dãn liên tục, giọng ông pha chút tự hào:
- Nó làm giám đốc thì phải bận rộn chớ sao? Thằng Quang bỏ về thì công ty của nó nghỉ à? Nó bảo năm tới nó cấm không cho tui làm ruộng, làm vườn nữa đấy bà. Cái thằng… Nó đã nói thì đố mà ai cãi lại được.
Bà Thung “hứ” một tiếng sắc gọn:
- Không làm ruộng thì ông làm giám đốc chắc?
- Tui mà thèm làm gám đốc à? Làm cha giám đốc thì có.

Hôm nay là ngày giỗ ông nội của Thành, anh em về đông đủ. Đặc biệt là Quang, anh cũng đánh xe con về ăn giỗ, vì vậy mà cả nhà nhộn nhịp hẳn lên.
Ông Thung trong chiếc áo dài the, khăn đóng đi hết chỗ này đến chỗ khác để chỉ huy công việc mâm cỗ, sắp xếp bàn ghế. Trong cái làng này, chỉ còn ông là còn mặc chiếc áo dài đen, đội khăn đóng mà thôi. Có người bảo ông giống thầy đồ thời phong kiến. Ông không tỏ ra khó chịu, mà ông chỉ cười, nói:
- Hồi ba tui làm xã trưởng, miệng thét ra lửa, vậy mà còn bị bà nội bắt úp mặt vào vách, ũn đít ra cho bà đánh đòn. Cái nếp của nhà này là vậy đó.
Mọi người ai nấy thảy đều lăng xăng, bận rộn, chỉ riêng Quang là vẫn thư thả ngồi bên bàn nước. Thỉnh thoảng, anh ta nhất điện thoại di động lên thét thật to, hoặc gật gù ầm ừ những gì chỉ có chúa biết. Gói thuốc lá 555 đặt trên bàn, cứ vài phút lại có một bàn tay rón rén rút khẽ một điếu. Gói thuốc chưa hết, Quang lại móc một gói khác thảy lên bàn.
Cả nhà đang vui vẻ, nhộn nhịp, bỗng thằng Sáng sẵng giọng to tiếng từ phía nhà bếp, làm mọi người im lặng chú ý:
- Chị nấu nướng như thế này thì đổ cho chó ăn chứ ai ăn?
Thành chạy xuống, hết nhìn thức ăn đang vung vãi trên mặt đất, lại nhìn Thảo, vợ anh. Cô tái mặt, đứng lặng thinh như trời trồng. Sau một giây sững người, Thành nhìn Sáng ngạc nhiên, bực tức:
- Mày học cái thói mất dạy đó từ đâu ra vậy hả? Trong nhà này, dù chị mày nấu nướng không ra gì, thì mày cũng không được phép hỗn xược như vậy… Cục cứt cũng phải có đầu, có đuôi chớ.
Quang chứng kiến từ đầu, giờ chậm rãi, phớt tỉnh xen vào:
- Cái thói ấy là nó học từ tui đấy. Nhà này là dân lao động, mọi việc trong nhà đều phải tự biết làm, nhất là đàn bà con gái. Lớn không nên, đừng trách em út nó hỗn. Bền ở, bở đi! Nhà này không cần.
Thành đứng thuộm người ra, nhìn ông Thung cầu cứu. Cũng như những lần trước, khi Quang có lời lẽ xúc phạm đến Thảo, ông Thung đều tản lờ đi, và lần này cũng vậy. Lời nói của Quang là dấu chấm hết. Mọi người bỏ đi, ai làm việc nấy.
Đôi môi Thành run run, anh quay phắt người, đi thẳng vào phòng của mình, quơ đồ đạt cho vào chiếc va li. Anh quay sang vợ, giọng vội vàng, cộc lốc:
- Đi!… Đi khỏi cái nhà này ngay bây giờ.
Bàn tay mền mại của Thảo nắm lấy tay anh. Bình tĩnh, tự tin, Thảo chậm rãi nói rõ ràng, khúc chiếc từng lời một:
- Thuê nhà ở riêng thì em đã nghĩ tới rồi, nhưng không thể đi lúc này được, vì hôm nay là ngày giỗ, mà anh lại là con trai trưởng trong gia đình. Thôi, bây giờ mình ra ngoài với mọi người, đừng để họ dị nghị.
Bản lĩnh của một người làm kế toán từng trải, lịch lãm, kín đáo và khéo léo vốn có, dường như đã dần dần quay trở lại với Thảo. Thành nhìn xuống đất, khẽ gật đầu.
Trong bàn ăn, mọi người đều vui vẻ, huyên thuyên hết chuyện này sang chuyện khác. Nhất là thằng Sáng, nó luyến thắng cười nói luôn miệng. Vợ chồng Thành lặng lẽ, nuốt từng miếng thức ăn khô cứng, khó nhọc.

Rạng sáng, ông Thung bật dậy sau một đêm dài trằn trọc. Ông bước vội ra sân, một cảnh tượng lộn xộn bày ra trước mắt. Đó là hậu quả của một cơn bão tàn phá cái làng của ông vốn đã nghèo xơ xác. Những mảnh vụn gạch ngói lẫn lộn với những cành lá xác xơ rải đầy trên mặt sân còn ướt đẫm nước mưa. Bà Thung đã dậy trước ông tự lúc nào, cần mẫn dọn dẹp trong ngoài. Dừng lại trên bậc tam cấp, bà cầm cành mai đã gãy, nói với ông vẻ tiếc nuối:
- Cây mai năm nay ra nhiều nụ to lắm, nếu không bị gãy thì tết này chắc nhà mình có hoa đón tết đẹp lắm. Tiếc quá!
Nhìn quanh một lượt, ông Thung thở dài, không nói câu nào. Ông lặng lẽ vào nhà. Nhìn lên mái ngói, qua khoảng trống ngay giữa nóc nhà, những đám mây vẫn trôi bình thản. Ông nhẹ nhàng lấy tấm nhựa đang tủ trên bàn thờ mà ông đã dùng để che mưa, khi mái ngói bị gió thốc bay từ chiều hôm qua. Cẩn thận từng tí một, ông sửa sang lại bàn thờ. Lấy xuống những cây nhang ướt đẫm nước mưa khi đang cháy dở dang. Một nén nhang mới được đốt lên. Mùi hương của nhang làm căn nhà ấm cúng lên chút ít. Ông khấn rất khẽ:
- … Thưa Ba, hôm nay là ngày giỗ của Ba. Con có lỗi khi không làm tròn phận sự, nhưng đó là bất đắt dĩ. Nay cháu nội của Ba, thay con làm đám giỗ. Ba đứa nó đều tự sắm sửa giỗ riêng ba nơi. Mong Ba về chứng giám và phù hộ cho các cháu…
Khấn xong, ông quay ra sân gọi vợ:
- Tui với bà có dọn dẹp cũng không thể xong ngay được đâu. Bà mau vào thay quần áo rồi còn sang giúp con một tay lo việc cúng kính đi. Mọi việc cứ tạm gác lại đó đã.
Bà Thung ngập ngừng giây lát rồi hỏi:
- Nhưng… mình đến phụ nhà đứa nào đây hở ông?
Lúc này ông Thung lại tần ngần đăm chiêu, suy nghĩ.
Bên ngoài, chiếc du lịch đời mới sang trọng vẫn còn đậu ngay trước cổng, im lặng, nhẫn nại chờ đợi.

Đinh Văn Hùng


(ảnh: Đức Tuấn)

KÝ Phương Xích-lô


TẾT NÀY NHỚ PHƯƠNG XÍCH-LÔ


Vậy là Tết này Nguyễn Văn Phương (Phương Xích-lô) đã đi xa 6 năm. Nhưng thơ của Phương vẫn riết róng người ở lại.


Một chiều cuối năm 1995, có gã trung niên bụi bặm, râu ria đen đúa, tay cầm "thư giới thiệu" của nhà thơ Trần Vạn Giã xông vào khu nhà tập thể cơ quan tìm tôi, làm "kinh động" những ai vốn không quen đời giang hồ. Âậy là Nguyễn Văn Phương, bạn bầu hay gọi kèm nghề kiếm cơm ở đời: Xích-lô. Thế là ra quán cóc uống rượu đọc thơ.

Sau đó một năm, cũng dịp Nguyên tiêu, gã từ miền Nam thăm con ra, ghé ngang. Cơ quan tôi lại một phen "kinh động". Lại uống rượu đọc thơ. Tôi bày tỏ nỗi thèm được lang thang như gã. Nhưng gã lưng mưng: "Nào mình muốn vậy!". Đêm đó, do chúng tôi đã "đặt chỗ" trước với Ban tổ chức Đêm thơ Núi Nhạn nên gã được trang trọng giới thiệu lên đọc thơ. Tan thơ, gã khóc bên chén rượu; chẳng phải vì chuyện đọc thơ trước ngút ngàn người nghe mà vì "Tuy Hoà thương quá cái thằng tao nửa mê nửa tỉnh". Rồi gã ứng khẩu luôn ba bài thơ. Đám anh em văn nghệ Tuy Hoà một phen ngẩn người trước nội lực sáng tạo của Phương Xích-lô.

Có lần nữ sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ nói với tôi: "Ở Huế, cái kiểu "nửa say nửa tỉnh" của Phương đôi khi làm người khác khó chịu nhưng vợ chồng mình rất quý Phương, bởi Phương có tài, có tâm và gặp quá nhiều éo le trong đời... Phương ra đi đã 6 năm rồi, thơ anh vẫn còn nhiều người thuộc và tâm đắc".

Xin nhặt ra một ít lục bát Phương Xích-lô:
Tôi đi tìm thực trong mơ/Tìm thanh trong tục, tìm thơ trong đời (Đi tìm). Khi không giữa cảnh bọt bèo/ Bạn là bến để ta neo thuyền hồn (Chìm).

Lục bát của Phương trào sủi hồn nhiên một cuộc đời đắng đọt nên cuộn xoáy lòng người: Chưa làm gì được cho đời/ Ngoài những vần thơ vớ vẩn (Tự trách). Nửa đời trôi nổi lênh đênh/ Đau khô giọng khóc/ Buồn tênh nụ cười (Tâm khúc).

Cũng chính làm nghề xích lô mà gã cảm, gã thông, gã hát về những số phận nghèo hèn: Tôi nghe nhát chổi trào âm nhạc/ Từng nhịp khoan thai chạm phím đường (Thơ tặng cô công nhân vệ sinh môi trường).

Viết về những đề tài bình thường nhưng vẫn vươn tầm mây núi, một cách tiếp cận xềnh xoàng cứ như chẳng phải làm thơ, vậy mà ở đâu Phương cũng thành thơ. Như là một "tỷ lệ nghịch", thơ Phương không một chút vụng về, xoàng xỉnh như vẻ bề ngoài của mình. Chính những dòng thơ gã viết về nghề xích-lô là tuyệt bút ở mảng này: Khi gặp khách ta chở/ Lúc vắng khách ta nằm/ Có tiền ta uống rượu/ Không tiền ta hát ngâm (Hát vang bài xích-lô). Vắng khách đôi khi về chở gió/... Chợt thấy mình: một giọt nước Hương giang (Giọt nước Hương giang). Tôi, người phu xe nghèo/ đời quên Tết từ lâu/ chiều nay lòng trẻ lại/ khi chở hoa đủ màu (Chúc Tết)...

Đào Đức Tuấn

GHI CHÉP Ở BỆNH VIÊN & RUỘNG


Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên: ĐÁNG QUÝ THAY TẤM LÒNG NHÂN ÁI




Các chị ở bếp ăn từ thiện chuẩn bị thức ăn cho bệnh nhân. Ảnh Ngọc Toàn
Nhiều bạn đọc cho biết, đã hơn 2 năm rồi, bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên đã trở thành một điểm tựa ấm áp của hàng ngàn gia đình bệnh nhân lâm vào cảnh khốn cùng. Hằng ngày, 20 tình nguyện viên đã thay phiên nhau đi chợ, nấu nướng và cung cấp miễn phí từ 100 - 150 suất ăn...


Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

Chúng tôi tìm đến bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên. Mới hơn 10h, đã thấy có nhiều người đến nhận phần ăn. Anh Trần Văn No (42 tuổi, quê ở Hòa Thắng, huyện Phú Hòa) đang nhận cơm cho biết anh đang nuôi vợ là Phạm Thị Nhân mổ u xơ tử cung; gia đình anh nghèo, vừa được chương trình xóa nhà tạm của tỉnh hỗ trợ xây nhà. Anh No tâm sự: "Dù khó khăn, vợ chồng cũng ráng làm ăn nhưng ngặt nỗi hết con rồi đến vợ cứ gặp bệnh nặng, chạy thuốc thang đến khánh kiệt. Tui nhận cơm từ bếp này đã được một tuần, còn vợ thì nhận cháo dinh dưỡng. Quý lắm anh ơi, tui chạy tiền thuốc cho vợ cũng đã bấn rồi, nếu không được nhận cơm hàng ngày ở đây, tui không biết tính sao để nuôi vợ vượt qua bệnh tật...". Em Vũ Thị Thanh Tâm (16 tuổi, quê ở Krông Pa, huyện Sơn Hòa) đang nuôi bố bị tai biến mạch máu não thì cho biết đã hơn 10 ngày qua, hai cha con ăn chung một suất ăn từ bếp này, em xúc động nói: "Mấy ngày cha mới vào viện, em cứ nhịn ăn hoài...". Chị Hàn Thu Hà, một tình nguyện viên của bếp từ thiện nói với tôi: "Có người đưa con vào cấp cứu mà trong túi không có tới 100.000 đồng. Có người cần truyền máu nhưng không đủ tiền, chúng tôi đã trích quỹ giúp đỡ. Có người khi xuất viện mà không đủ tiền xe về nhà, chúng tôi cũng giúp. Ở đây có rất nhiều hoàn cảnh thật thương tâm...".

Tôi đọc thấy có rất nhiều trang ghi nguệch ngoạc những dòng chữ cảm ơn trong cuốn sổ vàng của bếp từ thiện. Và nhiều người đã trở lại thăm nơi này như một chốn thân thương, cật ruột. Bác sĩ Trần Ngọc Chung nói với tôi rằng, nhiều người nghèo không thiếu lòng tự trọng nhưng cuộc sống khó quá, họ phải nương nhờ vào bếp từ thiện này.

Bếp ăn bây giờ đã trở nên khang trang rất nhiều khi "tiếng lành đồn xa" được nhiều người hảo tâm tìm đến góp sức cho việc từ thiện này. Bếp ăn được đầu tư, nâng cấp các phòng chức năng và dụng cụ nấu ăn như một nhà hàng!

Tỏa rạng những tấm lòng

Cách đây mười năm, nhiều người dân thị xã Tuy Hòa đã biết đến một nhóm từ thiện mang tên Tài Trang, do mọi người ghép từ tên hai thành viên sáng lập. Từ lúc chỉ 3 - 4 người, nhóm từ thiện đã phát triển đến hơn 10 người. Tất cả gặp nhau ở lòng xót thương những cảnh đời bất hạnh, nhất là những người nghèo gặp bệnh nan y, hoàn cảnh tưởng chừng như tuyệt vọng. Nhưng muốn giúp đỡ họ thì phải có tiền, và rồi các chị đã cùng nhau mỗi tháng vào ngày rằm và đầu tháng đến chùa làm bánh ngọt bán kiếm lời để làm từ thiện. Từ một vài bữa ăn, ký gạo, hộp sữa đến tiền viện phí, thuốc men... hễ ai cần đến là các chị sẵn sàng giúp đỡ bằng khả năng có được, bất kể canh khuya gà gáy, ngày mưa tháng nắng...

Các chị của nhóm Tài Trang ngày nào, bây giờ đều là những tình nguyện viên của bếp ăn từ thiện này. Chị Võ Thị Minh Trang, người điều hành bếp ăn, hồi tưởng: "Khi thấy có quá nhiều người nuôi bệnh do thiếu tiền hoặc đã dồn hết cho việc mua thuốc bệnh nên chỉ ăn uống qua loa, đôi lúc nhịn bữa, chúng tôi nghĩ đến việc lập bếp ăn từ thiện này. Ở đây luôn có rất nhiều hoàn cảnh ngặt nghèo mà tôi không sao kể hết, giúp thêm được một người là lòng nhẹ đi một chút...". Ý tưởng đó đã được sự hỗ trợ tích cực của Ban từ thiện Hiệp hội Nhựa TP Hồ Chí Minh, Công ty Hoa Sen Trắng, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phú Yên và dù các chị em trong nhóm không bao giờ kêu gọi sự hỗ trợ một ai nhưng rất nhiều người trực tiếp đến bếp ăn đóng góp, thậm chí các chị tiểu thương ở chợ thị xã Tuy Hòa cũng thường góp miếng thịt, bó rau, con cá... khi gặp các chị trong chợ.

Công việc của những người phục vụ tại bếp ăn này thật luôn chân luôn tay từ mờ sớm đến tối mịt. Chị Trang nói: "Phải đi chợ sớm để chọn thức ăn ngon, về kịp làm, rồi nấu nướng, chia phần, rồi rửa xoong nồi, chén dĩa... Vậy mà chị em chúng tôi chẳng thấy mệt nhọc gì đâu!". Công việc thì bận rộn suốt ngày này qua tháng nọ mà không nhận bất cứ một khoản thù lao nào, nhiều người thắc mắc: Không biết họ sống ra sao, sắp xếp chuyện nhà cửa, chồng con thế nào? Khi tôi hỏi các chị thì được biết ai cũng cố gắng sắp xếp, thuyết phục gia đình, tranh thủ làm việc nhà, tương trợ lẫn nhau để "ưu tiên" cho công việc tại bếp ăn này. Mỗi chị một cảnh nhưng lòng nhiệt huyết cho công tác từ thiện đều chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn họ. Và những tấm lòng nhân ái của các chị góp phần xoa dịu biết bao cảnh đời đói nghèo, bệnh tật.

Hùng Phiên


THẦY GIÁO KHÔNG BIÊN CHẾ


Hơn 25 năm nay, thầy giáo "không biên chế" Lê Nam đã lặng lẽ đem cái chữ đến cho hàng ngàn trẻ em nơi xóm Rế, làng Đông Tác, Phú Lâm, TP Tuy Hòa, Phú Yên. Bản thân thầy lại bị bại liệt từ nhỏ, vượt lên nghịch cảnh và nỗi buồn, để sống có ích cho đời. Mới 9 giờ sáng mà cái nắng ở làng biển Đông Tác đã như nung. Làng biển vắng lặng trong tiếng sóng, đa phần người dân đã đi biển hoặc đi buôn bán, làm ăn gần xa. Trong ngôi lều dựng tạm trên bãi cát, một lớp học nhỏ vẫn vang đều tiếng thầy, tiếng trẻ. Lớp của thầy có học trò đủ hạng tuổi. Giờ cho lớp ra chơi, anh Nam trò chuyện cùng tôi: "Căn lớp này vừa được bà con trong xóm giúp xây dựng lại, chứ mấy năm trước phải nói là te tua, anh ơi! Thầy trò tôi phải vừa học vừa tránh mưa, tránh nắng vì mái tre dột nát...". Vậy mà mỗi năm lớp học này luôn có trên dưới 100 em đến học. Lăn lộn, học hỏi với nghề "tự học, tự dạy" đã nhiều năm, anh trở nên một người am hiểu lạ thường sự học nơi đây như một chuyên gia giáo dục thực sự. Hơn ai hết, bởi chính anh cũng từng ước mơ được đi học suốt thời trẻ thơ, dù rằng sự học khi ấy đối với xóm biển này chỉ là... chuyện nhỏ: lành lặn còn chẳng học làm gì, huống hồ hai chân bị liệt như thế! Chiều ý anh, cha mẹ phải thay phiên cõng con đến trường. Nam mới học hết lớp 6 thì cha mất, cuộc sống bữa đói bữa no, đến nỗi mẹ anh đã phải bán nhà để nuôi con. Đó cũng là giai đoạn khó khăn nhất trong đời anh: mẹ anh phải làm thuê, gánh mướn để nuôi mấy anh em, bản thân Nam thì đi học đã khó nhưng còn phải làm bất cứ công việc gì mà người ta mướn để gom góp tiền ăn, tiền học, nuôi em. "Tôi phải đi ở nhờ nhiều nhà bà con quanh đây và được cưu mang học lây lất cho đến hết lớp 9. Tự nhiên, tôi thấy cần phải làm gì đó để đền đáp ân nghĩa nàây...", anh nói. Không được đi học nữa là đến những ngày cặm cụi học nghề may. Người khác chỉ học chưa đầy năm là có thể hành nghề còn anh phải vừa học vừa làm để trả công dạy trong ngót 2 năm. Đây cũng là nghề gắn bó với anh đến hôm nay, cùng với "chức danh" ông giáo mà người dân làng biển trân trọng gọi anh. Anh bắt đầu dạy học từ năm 1979. "Thực ra hồi đầu chỉ là hướng dẫn, kèm thêm cho mấy đứa nhỏ thôi. Lúc đó, học lớp 9 như tôi ở đây còn hiếm lắm nên bà con hay nhờ viết đơn, thư từ; có người gửi cả con trông coi giùm, kết hợp chỉ dẫn học chữ...", anh cho biết. Rồi với một quyết tâm phi thường mà ở làng biển này chưa ai làm được, anh lắc lê chống nạng đi thuyết phục, "thu gom" những đứa trẻ tới tuổi mà chưa được đi học để về dạy kèm. Ban đầu là năm ba đứa, rồi lớp học khoảng hơn 10m2 chật kín lúc nào không biết, anh phải tìm cách dựng bồ, kéo ni-lông cơi nới thêm... Cứ thế, anh vừa dạy vừa tìm thêm sách học để nâng cao... nghiệp vụ. Được cái là kết quả mang lại gần như vượt mong đợi nên rất nhiều người trong xóm ủng hộ đưa con đến học; nhiều bậc cha mẹ mới 4-5 giờ sáng đã đưa con đến gửi học rồi đi biển, đi buôn bán, thành ra lớp học của anh kiêm luôn... giữ trẻ. Riêng chuyện học phí cho thầy thì "của ít lòng nhiều": khi thì rổ khoai, mớ cá, hộp phấn, tập giấy, khi thì vài đồng tiền lẻ thấm đẫm mồ hôi... Vậy mà cùng với những thu nhập ít oi của nghề may, anh đã giúp giấy bút, sách vở cho biết bao em bé được học và trưởng thành. Rất ít khi thầy Nam ngồi tính lại "kết quả" của mình. Chị Lộc, một người bán quán trong xóm nói: "Nhiều đứa đáng lẽ không được đi học nhưng nhờ học thầy Nam, biết đọc được mấy chữ nên cha mẹ "khoái" quá, cho tới trường. Nhiều đứa bỏ ngang chuyện học cũng được thầy vận động đến học, thế rồi học lấn tới mà thành tài! Trò của thầy Nam đã có nhiều đứa làm kỹ sư, thầy giáo, đi học nước ngoài...". Tháng 6.1999, thầy giáo Lê Nam đã vinh dự được UBND tỉnh Phú Yên tặng bằng khen vì đã "có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em". Căn lớp vẫn còn tạm bợ lắm, những cái bàn học dù cố sửa vẫn cứ luôn xộc xệch, tấm bảng bong sơn lỗ chỗ, lớp học trên bãi cát nên đôi khi vẫn phải ngừng dạy giữa chừng vì những cơn gió thốc qua. Và còn một điều này nữa: chỉ một mong ước nhỏ nhoi là có chiếc xe lăn để đi lại nhưng thầy Nam vẫn không sao sắm được, nghe đâu có người hứa tặng nhưng đến nay vẫn là đợi chờ...

Bài, ảnh: HÙNG PHIÊN


GẶT TRỘM LÚA Ở PHÚ YÊN



Ông Phạm Thạnh bên đám lúa bị gặt trộm, đập... tại chỗ - Ảnh: Hùng Phiên

Mấy ngày nay, người dân xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa (Phú Yên) lo lắng trước tình trạng ruộng lúa bị cắt trộm. Kẻ trộm còn táo tợn gặt và đập ngay tại ruộng. Đây là điều chưa từng xảy ra.

Mùa gặt không bình yên
Theo chân ông Phạm Thạnh, tôi ra thẳng cánh đồng Gò Chòi (thuộc Hợp tác xã Hòa Trị 1), nơi vừa bị kẻ trộm "oanh tạc" vào đêm 20.4. Đây là một trong những cánh đồng thuộc loại được mùa nhất ở Phú Yên vụ đông xuân này, năng suất bình quân ước đạt trên 60 tạ/ha. Sau 3 ngày bị gặt trộm, đám ruộng hơn 1 sào đang độ chín của ông Thạnh bị vạt nham nhở, mặc dù ruộng lúa của ông Thạnh vẫn chưa đến lúc thu hoạch vì đôi chỗ hạt còn xanh. Ông Thạnh phân trần: "Bà con mình gặt gần hết thân lúa để lấy rơm rạ, bọn trộm chỉ gặt phần bông thôi, đã vậy còn đem theo bạt để đạp giũ tại chỗ cho khỏi... cồng kềnh".

Ruộng lúa của anh Năm Bia còn đau hơn khi bị gặt trộm đến hàng trăm mét vuông, mất đứt hàng tạ lúa. Một phần lớn mồ hôi công sức của gia đình anh đã bị "hớt ngang hông". Nhiều đám lúa của bà con xung quanh vừa gặt xong, còn đang phơi nguyên gốc tại ruộng (nhằm giảm nhẹ công vận chuyển và phơi tại nhà, nếu phơi khô đầy đủ thì khi đưa tuốt xong có thể bán lúa được ngay) cũng bị trộm.

Nhiều nông dân bị gặt trộm lúa cho biết đã báo ngay với chính quyền địa phương nhưng việc ứng phó chẳng thấy gì cụ thể, nên cách tốt nhất là mỗi nhà tự giữ lấy "nồi cơm" của mình. Mọi năm, đêm về bà con tranh thủ ngủ lấy sức nhưng nay thì đêm hôm khuya khoắt còn buộc phải đi... thăm đồng để phòng ngừa kẻ trộm. Ông Thạnh lắc đầu: "Nhiều người ban đêm phải canh chừng khổ quá nên không dám phơi lúa tại ruộng nữa, đành gánh gồng nặng nhọc đưa lúa về nhà giữ cho chắc ăn. Chưa bao giờ vào mùa lúa mà xóm làng ở đây lại lo lắng như thế này".

Bộn bề nỗi lo
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, trên 10.000 ha lúa vụ đông xuân của tỉnh vừa thu hoạch xong chỉ đạt năng suất bình quân 40 tạ/ha, giảm đến 30% so với cùng thời điểm năm trước; nhiều vùng chỉ đạt 15 - 20 tạ/ha, cá biệt có vùng mất trắng do thời tiết bất lợi kéo dài. Nguy cơ đói giáp hạt lừng lững trước mắt. Lúa tại huyện Phú Hòa thuộc loại "có ăn" nhất Phú Yên, vụ này cũng giảm bình quân 16 tạ/ha. Lỗ vốn, lỗ công đầu tư khiến người trồng lúa năm nay bộn bề nỗi lo. Phú Yên là tỉnh có diện tích lúa lớn nhất miền Trung, sản xuất bình quân 25.000 ha lúa/vụ. Giá lúa tại đây năm trước chỉ ở mức 2.000 đồng/kg, hiện nay đã tăng lên hơn 5.000 đồng/kg. Thế nhưng gặp lúc mùa màng thất bát, giá các loại nguyên vật liệu và hàng hóa khác đều tăng vọt nên đây là một vụ mùa buồn của nông dân.

Nông dân gặp khó, nay lại khó hơn trước nạn trộm cắp. Theo nhiều nông dân ở Hòa Trị, vùng quê này chưa bao giờ xảy ra nạn trộm lúa như vừa nêu, chỉ có mùa lúa tăng giá như lúc này mới thấy. Chia sẻ điều này, ông Phạm Thanh Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Trị, nói: "Trước mắt, xã tổ chức các lực lượng tuần tra tại chỗ để bảo vệ đồng ruộng đang vụ thu hoạch và tập trung điều tra làm rõ những đối tượng trộm lúa. Hiện tượng gia tăng các loại trộm cắp như thế này rất đáng báo động...".

Hùng Phiên

Viết về Đà Lạt của mình


Ấy chỗ trở lại
Tạp văn ĐÀO ĐỨC TUẤN

Với tôi, đó là Đà Lạt. Nơi đó, tôi chưa xác định được là phố thị hay nông thôn, quê hương hay chốn trọ. Chỉ biết rằng cái thời sống và yêu đương sôi nổi, man dại nhất của tôi đã gởi lại nơi này; tức là thời sinh viên, tôi học văn khoa và mê thơ đến cuồng nộ. Nhóm chúng tôi, cha mẹ đều nghèo giữa thời bao cấp, phiếu tiền nhà gửi cứ như khói sương của cái tuổi ăn tiêu, học đời, làm lụng, ái ân,… bạt mạng.
Đà Lạt, những rặng thông, vạt hoa, áo vàng con gái thấp thoáng- vun vút- rưng rức cửa nhà, cửa lòng tuổi trẻ. Đà Lạt, sương ơi là sương, nhiệt thành ơi là nhiệt thành, buồn ơi là buồn của cái thời vô định, vô minh trước cuộc đời bộn bề nhựa sống mà chẳng biết trút vào đâu cho thoả! Thiếu tiền cơm, tiền đóng học phí, tiền dẫn bạn gái uống cà phê,… chúng tôi lao đi tìm việc và làm hùng hục như điên; bình quân chỉ năm nghìn đồng mỗi ngày công. Chuyện làm chủ yếu là nỉa đất, thu hoạch rau củ cho những nhà vườn la-ghim; công việc làm thêm của sinh viên Đà Lạt lúc ấy chỉ vậy. Lũ chúng tôi, phần lớn con dân gốc rạ miền Trung, lao động chân tay chỉ là chuyện vặt. Thế nhưng chẳng có đứa nào quen được với cảm giác luôn bị dày vò vì cái bụng kiến bò cùng cái giá rét bộn bực của thời khí Đà Lạt khi đó. Nỉa đất, cuốc vườn, bên ngoài lành lạnh, bên trong áo khoác là mồ hôi, cơ hàn và trái tim luôn luôn cao sang quyền quý.
Giáo sư Hồ Tấn Trai, tóc như mơ màng chi đó, đi dạo cùng con chó nhỏ. Ngang qua chỗ đám sinh viên đang làm đất, thầy cất giọng hiền từ: “Cà rốt kỳ này trúng mùa không, các bác?”. Cả lũ chúng tôi thấy thầy đằng xa đã vội xoay lưng áo tơi, kéo nón che mặt, quay đi nhưng lại không thể chối từ câu hỏi của người thầy tôn kính. Thế là cả bọn cùng cất tiếng: “Chào thầy ạ…”. Bỗng dưng giọng thầy thút thít nước mắt: “Trời ơi, học trò của tôi, các em khổ như thế này sao…? Biết thương các em để đâu cho vừa… Thôi, về nhà thầy ăn cơm, hỉ?…”. Chúng tôi vui vẻ phân bua với thầy khá nhiều, rồi thầy cũng gật gật đầu: “À, do chúng em thích thế này nên sẽ chẳng thấy vất vả. À, thế này thì còn quá vui là đằng khác, các em nhỉ? Ừ, tuổi trẻ mà, có gì đâu mà phàn nàn. Hôm nào dắt người yêu đến nhà thầy, đọc thơ cho thầy nghe, nhá?!…”. Rồi như chưa hề thấy gì, thầy lò dò cây ba toong, lẩm nhẩm câu thơ Lamartine theo sương chiều Đà Lạt đã phủ trắng núi đồi.
Sao cái ngày đó, chúng mình đói ăn và đói yêu khủng khiếp thế? Bao nhiêu cũng không vừa, bấy nhiêu cũng chẳng no, đế đủ,… Có lúc đang khoác tay người yêu đi dạo trên mây, vậy mà thấy một em bé cầm miếng bánh, tôi tươm nước bọt ngây người đứng nhìn, người yêu nói gì cũng chẳng hề hiểu; nhưng rồi nhìn sang, cô ấy… cũng thế! Đôi lúc có tiền, chúng tôi vào quán cơm tháng, ăn hết suất, lại xin thêm cơm hẩm và nước mắm loãng để ních hơn tằm ăn rỗi; thế mà bước chân ra khỏi quán, vuốt vuốt bụng, chợt thấy như… chưa từng được hạt cơm nào! Nhiều hôm hết tiền, đi làm về, chúng mình xin mấy túm khoai tây, khoai lang, cà rốt, su su, củ cải,… đem về ký túc xá, mua mấy đồng gạo mắm, dầu mỡ, bột ngọt, rồi gái trai xúm xít nấu nướng, xì xụp ăn như chưa bao giờ ngon đến rứa!? Căng bụng phởn chí thì hát ca, đọc sách, làm thơ bất kể sớm khuya. Thế nhưng quá mười hai giờ đêm là dạ cồn cào, đành mặc chồng mấy lớp áo để lao đi trong gió sương khuya lọ mọ đào củ, hái rau… trộm của mấy nhà vườn. Rồi lại về bẻ cành thông lụi hụi nấu nướng; có nhiều nồi khoai tây ứ hự vừa luộc xong, chúng tôi ăn nhanh đến nỗi khi không còn củ nào mà đáy nồi vẫn còn… bốc khói nóng. Cũng chuyện “khảo cổ” này mà có đứa đã bị nhà vườn bắt gặp, điệu lên cuốc cỏ tại sân công an phường 7, người yêu phải hằng ngày mang cơm… tiếp tế. Chợt nhớ, bây giờ đã làm công chức, nhiều đứa đã có ô tô riêng, chuyện cá thịt coi như chẳng đặt thành vấn đề, vậy mà thói quen ăn uống hấp tấp vẫn không cách gì bỏ được!
Tôi có quen anh bạn lang bạt từ Huế vào. Anh vừa tốt nghiệp đại học văn khoa đất cố đô. Bí việc làm, anh mở quán cơm bán cho sinh viên cạnh ký túc xá ở phường 7, đường Phù Đổng Thiên Vương, Đà Lạt. Địa điểm quán cơm phải thuê từng tháng, ông chủ thì đi mua nợ từng cân gạo, bọc khoai, lít mắm, tép hành,… còn thực khách chúng tôi thì chuyên cần đến ăn… ký sổ. Anh đã phải còng lưng cầm cự bằng cả tấm lòng hào hiệp của người trong cuộc, đâu chừng hơn ba tháng thì anh cùng nhóm khách hàng mở một hội nghị bên chén rượu trắng để tuyên bố… phá sản. Con nợ khóc, chủ nợ khóc, nước mắt hay rượu tuôn cũng cứ nuốt thẳng vào lòng; nức nở, tu tu, hức hức to nhất là mấy cô sinh viên năm nhất, năm nhì,… Giờ anh đã thành danh rồi, chúng tôi cũng bình an vô sự, con cháu đuề huề, biết trả nghĩa cho nhau như thế nào đây?
Với tôi, Đà Lạt chỉ có vậy! Cái thế đất chập chùng giai nhân và lãng tử đã thành máu mủ, cốt tuỷ trong tôi từ lâu rồi. Ừ, thì dù đang yên ấm vẹn toàn nơi chôn rau cắt rốn, giá chót mỗi năm cũng phải làm một chuyến hành hương về nơi đó. Và tôi gọi ấy là hạnh ngộ, là may mắn lớn nhất trong đời khi biết mình có Đà Lạt, Đà Lạt biết có mình,…

(ảnh: vietnam-travelland.com)

PHAM DUY hầu kí

  "HỌC NHƯ THỂ CHẲNG DÀI LÂU... " (Đọc Hồi ký Phạm Duy 2)    Tôi chưa định viết những dòng dưới đây trong vài bài ghi chép khi đọc...